Vì sao tháp Eiffel tắt đèn sớm hơn một giờ?
Việc tắt đèn sớm này là một trong những nỗ lực giúp tiết kiệm năng lượng, được áp dụng từ ngày 23/9.
“Tòa tháp mang tính biểu tượng tại Pháp sẽ tắt đèn vào lúc 23h45″, Thị trưởng Paris Anne Hidalgo đã đăng lên Twitter điều này như một phần của kế hoạch tiết kiệm năng lượng trên toàn thành phố. Thời gian tắt đèn mới trùng với thời gian tháp đóng cửa với du khách – ngừng vào cửa lúc 22h45 và đóng cửa sau đó một giờ.
Tuy nhiên, trước đây, tháp Eiffel thường vẫn được chiếu sáng cho đến 1h sáng, với các máy chiếu được kích hoạt tự động bởi các cảm biến ban đêm.
Tháp Eiffel sẽ tắt đèn vào lúc 23h45 từ ngày 23/9. Ảnh: Getty.
Associated Press đưa tin, các biện pháp mới sẽ có hiệu lực vào ngày 23/9, sự thay đổi này một phần là do cuộc chiến ở Ukraine.
“Cuộc khủng hoảng năng lượng đang ập đến Paris giống như phần còn lại của nước Pháp. Chúng tôi đã không chờ đợi để hành động. Kể từ năm 2014, chúng tôi đã đầu tư 10 tỷ euro vào quá trình chuyển đổi sinh thái”, bà Hidalgo đăng trên mạng xã hội. “Nhưng chúng ta phải tiến xa hơn với những biện pháp đầu tiên để tiết kiệm 10% năng lượng”.
Video đang HOT
Ngoài việc tắt đèn của tháp Eiffel, Paris sẽ yêu cầu tất cả các tòa nhà của thành phố (như Tòa thị chính) tắt đèn lúc 22h. Bà Hidalgo cho biết, hệ thống chiếu sáng công cộng trên toàn thành phố vẫn được bật để đảm bảo an toàn cho người dân Paris. Thị trưởng Paris nói với AP rằng, các biện pháp này là “một bước quan trọng”.
Tháp Eiffel đã chào đón du khách đến xem nó được thắp sáng vào ban đêm với hệ thống hiện tại từ những năm 1980, với những ánh sáng lấp lánh làm hài lòng người xem kể từ năm 2000. Tòa tháp có một đèn hiệu được tạo thành từ 4 đèn chiếu có động cơ với tầm xa 500 m.
Năm 2019, 4 máy chiếu 2.000W chiếu sáng ăng-ten đã được thay thế bằng các phiên bản đèn LED.
Du khách vẫn có thể nhìn thấy màn hình hiển thị ánh sáng, được tự động kích hoạt khi trời tối, mặc dù ít hơn một giờ.
Paris không phải thành phố duy nhất ở châu Âu áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong những tháng gần đây. Vào tháng 8 vừa qua, Tây Ban Nha đã đặt ra các giới hạn nghiêm ngặt đối với điều hòa không khí trong các cửa hàng và các địa điểm khác, yêu cầu các doanh nghiệp và tòa nhà phải giữ máy điều nhiệt tại bất kỳ nơi nào ở khoảng 16-26 độ C, cũng như yêu cầu các doanh nghiệp đóng cửa và cửa sổ sau 22h.
Tháp Eiffel tắt đèn sớm vì khủng hoảng năng lượng
Đèn trên tháp Eiffel và nhiều công trình nổi tiếng khác tại Paris (Pháp) sẽ được tắt sớm hơn một giờ để tiết kiệm năng lượng.
Tháp Eiffel sáng đèn về đêm. Ảnh: Unsplash.
Tháp Eiffel sẽ không còn thắp sáng bầu trời đêm Paris (Pháp) sau 24h như trước đây nữa. Thay vào đó, đèn điện của công trình sẽ được tắt lúc 23h45 hàng ngày.
Bà Anne Hidalgo, Thị trưởng Paris, cho biết đây được cho là một trong những động thái nhằm tiết kiệm năng lượng cho thành phố. Thời gian áp dụng bắt đầu từ ngày 23/9.
Hiện tại, tháp Eiffel vẫn được chiếu sáng đến khoảng một giờ, khách du lịch vẫn có thể kịp check-in tòa tháp sáng đèn lúc nửa đêm.
Trả lời tờ The Local, Thị trưởng Paris chia sẻ cuộc khủng hoảng năng lượng không chỉ tác động đến Paris mà nhiều nơi khác trên nước Pháp.
"Từ năm 2014 đến nay, chính quyền thành phố đã đầu tư 10 tỷ euro cho việc bảo vệ môi trường. Hiện tại, Paris cần quan tâm đến môi trường và năng lượng hơn bao giờ hết. Mục tiêu trước mắt là giảm mức tiêu thụ năng lượng thêm 10 phần trăm", bà Hidalgo khẳng định.
Ngoài tháp Eiffel, nhiều công trình nổi tiếng khác ở Paris như tòa thị chính, bảo tàng Louvre và cung điện Versailles cũng phải tắt đèn vào lúc 22h. Hiện tại, thời gian tắt đèn là vào 23h.
Bảo tàng Louvre sẽ được tắt đèn vào 22h hàng ngày. Ảnh: Unsplash.
Trong khi đó, hệ thống đèn chiếu sáng cộng cộng khắp thành phố vẫn được bật sáng để phục vụ nhu cầu, đảm bảo an toàn cho người dân địa phương và du khách.
Theo The Guardian, hệ thống đèn chiếu hiện tại của tháp Eiffel được đưa vào hoạt động từ những năm 80 thế kỷ trước. Đèn nhấp nháy được trang bị thêm vào năm 2.000.
Ngoài ra, ngọn tháp nổi tiếng thành phố còn có một đèn hiệu gồm 4 đèn rọi tầm xa 80 km. Năm 2019, bóng đèn này được thay thế bằng đèn LED để tiết kiệm điện.
Paris không phải là thành phố duy nhất ở châu Âu đưa ra các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong những tháng gần đây.
Tháng 8, Tây Ban Nha cũng áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt đối với điều hòa không khí tại các hàng quán và nhiều địa điểm khác. Chính phủ nước này yêu cầu các doanh nghiệp và tòa nhà duy trì nhiệt độ từ 15 đến 26 độ C và đóng các cửa chính sau 10 giờ tối.
6 căn phòng nằm trong những công trình nổi tiếng thế giới đến 90% người đến thăm quan cũng không hay biết Ít ai biết được rằng, ẩn sâu trong biểu tượng như tháp Eiffel, tượng Nữ thần Tự do lại là căn hộ, đường hầm hay thậm chí là lối đi được giấu nhẹm khỏi khách thăm quan. 1. Căn hộ bí mật tại Tháp Eiffel Tháp Eiffel tọa tại thủ đô Paris, Pháp là một trong những địa danh nổi tiếng nhất thế...