Vì sao thế giới ngày càng ghét Trung Quốc?

Theo dõi VGT trên

Tại Nhật Bản, số người coi Bắc Kinh là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tại châu Á lên tới 73%. Đặc biệt, chỉ 10% người dân Đức nhìn Trung Quốc với con mắt tích cực, trong khi có tới 76% ghét cay ghét đắng Trung Quốc.

Theo tạp chí The Diplomat, Trung Quốc đang coi trọng lợi ích quốc gia bao gồm việc tranh giành chủ quyền lãnh thổ của các nước láng giềng mà không hề lo sợ hình ảnh của mình xấu đi trong con mắt cộng đồng quốc tế. Kết quả cuộc khảo sát gần đây của BBC World Service cho thấy hình ảnh Trung Quốc trong mắt bạn bè quốc tế không hề hoàn hảo như mong đợi.

Mặc dù trong năm nay, mức đánh giá của cộng đồng quốc tế về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc giữa tiêu cực và tích cực đã đạt tỷ lệ cân bằng (42%) song hình ảnh của Trung Quốc tại Nhật Bản và Hàn Quốc – hai quốc gia láng giềng châu Á quan trọng nhất của Bắc Kinh, lại xuống dốc thảm hại.

Vì sao thế giới ngày càng ghét Trung Quốc? - Hình 1

Hành động Trung Quốc hung hăng tranh giành chủ quyền trên Biển Đông cho thấy quốc gia này không quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt các nước láng giềng châu Á.

Tại Hàn Quốc, chỉ có 32% người dân có cái nhìn tích cực đối với Trung Quốc trong khi 56% lại có tư tưởng ngược lại. Tại Nhật Bản, tỷ lệ ủng hộ Trung Quốc đã xuống mức thấp kỷ lục chỉ có 3%. Số người coi Bắc Kinh là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tại châu Á lên tới 73%.

Tuy nhiên, hình ảnh của Trung Quốc tại những vùng đất xa xôi như châu Phi và Mỹ Latinh lại khá tích cực. Trong số 3 quốc gia châu Phi tham gia khảo sát, tỷ lệ số người có cái nhìn tích cực với Trung Quốc đạt con số khá cao với Nigeria (85%), Ghana (67%), và Kenya (65%). Ngoài ra, tại 4 nước Mỹ Latinh, chỉ có Mexico có cái nhìn tiêu cực hơn về Trung Quốc (40%), trong khi tỷ lệ ủng hộ tại 3 nước còn lại khá cao Peru (54%), Brazil (52%), Argentina (45%).

Tình hình Biển Đông: Trung Quốc lu loa, thế giới phản ứng

Đáng ngạc nhiên là diện mạo quốc tế của Trung Quốc lại cực kỳ tiêu cực tại những nước phát triển như Anh (49%), Australia (47). Đặc biệt, chỉ 10% người dân Đức nhìn Trung Quốc với con mắt tích cực, trong khi có tới 76% ghét cay ghét đắng Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là “Liệu Trung Quốc có quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt bạn bè quốc tế?” Lối hành xử ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông đã cho thấy Bắc Kinh dường như không quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt các nước láng giềng châu Á nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn mâu thuẫn với những nỗ lực nhằm cải thiện sức mạnh mềm và xây dựng hình ảnh quốc gia trên thế giới trong những năm qua của Trung Quốc. Do đó, điều khó hiểu là: Nếu Trung Quốc quan tâm tới hình ảnh quốc tế của mình, tại sao họ lại hành xử theo lối gây tổn hại tới hình ảnh như vậy? Thậm chí, một số quốc gia châu Á còn coi Trung Quốc là “kẻ to đầu chuyên đi bắt nạt”.

