Vì sao thanh tra dự án Metro hơn tỷ đô ở Hà Nội?
Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra nội dung tố cáo của công dân, liên quan đến việc thực hiện dự án đường sắt, đoạn Nhổn-Ga Hà Nội.
Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh cùng Đoàn thanh tra của Tổng Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố quyết định thanh tra tại UBND TP Hà Nội.
Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Doãn Toản cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành có liên quan, đại diện UBND huyện Hoài Đức, BQL dự án Đường sắt đô thị Hà Nội tham dự.
Căn cứ Luật Thanh tra, Luật Tố cáo và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, ngày 8/5/2017, Tổng Thanh tra Chính phủ đã ký Quyết định thanh tra nội dung tố cáo của công dân, liên quan đến việc thực hiện các dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến 3 đoạn Nhổn – ga Hà Nội).
Thanh tra Chính phủ đã ký Quyết định thanh tra nội dung tố cáo của công dân, liên quan đến việc thực hiện các dự án Đường sắt đô thị Hà Nội
Thời gian thanh tra là 40 ngày làm việc thực tế kể từ ngày công bố Quyết định.
Đoàn do ông Trần Hữu Lợi, Thanh tra viên cao cấp, Phó Cục trưởng Cục I – Thanh tra Chính phủ làm Trưởng đoàn. Đoàn Thanh tra có nhiệm vụ tiến hành thanh tra theo nội dung quy định và kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt.
Phát biểu tại buổi công bố, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh yêu cầu Đoàn làm đúng thời hạn, thời gian theo kế hoạch với tinh thần công tâm, khách quan để có kết luận chính xác; cần làm việc với người tố cáo trước khi thực hiện thanh tra để làm rõ nội dung và chốt các nội dung tố cáo; giải quyết nội dung tố cáo đúng quy định pháp luật, hồ sơ quản lý chặt chẽ, duy trì chế độ thông tin báo cáo…
Video đang HOT
Tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội (tuyến đường sắt đô thị số 3) khởi công lần đầu năm 2006, được xác định hoàn thành vào cuối năm 2010 nhưng đã phải lùi thời hạn tới năm 2018.
Dự án này có tổng chiều dài 12,5 km, gồm 8,5 km trên cao và 4 km ngầm, đi qua quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm.
Sau hai lần thay đổi, mức đầu tư phê duyệt ban đầu từ 783 triệu euro (khoảng 22 nghìn tỷ đồng) hiện đã lên tới 36.000 tỷ đồng.
(Theo Đất Việt)
Cận cảnh đoàn tàu và nhà ga đường sắt trên cao sắp đưa vào hoạt động
Từ nay đến hết 20/6, người dân Thủ đô sẽ được tham quan nhà ga La Khê và đoàn tàu đường sắt trên cao cũng như đóng góp ý kiến trước khi chính thức đi vào hoạt động.
Từ 7 giờ sáng nay(20/5), ga La Khê, nhà ga đường sắt trên cao Hà Đông Cát Linh chính thức mở cửa cho người dân tham quan.
Ngày 19/5, ông Vũ Hồng Phương, Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông cho biết, bắt đầu từ sáng 20/5, đơn vị sẽ mở bạt đoàn tàu và mở cửa đón người dân tham quan nhà ga La Khê (ga đầu tiên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông). Thời gian mở cửa vào thứ Ba, thứ Tư, thứ Sáu, thứ Bảy, và kéo dài trong một tháng.
Hiện trường xây dựng nhà ga đã xong và đang triển khai lắp đặt thiết bị, đủ điều kiện để đón người dân đến tham quan, tìm hiểu về dự án; bước đầu tạo sự gần gũi thân thiện, từ đó tạo thói quen sử dụng hình thức giao thông mới - giao thông đường sắt đô thị.
Theo chủ đầu tư, nhà ga được thiết kế với 3 tầng trên cao, sử dụng cấu đúc hẫng khẩu độ lớn, vừa tiết kiệm mặt bằng, vừa tận dụng được tối đa khôgn gian trong thành phố.
Mái của nhà ga sử dụng vật liệu lấy sáng với khả năng chống gió cao, giảm bức xạ mặt trời... đồng thời giảm trọng tải kết cấu.
Nhà ga sử dụng màu sắc theo hướng độ nóng giảm dần từ trung tâm Thành phố ra phía ngoài ngoại ô.
Các không gian mở của nhà ga có lợi cho việc thoát nước vào mùa mưa và giảm nhiệt độ vào mùa hè.
Các biển chỉ dẫn trong nhà ga được gắn khá khoa học, thuận tiện; các lối đi lại dễ dàng.
Mô hình toàn cảnh tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được khởi công năm 2011 gồm 13km đường sắt đi trên cao, 1,7km ra vào khu depot, 12 nhà ga... Theo kế hoạch, dự án hoàn thành năm 2016 nhưng bị chậm tiến độ, nên chỉ chạy thử nghiệm vào cuối năm nay và khai trương vào quý II/2018.
Theo Danviet
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ vì vướng giải ngân vốn Giám đốc điều hành dự án cho hay, nguyên nhân chậm tiến độ một số hạng mục trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là do thiếu vốn để thanh quyết toán các công việc. Chiều 4/5, Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Hồng Trường chủ trì cuộc họp kiểm điểm tiến độ triển khai dự án đường sắt đô thị Hà...