Vì sao thi riêng không được dùng kết quả 3 chung?
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, tại Hội nghị tổng kết năm học dành cho các trường ĐH, CĐ, sẽ được tổ chức ngày 28/12, có ba vấn đề được đem ra bàn thảo: thực hiện nghị quyết Hội nghị T.Ư 8, tổng kết năm học 2012-2013 và bàn về những điểm mới được thay đổi trong quy chế tuyển sinh.
Một trong những nét đổi mới nổi bật của quy chế tuyển sinh là trao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ. Ông Ga cho biết, đa số ý kiến đồng tình với việc các trường muốn tự chủ tuyển sinh phải trình được phương án tuyển sinh và nhận được sự đồng tình của xã hội; các trường thi riêng không được sử dụng kết quả ba chung để tuyển sinh…
Có ý kiến cho rằng, Bộ GD&ĐT đã trao quyền tự chủ tuyển sinh mà còn yêu cầu trường trình phương án tuyển sinh và quy định những tiểu tiết hết sức vụn vặt như: Đề thi thế nào, rọc phách ra sao, thì sao gọi là trao quyền tự chủ?
3 năm nữa, ba chung cũng kết thúc. Các trường phải thi hoặc xét tuyển để tuyển người có đủ năng lực vào học; không thi, không có tiêu chí, nhà trường sẽ lấy căn cứ gì để tuyển. Thứ trưởng Bùi Văn Ga
Mở cửa, trao quyền thì đúng nhưng vẫn phải có những quy định để các trường thực hiện. Nếu mở đến mức không cần đề án tuyển sinh thì cơ quan quản lý nhà nước là Bộ GD&ĐT lấy gì để giám sát? Đề án tuyển sinh riêng được coi là tiểu quy chế của trường để làm căn cứ kiểm tra, giám sát thực hiện. Nếu không quy định cụ thể, các trường tùy tiện lấy điểm từ trên xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu thì lấy gì để đảm bảo chất lượng; hoặc, có trường không thi thì lấy căn cứ nào để tuyển người học…
Thứ trưởng Bùi Văn Ga công bố Dự thảo quy định về tự chủ tuyển sinh Ảnh: Hồ Thu
Video đang HOT
Vì sao thi riêng không được sử dụng kết quả ba chung?
3 năm nữa, ba chung cũng kết thúc. Các trường phải thi hoặc xét tuyển để tuyển người có đủ năng lực vào học; không thi, không có tiêu chí, nhà trường sẽ lấy căn cứ gì để tuyển. Và những việc như thế phải được quy định rõ ràng từ bây giờ.
Có ý kiến cho rằng, phương án với nhiều ràng buộc của Bộ, đến giờ phút này, không ai chọn. Cửa mở mà chim không bay ra chứng tỏ có nhiều rủi ro rình rập bên ngoài. Vậy phương án đó có vấn đề?
Các trường cần thời gian để chuẩn bị và có một số trường sẽ tuyển sinh cục bộ một số ngành để thí điểm. Thời gian ba năm là để các trường kịp nghiên cứu, học sinh kịp chuẩn bị. Sự thay đổi lớn trong tuyển sinh, trong cách dạy và học mới sẽ đòi hỏi cách kiểm tra khác, chứ không thi theo khối nữa và đòi hỏi phải có hình thức kiểm tra khác phù hợp hơn. Đó chính là lý do đa số các trường chưa vội vàng.
Ông có thể phác thảo hình thức thi cử sau 3 năm tới?
Hình thức kiểm tra thay đổi như đã nói ở trên. Bộ GD&ĐT sẽ quy định lịch thi trong năm học, có những đợt thi khác nhau để các trường chọn thi vào từng đợt, nếu để các trường thi quanh năm thì xã hội sẽ không chịu nổi.
Hiện nay, theo ba chung đang có 3 đợt thi (2 đợt cho ĐH và 1 đợt cho CĐ). Thi vào mấy đợt trong năm thì sẽ được các trường bàn bạc trong hội nghị ngày 28/12 tới đây, nhưng, nhìn chung, việc thi cử sẽ không được gây khó khăn cho học sinh và không gây phức tạp cho xã hội.
Theo TNO
Bỏ thi 3 chung, trường không dám thi riêng
Dự thảo bỏ thi đại học 3 chung của Bộ đang gây nên nhiều tranh luận. Một số câu hỏi đặt ra là "ai dám mạo hiểm thi riêng"?
Một số trường dân lập cho rằng, khó cho bản thân họ khi thi riêng thêm điều kiện: "Không được dùng kết quả ba chung". Đó là ý kiến của ông Phan Huy Phú, Hiệu trưởng ĐH Thăng Long (Hà Nội), một trong số các trường ngoài công lập (NCL) đã vững vàng trong sóng gió tuyển sinh nhiều năm qua.
Theo ông Phú, các trường tuyển khó không phải do thi tuyển sinh mà do có lắm trường quá, không còn nguồn tuyển; hạ điểm thí sinh cũng không vào. "Thi riêng vất vả, tốn kém lại không được tuyển chung trong toàn hệ thống, tôi dự báo, các trường chả dại gì mà thi riêng", ông Phú nói.
Ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng ĐH FPT nhận xét: Cửa đã mở, nhưng đến giờ này chưa có con chim nào dám "sổ lồng" thì cần xem lại phương án.
Ông Văn Đình Ưng, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (HHNCL) đặt vấn đề: Bộ cho tự chủ tuyển sinh nhưng ra quá nhiều điều kiện.
Thí sinh dự thi Đh năm 2013. Ảnh: Hồ Thu
Ông Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, nay là Chủ tịch HHNCL thì đặt câu hỏi: Bộ ra phương án thi của năm 2014 nhưng chưa nói gì về phương án thi năm 2017, sau khi bỏ thi ba chung, nhưng tôi chắc chắn chả trường nào dám thi riêng.
Ông Quân phân tích, thi riêng không được dùng kết quả chung, không được tuyển liên thông bằng kết quả của trường khác. Thử hỏi, ngay cả một trường có chất lượng như ĐH Bách khoa là một ví dụ, nếu trường ĐH khác, kể cả công lập và NCL không được tuyển thí sinh trượt trường này và ngược lại, thí sinh nào dám thi vào Bách khoa vì nếu đã trượt trường này.
Nếu Bộ quy định thời gian trùng nhau sẽ có nhiều ràng buộc, thí sinh không dám thi riêng và nếu vậy, trường ĐH có dám tuyển sinh riêng?
Không nên làm kỳ thi riêng là ý kiến của ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Theo ông, nếu thi ba chung mà người học không vào các trường nên xem xét thương hiệu, cơ sở vật chất, đội ngũ và uy tín của mình.
"Nếu năm nay thi riêng thử nghiệm, sẽ có trường chỉ có vài ba chục sinh viên đến nộp đơn, kết quả không thể tốt hơn được", ông Hóa khẳng định.
Theo Tiền Phong
Teen lo lắng khi bỏ thi đại học 3 chung từ 2014 Nhiều teen 96 khá sốc, số khác tỏ ra hoang mang không biết sẽ phải đối phó như thế nào với dự thảo mới bất ngờ của Bộ vừa công bố. Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo quy định về tự chủ tuyển sinh đại học, cao đẳng. Theo đó, các trường ĐH - CĐ có thể chọn 1 trong 3 cách...