Vì sao thế giới ngày càng ghét Trung Quốc? - Hình 2

Video đang HOT

Có 3 khả năng giải thích cho sự mâu thuẫn giữa chiến dịch đánh bóng hình ảnh quốc gia và lối cư xử hung hăng gần đây của Trung Quốc. Nguyên nhân thứ nhất là có thể, Trung Quốc đã không phân định rõ ràng về khái niệm hình ảnh quốc gia hay sức mạnh mềm. Theo thuyết duy thực tại Trung Quốc, điều quan trọng nhất trên chính trường quốc tế là sức mạnh vật chất nên sức mạnh mềm chỉ là phần phụ.

Do đó, giới lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận quan điểm của Tào Tháo khi xưa là “Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta”. Lối suy nghĩ này đã chi phối các chính sách ngoại giao trong những năm gần đây của Trung Quốc, và không hề bất ngờ khi Bắc Kinh cảm thấy không cần phải cải thiện hình ảnh quốc gia.

Nguyên nhân thứ hai là Trung Quốc có thể cũng quan tâm về hình ảnh quốc gia nhưng lại thiếu kinh nghiệm hoặc thậm chí còn quá vụng về trong khâu quảng bá hình ảnh đất nước. Điển hình, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã huy động khá nhiều nguồn lực vào “ngoại giao công chúng” như nguồn tài chính đổ vào tổ chức Olympics Bắc Kinh 2008 để quảng bá hình ảnh tích cực quốc gia. Đây cũng là cách mà Trung Quốc mong muốn xây dựng hình ảnh hòa bình và tích cực trước mắt bạn bè quốc tế.

Thế giới lên án, Trung Quốc ngang ngược đâm tàu cá Việt Nam

Tuy nhiên, khả năng trình độ của những quan chức chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh của Trung Quốc còn khá kém cỏi hoặc do sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa các bộ, ban, ngành như Bộ Ngoại giao và quân đội nước này đã mang lại kết quả không như mong đợi.

Nguyên nhân cuối cùng dẫn tới việc Trung Quốc thờ ơ xây dựng hình ảnh quốc gia là do giới lãnh đạo đã đặt lợi ích quốc gia lên trên hết mà trọng tâm là chủ quyền quốc gia và hợp nhất lãnh thổ. Như tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi đầu năm nay, Trung Quốc sẽ không bao giờ hy sinh lợi ích quốc gia cốt lõi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Do đó, hình ảnh quốc gia được Trung Quốc xếp hàng thứ hai sau chiến lược toàn vẹn lãnh thổ.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Vietbao

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc phớt lờ luật pháp quốc tế?

Gần đây, Nhật và Mỹ đều kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, theo Tạp chí National Interest (Mỹ), để cho Trung Quốc được đơn phương quyết định có tuân thủ luật pháp quốc tế hay không sẽ là sai lầm.

Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La năm nay , Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi các nước, đang bị Trung Quốc gây hấn, dùng luật pháp quốc tế để đáp trả lại, đồng thời cũng thúc giục Trung Quốc ngừng vi phạm luật pháp quốc tế. Ông nói: "Nhật Bản ủng hộ các quy định pháp luật. Châu Á ủng hộ các quy định pháp luật. Và các quy định pháp luật ủng hộ tất cả chúng ta".

Ông kêu gọi xây dựng các quy định về luật biển căn cứ vào ba nguyên tắc. Ông nói: "Các nước châu Á -Thái Bình Dương nên làm rõ những tuyên bố lãnh thổ của mình dựa trên luật pháp quốc tế; không sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép và tìm cách giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình".

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc phớt lờ luật pháp quốc tế? - Hình 1

Theo National Interest, việc để cho Trung Quốc được đơn phương quyết định có tuân thủ luật pháp quốc tế hay không sẽ là một sai lầm.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng có những lập luận tương tự trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La.

Philippines, một trong những nước láng giềng đang bị Trung Quốc chèn ép, đã chính thức dùng luật pháp quốc tế với nước này. Hôm 30/3, hãng tin AP cho biết, Philippines đã nộp lên Tòa án quốc tế bằng chứng chống lại yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông bất chấp cảnh báo của Bắc Kinh rằng hành động này sẽ phá hỏng mối quan hệ giữa 2 nước. Nội dung chính trong hồ sơ Philippines kiện Trung Quốc là yêu sách của Trung Quốc về "đường lưỡi bò" không phủ hợp với luật pháp quốc tế.

