Vì sao thế giới chống dịch bằng cách… xét nghiệm và xét nghiệm?
Cho đến nay, hai phương pháp phòng và chống dịch COVID-19 là vắcxin và thuốc đặc hiệu đều chưa có nên biện pháp được tiến hành tại hầu hết các quốc gia là xét nghiệm và cách ly người bệnh.
Nhân viên y tế xét nghiệm COVID-19 ở Ontario, Canada ngày 27-4 – Ảnh: REUTERS
Theo các nghiên cứu mới đây, trên 75% người mang virus corona chủng mới không có triệu chứng. Đây là nguồn lây bệnh chủ yếu trong cộng đồng. Việc ngăn ngừa bệnh không gì khác hơn là cách ly toàn bộ người bệnh. Nhưng để thực hiện điều đó, cần phải xét nghiệm trên quy mô lớn.
Mỹ đặt mục tiêu 1 triệu xét nghiệm/ngày
Việc xét nghiệm trên diện rộng mang lại nhiều lợi ích hơn là chỉ nhận diện người mang bệnh và cách ly. Thứ nhất, nó cho phép chính quyền và các nhà dịch tễ học khoanh vùng để lập ra bản đồ dịch bệnh cũng như cách ly cộng đồng.
Thứ hai, việc xét nghiệm cho phép phác thảo quy mô của dịch cũng như theo dõi diễn biến tốc độ lan rộng của nó.
Thứ ba, nó cho phép các bệnh viện lên kế hoạch về giường bệnh, nhân lực và trang thiết bị y tế cũng như giúp bảo vệ các nhân viên y tế.
Cuối cùng, các thông tin về virus cho phép các nhà virus học nghiên cứu về bản chất tự nhiên và các đột biến từ đó có thể truy xuất nguồn gốc virus.
Theo New York Times, các nghiên cứu mới đây của bệnh viện Mount Sinai (New York, Mỹ) cho thấy các trường hợp nhiễm corona ở New York chủ yếu đến từ châu Âu chứ không phải từ Trung Quốc.
Hàn Quốc là quốc gia tiên phong về xét nghiệm diện rộng. Là một trong những nước có số lượng người mắc COVID-19 lớn nhất trong giai đoạn đầu, Hàn Quốc đã thành công trong việc hạn chế việc lây lan cộng đồng.
So sánh với Ý, ngày 1-3, Ý mới chỉ có 1.700 ca và 41 người chết, trong khi ở Hàn Quốc là 3.736 người nhiễm và 21 người chết. Sau đó đúng ba tuần, các con số này ở Ý lần lượt là 59.138 người nhiễm và 5.476 người chết, còn ở Hàn Quốc là 8.897 và 104.
Video đang HOT
Một bài báo của Bloomberg đã viết: “Với tất cả quán cà phê và cửa hàng đều mở, xét nghiệm diện rộng ở Hàn Quốc đã thành công”.
Nước Mỹ với hơn 1,2 triệu người nhiễm bệnh là quốc gia có số người mắc nhiều nhất thế giới, nhưng Mỹ cũng là quốc gia đã xét nghiệm nhiều hơn bất cứ quốc gia nào, với hơn 6 triệu lần.
Trong thời kỳ đầu của dịch, mọi xét nghiệm tại Mỹ đều phải thông qua CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ), hiện nay điểm xét nghiệm đã có ở tất cả các bang và số xét nghiệm một ngày đã tăng từ 100.000 cuối tháng 3 lên 300.000 vào cuối tháng 4.
Tổng thống Donald Trump đang kỳ vọng sớm có thể trên 1 triệu xét nghiệm một ngày, thậm chí là 5 triệu/ngày trong bối cảnh bệnh dịch vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và mong muốn mở cửa nền kinh tế trở lại.
Biểu đồ số xét nghiệm đã thực hiện theo thời gian ở một số quốc gia – Nguồn: OurWorlinData/Oxford University
Nga là nước xuất hiện dịch muộn hơn các nước khác. Đến giữa tháng 3, Nga mới chỉ có chưa đến 100 ca, nhưng con số này đã tăng nhanh trong tháng 4, đạt 105.000 vào cuối tháng 4.
Hiện tại, theo SkyNews, Nga đang đẩy nhanh việc xét nghiệm với công suất 100.000 xét nghiệm một ngày, bao gồm cả hệ thống y tế nhà nước và tư nhân. Với hơn 3 triệu xét nghiệm, Nga là nước đứng thứ hai thế giới sau Mỹ.