Gây hấn trên biển Đông: Trung Quốc yếu cả pháp lý và đạo lý

Việc Mỹ và các đồng minh ngày càng nhấn mạnh vào luật pháp quốc tế đã phản ánh một thực tế hiện này là: Trung Quốc đang ngày càng phớt lờ luật pháp quốc tế để ép buộc các nước khác trong các tranh chấp lãnh thổ. Cậy vào sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng phát triển, Trung Quốc đang cưỡng ép các nước khác phải chấp nhận những tuyên bố hết sức vô lý, những quy định do Trung Quốc đơn phương tự đặt ra.

National Interest cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ tiến hành từng bước một để dẫn đến thay đổi hiện trạng trong khu vực.

Theo National Interest, việc thiếu đoàn kết giữa các nước láng giềng của Trung Quốc cũng giúp cho nước này có thêm thời gian để thực hiện mưu đồ của mình. Ví dụ như lịch sử đối đầu vẫn tiếp tục cản trở và chia rẽ mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo Thời báo Tài chính Financial Times của Anh, ASEAN "đang bị chia rẽ giữa các nước có và không có tranh chấp với Trung Quốc".

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc phớt lờ luật pháp quốc tế? - Hình 2

Nếu tiếp tục hung hăng, Trung Quốc sẽ ngày càng bị "ghẻ lạnh".

Diễn biến những ngày qua cho thấy, luật pháp quốc tế và dư luận quốc tế dường như ủng hộ các nước láng giềng đang bị Trung Quốc chèn ép.

National Interest cho rằng, trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về "đường lưỡi bò", nếu Tòa án Quốc tế tuyên đường này là bất hợp pháp một phần hay toàn bộ, thì Trung Quốc có thể sẽ phản ứng theo 3 cách.

Một là, chấp nhận phán quyết và thừa nhận đúng phần hàng hải thuộc chủ quyền của mình, không lấn sang của các nước khác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, qua thái độ và hành động hiện nay của Trung Quốc, thì điều này thật quá xa vời.

Hai là, bỏ qua các phán quyết. Khả năng này là lớn nhất. Ông Eric Posner, Giáo sư tại Trường Đại học Luật Chicago nhận định, Trung Quốc đã từ chối tham gia vào phiên xử và sẽ bác bỏ bất kỳ phán quyết nào chống lại họ. Các thẩm phán có thể sẽ không ép được Trung Quốc thực hiện các phán quyết.

Phản ứng thứ ba mà Trung Quốc có thể đưa ra là cam kết sẽ xem xét phán quyết này. Trung Quốc sẽ không phủ nhận nhưng tiếp tục phớt lờ các phán quyết. Nếu làm như vậy, các nước láng giềng của Trung Quốc vẫn có cơ sở pháp lý và ngoại giao rằng "đường 9 đoạn" là bất hợp pháp.

Dư luận quốc tế tiếp tục phản đối Trung Quốc

Tuy nhiên, việc để cho Trung Quốc được đơn phương quyết định có tuân thủ luật pháp quốc tế hay không sẽ là một sai lầm. Ông Jerome Cohen, Giáo sư tại Trường Đại học Luật New York, cho rằng tất cả các nước láng giềng đang có tranh chấp với Trung Quốc cần phải đoàn kết lại, đưa vấn đề lên Tòa án Quốc tế.

Theo National Interest, dù Mỹ không có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng Mỹ có thể đầy lùi Trung Quốc một cách hiệu quả nếu phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Thời báo Phố Wall đã từng lý giải về việc này như sau: "Càng ngày, sự vắng mặt của Mỹ ở UNCLOS càng làm suy yếu lập luận của Mỹ đối với Trung Quốc về &'uy quyền' của luật pháp quốc tế .... Đương đầu với Trung Quốc bằng vũ lực là một lựa chọn chứa đầy rủi ro. Chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là thảm họa....Công ước về Luật Biển không phải là câu trả lời duy nhất đối với những tranh chấp hàng hải ngày càng nguy hiểm trong khu vực này. Nhưng khi thiếu những giải pháp tốt hơn thì những mâu thuẫn rõ ràng trong lập trường của Mỹ sẽ làm suy yếu sức mạnh trong lập luận của nước này".

Việc Philippines kiện Trung Quốc lên Tòa án Quốc tế dựa theo cơ sở UNCLOS có thể gia tăng áp lực, buộc Chính phủ Trung Quốc phải đưa ra những giải thích rõ ràng về "đường 9 đoạn" . Ông Taylor Fravel, một trong những học giả nghiên cứu về những tranh chấp hàng hải liên quan đến Trung Quốc lưu ý rằng, Trung Quốc chưa bao giờ giải thích được hoặc đưa ra được căn cứ gì về "đường lưỡi bò" nhưng vẫn khăng khăng ép các nước khác tuân thủ cái đường mà Trung Quốc tự vẽ ra.

Việc đưa Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế và rộng lơn là "tòa án dư luận quốc tế" sẽ có thể gây ảnh hưởng tới "sự trỗi dậy" của Trung Quốc.

Trung Quốc từ lâu đã cam kết "trỗi dậy hòa bình". Nhưng hiện nay, Trung Quốc đã khiến hầu hết các nước láng giềng xa lánh. Nếu UNCLOS cho thấy "đường 9 đoạn" của Trung Quốc là bất hợp pháp, một phần hoặc hoàn bộ, và Trung Quốc phớt lờ phán quyết của Tòa án, thì nước này sẽ càng bị "ghẻ lạnh". "Cái tiếng" mà Trung Quốc có được nhờ đi ngược lại mong muốn hòa hảo của các nước láng giềng và luật pháp quốc tế sẽ khiến cho nước này phải trả một cái giá đắt.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Theo Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Xe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vongXe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vong
10:47:02 21/12/2024
Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chứcÔng Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức
07:44:20 22/12/2024
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ KỳSyria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ
21:14:33 22/12/2024
Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27
06:41:57 22/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ ra tối hậu thư cho EUTổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ ra tối hậu thư cho EU
07:01:15 21/12/2024
EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"
09:50:14 21/12/2024
Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàngCác thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng
18:18:01 22/12/2024

Tin đang nóng

Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"
23:27:59 22/12/2024
Khả Ngân chính thức công khai bạn trai mới?Khả Ngân chính thức công khai bạn trai mới?
20:48:05 22/12/2024
Nhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặng
21:17:42 22/12/2024
Huỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ ngườiHuỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ người
20:29:22 22/12/2024
Park Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờPark Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờ
21:10:23 22/12/2024
Thái độ của Hoa hậu Khánh Vân sau màn nhảy gây tranh cãi tại hôn lễThái độ của Hoa hậu Khánh Vân sau màn nhảy gây tranh cãi tại hôn lễ
20:42:02 22/12/2024
Không thể nhận ra em gái Trấn ThànhKhông thể nhận ra em gái Trấn Thành
23:03:46 22/12/2024
Khánh Thi khoe dáng sau khi giảm 11kg, cùng chồng làm đúng 1 việc suốt 10 năm quaKhánh Thi khoe dáng sau khi giảm 11kg, cùng chồng làm đúng 1 việc suốt 10 năm qua
19:34:52 22/12/2024

Tin mới nhất

Những hệ luỵ khôn lường nếu Armenia rời CSTO do Nga đứng đầu

Những hệ luỵ khôn lường nếu Armenia rời CSTO do Nga đứng đầu

05:33:52 23/12/2024
Thêm vào đó, sự bất mãn của người dân về các chính sách kinh tế và an ninh có thể tạo thêm áp lực lên chính phủ của Thủ tướng Pashinyan.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0

Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0

05:28:33 23/12/2024
Bên cạnh đó, việc đề cử nghị sĩ Lori Chavez-DeRemer, một đảng viên Cộng hòa ủng hộ công đoàn, vào vị trí Bộ trưởng Lao động cũng thu hút sự chú ý đặc biệt.
Lãnh đạo lâm thời Bangladesh thúc đẩy hợp tác quốc tế tại hội nghị D-8 ở Ai Cập

Lãnh đạo lâm thời Bangladesh thúc đẩy hợp tác quốc tế tại hội nghị D-8 ở Ai Cập

05:24:41 23/12/2024
Sự kiện này quy tụ lãnh đạo từ các quốc gia Hồi giáo đang phát triển nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế và giải quyết những thách thức toàn cầu.
EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga

EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga

05:20:44 23/12/2024
Nguồn cung sang Hungary cũng tăng đáng kể - gấp 1,5 lần, lên 233 triệu euro. Ngoài ra, Hà Lan tăng nhẹ nhập khẩu dầu từ Nga lên 60,7 triệu euro từ mức 40,5 triệu euro một tháng trước đó.
Sân bay thành phố Vologda của Nga khôi phục phong cách thời Xô viết

Sân bay thành phố Vologda của Nga khôi phục phong cách thời Xô viết

05:09:35 23/12/2024
Việc xây dựng nhà ga mới sẽ bắt đầu năm 2025 với chiều dài đường băng được tăng từ 1.500 m lên 2.500m để có thể tiếp nhận các máy bay chở khách cỡ lớn.
Lần đầu tiên chiến đấu cơ có người lái của Mỹ bị bắn hạ trong khi làm nhiệm vụ ở Biển Đỏ

Lần đầu tiên chiến đấu cơ có người lái của Mỹ bị bắn hạ trong khi làm nhiệm vụ ở Biển Đỏ

05:01:39 23/12/2024
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại khu vực, Yemen đã thực hiện nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào một số mục tiêu chiến lược.
Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama

Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama

04:56:46 23/12/2024
Tuyên bố này được đưa ra trong hai bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, nơi ông Trump cáo buộc Panama áp đặt mức phí quá cao đối với tàu thuyền Mỹ khi sử dụng tuyến đường thủy quan trọng này.
Nguyên nhân nào thúc đẩy Liên bang Nga rút khỏi Syria

Nguyên nhân nào thúc đẩy Liên bang Nga rút khỏi Syria

04:52:44 23/12/2024
Có thể nói, việc Nga rút khỏi Syria nhấn mạnh động lực thay đổi trong chính sách đối ngoại của nước này. Nó phản ánh sự điều chỉnh trong cách tiếp cận nhằm khẳng định vị thế cường quốc toàn cầu có khả năng hoạt động trên nhiều mặt trận.
Albania 'cấm cửa' TikTok ít nhất 1 năm

Albania 'cấm cửa' TikTok ít nhất 1 năm

21:08:36 22/12/2024
Một số quốc gia đã bắt đầu thảo luận các biện pháp ngăn chặn TikTok trong khuôn khổ cuộc tranh luận rộng hơn về ảnh hưởng của phương tiện truyền thông xã hội đối với các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như trẻ em và thanh thiếu niên.
Australia: Cháy rừng vượt kiểm soát đang hoành hành ở bang Victoria

Australia: Cháy rừng vượt kiểm soát đang hoành hành ở bang Victoria

21:02:11 22/12/2024
Giới chức Australia đã cảnh báo nguy cơ cháy rừng cao vào mùa Hè năm nay tại nước này sau nhiều mùa yên bình. Trước đó, đám cháy Mùa Hè đen năm 2019-2020 đã hủy hoại khu vực có diện tích bằng Thổ Nhĩ Kỳ và cướp đi sinh mạng của 33 người...
Hợp tác quốc phòng - Trụ cột trong quan hệ Đối tác Chiến lược tăng cường Việt Nam và Thái Lan

Hợp tác quốc phòng - Trụ cột trong quan hệ Đối tác Chiến lược tăng cường Việt Nam và Thái Lan