Đức là quốc gia châu Âu tiến hành xét nghiệm hàng loạt sớm nhất. Với công suất trên 350.000 xét nghiệm một tuần, cho phép Đức đã thực hiện hơn 2,5 triệu xét nghiệm. Cùng với hệ thống y tế thuộc hàng tốt nhất thế giới, tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở Đức luôn ở mức thấp.
Các nước châu Âu khác bị thiệt hại nặng nề bởi dịch COVID-19 như Ý, Tây Ban Nha, Anh, Pháp đều đang phải triển khai xét nghiệm hàng loạt với hi vọng giảm thiểu sự lây lan trong cộng đồng khi đã thực hiện cách ly xã hội gần một tháng và đang có kế hoạch mở cửa nền kinh tế trở lại.
Việt Nam dẫn đầu về xét nghiệm mỗi trường hợp dương tính
Việt Nam không phải là quốc gia trong top 10 các nước làm nhiều xét nghiệm nhất (đứng thứ 25) nhưng hiện đang dẫn đầu thế giới về số xét nghiệm tính theo mỗi một trường hợp dương tính.
Đây là kết quả của những nỗ lực không mệt mỏi của hệ thống chính quyền, điều tra dịch tễ và đội ngũ y tế trong việc xử trí đối với mỗi một trường hợp dương tính.
Việc xét nghiệm diện rộng xung quanh người mang virus đã chặt đứt chuỗi lây truyền trong cộng đồng. Việt Nam đang hướng đến trở thành nước đầu tiên thanh toán dịch COVID-19 mà không có trường hợp tử vong nào.
Biểu đồ số xét nghiệm đã thực hiện tính trên một ca dương tính. Nguồn: OurWorlinData/Oxford University
Tại Singapore, nước đứng đầu Đông Nam Á về số lượng người nhiễm nhưng số người tử vong ở mức thấp, đang triển khai xét nghiệm trên diện rộng kể từ khi số lượng nhiễm mới phát hiện phần lớn trong số các lao động nước ngoài.
Cho đến ngày 28-4, số lao động này chiếm đến 85% trong tổng số gần 15.000 ca nhiễm ở nước này. Thủ tướng Lý Hiển Long trong tuần này đã tuyên bố cần đẩy nhanh xét nghiệm trên diện rộng. Hiện tại đến cuối tháng 4, Singapore có thể làm 8.000 xét nghiệm một ngày so với 2.900 xét nghiệm hồi đầu tháng.
Phát biểu với Bloomberg ngày 24-4, ông Chan Chun Sing, bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Singapore, cho biết Singapore đang lên kế hoạch sẽ mở cửa nền kinh tế trở lại trong vòng một tháng, vào lúc phần lớn người dân được xét nghiệm.
Dù muốn hay không thì việc xét nghiệm diện rộng cộng đồng là vũ khí quan trọng để khống chế dịch bệnh và mở cửa nền kinh tế trở lại. Thiếu nó, cuộc sống sẽ trở nên chông chênh và dịch bệnh có thể quay lại bất cứ lúc nào.
Cho dù việc xét nghiệm tiêu tốn rất nhiều tiền của và đầu tư, nhưng, nói như Umair Irfan – nhà báo khoa học của Vox.com: “Sẽ chẳng có biện pháp nào đơn giản và rẻ hơn”, hay như Jeff Bezos, ông chủ của Amazon, tập đoàn đa quốc gia: “Chỉ có xét nghiệm thường xuyên ở mức độ toàn cầu mới giữ cho dân chúng an toàn, nền kinh tế quay trở lại và bước tiếp” .
Vì sao tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Đức thấp hơn Pháp?
Pháp và Đức, hai cường quốc kinh tế và có hệ thống y tế tốt nhất tại châu Âu, đang bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra, tuy nhiên tỷ lệ tử vong tại Pháp lại cao gấp bốn lần Đức.
Một trung tâm xét nghiệm sàng lọc Covid-19 tại Hanover, Đức. Ảnh: DPA
Tính đến tối 19-4, thế giới ghi nhận hơn 2,3 triệu ca nhiễm bệnh, trong đó 163 nghìn trường hợp tử vong do Covid-19. Tại Pháp, số ca nhiễm bệnh là 152.894 ca, số ca tử vong là 19.918 ca, trong đó 12.069 ca tử vong tại bệnh viện và 7.649 trường hợp tử vong tại các nhà dưỡng lão.
Tại Đức, số ca mắc bệnh là 145.184 ca và 4.586 ca tử vong.
Báo Vox đưa tin, Bà Marieke Degen, phó phát ngôn Viện Sức khỏe Cộng đồng Robert-Koch, chịu trách nhiệm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, thuộc Bộ Y tế Đức cho biết, những người đầu tiên mang mầm bệnh về Đức là những người đi trượt tuyết trở về từ Áo và Italy.
Ngay từ khi xảy ra dịch bệnh, Đức đã tích cực tiến hành xét nghiệm sàng lọc quy mô lớn và giám sát chặt chẽ những người có triệu chứng. Việc xét nghiệm sớm đã giúp giới chức y tế công cộng hiểu rõ hơn về nơi dịch bệnh bùng phát và mức độ lây lan trước khi vượt khỏi tầm kiểm soát. Điều này cũng giúp giải thích tại sao số trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh rất cao nhưng số người tử vong thấp. Hàng trăm nghìn người đang được xét nghiệm sàng lọc mỗi tuần, tỷ lệ nhiễm bệnh dẫn đến tử vong ngày càng ít hơn.
Phần lớn các ca nhiễm ban đầu được phát hiện ở phía tây vùng Heinsberg, gần các bệnh viện ở Bonn, Dsseldorf, Cologne và các thành phố khác, nơi các bệnh nhân được chăm sóc y tế tốt nhất.
Ông Christian Drosten, Giám đốc Viện nghiên cứu thuộc Bệnh viện Charité ở Berlin, phân tích lý do tại sao số người nhiễm bệnh tử vong ít hơn vì Đức làm xét nghiệm nhiều hơn so với các nước châu Âu khác. Ngay khi xảy ra đại dịch Covid-19 có dấu hiệu lây lan trên toàn cầu và trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Đức được xác nhận vào tháng 2, các trung tâm xét nghiệm của nước này đã được chuẩn bị tốt, dự trữ máy móc, dụng cụ xét nghiệm.
Tờ Thời báo New York cho biết, thành phố Heidelberg dành một số xe ô-tô được gọi là "Corona taxi" để chuyên chở bác sĩ đến nhà chăm sóc người bị bệnh từ năm đến sáu ngày. Các bác sĩ làm xét nghiệm máu, chẩn đoán bệnh nhân xem có nguy cơ rơi vào tình trạng nghiêm trọng để quyết định cho nhập viện hay không. Điều này không chỉ giúp các nhân viên y tế theo dõi bệnh nhân mà còn cho phép họ can thiệp vào giai đoạn quan trọng của bệnh, từ đó giảm nguy cơ tử vong.
Ông Hend Hendrik Streeck, người đứng đầu Khoa nghiên cứu virus, Đại học Bon, nói với tờ Thời báo New York rằng: "Xét nghiệm và theo dõi là một chiến lược thành công ở Hàn Quốc và chúng tôi đã cố gắng học hỏi từ đó".
Theo các chuyên gia, một trong những lý do khiến số người tử vong ở Pháp cao là độ tuổi trung bình người nhiễm bệnh ở Đức là 49 tuổi, so với 62,5 tuổi ở Pháp.
Thời điểm cuối tháng 3, Đức thực hiện từ 300 nghìn đến 500 nghìn xét nghiệm/tuần so với 35 nghìn đến 85 nghìn xét nghiệm/tuần tại Pháp, nơi chỉ có các trường hợp nặng hoặc điều trị trong bệnh viện được sàng lọc xét nghiệm.
Pháp là nước đầu tiên có người nhiễm và tử vong do dịch Covid-19 tại châu Âu, nhưng phải mất vài tuần sau Pháp mới đưa ra biện pháp quyết đoán, áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và dần tiến hành xét nghiệm quy mô lớn.
Ngoài ra, Đức được coi là nước có hệ thống y tế tốt nhất của châu Âu, cho phép nước này nhanh chóng đối phó với dịch bệnh. Trước khi xảy ra dịch bệnh, Đức có 25 nghìn giường chăm sóc đặc biệt, trong khi Pháp có 7.000 giường.
Đến nay, Pháp tiếp tục gia hạn các biện pháp phong tỏa đến ngày 11-5. Trong khi đó Đức có kế hoạch nới lỏng các biện pháp phong tỏa, mở lại một phần nền kinh tế vào tuần tới.
ĐÌNH PHÚC
Thái Lan phát triển bộ xét nghiệm nhanh virus SARS-CoV-2 Các nhà khoa học Thái Lan đã phát triển một bộ xét nghiệm nhanh virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và có kế hoạch đưa vào thử nghiệm lâm sàng vào tháng tới. Người dân Thái Lan đeo khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19. Theo nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Vidyasirimedhi (VISTEC), bộ xét...