20:45:14 22/12/2024
Về hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan trong các cơ chế đa phương, Đại tá Phó Triệu Cường nhấn mạnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội Hoàng gia Thái Lan luôn hợp tác chặt chẽ với nhau trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác đa phương.
Vanuatu lại hứng chịu trận động đất mới

Vanuatu lại hứng chịu trận động đất mới

20:29:02 22/12/2024
Ngoài việc làm gián đoạn thông tin liên lạc, trận động đất đầu tiên còn làm hỏng nguồn cấp nước và gây ngưng trệ hoạt động tại cảng vận chuyển chính của thủ đô.

Có thể bạn quan tâm

Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Sao việt

23:22:15 22/12/2024
Bên cạnh những ý kiến đánh giá khá khách quan, không ít người đã mang ngoại hình của Quỳnh Nga ra mổ xẻ và chê bai một cách đau lòng.
Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Sao thể thao

23:17:52 22/12/2024
Jude Bellingham vừa được được Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới vinh danh là tiền vệ kiến thiết xuất sắc nhất trong năm 2024.
Choáng với hình ảnh hiện tại của Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp, 58 tuổi nhưng vẫn nhìn như gái đôi mươi

Choáng với hình ảnh hiện tại của Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp, 58 tuổi nhưng vẫn nhìn như gái đôi mươi

Hậu trường phim

23:06:46 22/12/2024
Có thể khẳng định, Lý Nhược Đồng dường như đã thoát khỏi nanh vuốt của thời gian và vẫn trẻ trung xinh đẹp như hồi đôi mươi.
Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Phim việt

22:12:50 22/12/2024
Kể từ khi công bố dự án, phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối nhận được sự quan tâm của khán giả bởi đây là dự án hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

Nhạc việt

21:41:20 22/12/2024
Là 1 bản nhạc sôi động với tiết tấu dồn dập gây nghiện, ai nấy cũng phải nhún nhảy nên cũng không khó hiểu khi fan nghe mãi Walk vẫn chưa chán.
Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Tv show

21:25:29 22/12/2024
Mỹ Linh gây bất ngờ với động tác uốn dẻo, nhảy hùng hục vũ đạo mạnh không hề thua kém các đàn em. Nữ diva còn khiến khán giả sốc óc khi nhào lộn, ke đầu ngay trong dancebreak của màn trình diễn.
Tuyên bố dậy sóng của sao nữ 9X sau 4 tháng kết hôn với doanh nhân trên sân khấu SBS Drama Awards

Tuyên bố dậy sóng của sao nữ 9X sau 4 tháng kết hôn với doanh nhân trên sân khấu SBS Drama Awards

Sao châu á

20:35:35 22/12/2024
Màn xuất hiện của nữ diễn viên này tại SBS Drama Awards 2024 đã trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Hàn Quốc.
Nguyên tố hoá học có thể giúp Mỹ chấm dứt sự phụ thuộc vào pin Trung Quốc

Nguyên tố hoá học có thể giúp Mỹ chấm dứt sự phụ thuộc vào pin Trung Quốc

20:24:48 22/12/2024
Không giống như lithium, natri dễ dàng tiếp cận ở mọi nơi. Đặc biệt, với 92% trữ lượng tro soda toàn cầu, Mỹ được ví như Saudi Arabia trong lĩnh vực này.
Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Netizen

19:01:53 22/12/2024
Nhưng gần đây, một người mẹ có một hành động khá đặc biệt khi phát hiện đôi tất của con gái bị rách vài lỗ. Cô đã kiên nhẫn và tỉ mỉ sửa lại đôi tất với những miếng vá rất đẹp,
Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục

Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục

Sao âu mỹ

18:35:59 22/12/2024
Nữ diễn viên Blake Lively đã đâm đơn kiện bạn diễn kiêm đạo diễn Justin Baldoni với cáo buộc quấy rối tình dục trong quá trình sản xuất bộ phim It Ends With Us .