Vì sao Thành Thành Công tạm dừng hoạt động 2 nhà máy đường?
Trong kế hoạch tái cơ cấu sản xuất niên vụ 2019 – 2020, Công ty CP Thành Thành Công Biên Hoà, thuộc Tập đoàn TTC dự kiến sẽ tạm dừng hoạt động 2 nhà máy đường (NMĐ) do thiếu nguyên liệu.
Kéo theo đó, chế độ lao động của người lao động sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật sau khi 2 NMĐ này chấm dứt hợp đồng.
Theo nguồn tin của PV, dự kiến, TTC sẽ có buổi làm việc với tỉnh Tây Ninh để đề xuất UBND tỉnh và Sở LĐ-TBXH tỉnh này hỗ trợ Công ty Thành Thành Công Biên Hoà trong việc thực hiện chế độ cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Công ty CP Thành Công Biên Hoà dự kiến đóng sẽ cửa 2 nhà máy đường do thiếu nguyên liệu.
Phía TTC cho biết, ngành mía đường đang đối mặt với nhiều khó khăn, được đánh giá là khắc nghiệt nhất từ trước đến nay. Hiện tình hình tiêu thụ đường rất chậm, tồn kho khoảng 75%, giá đường đang ở mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua.
Tình hình buôn lậu đường chưa giảm thì đường lỏng nhập khẩu gia tăng khiến tình hình tiêu thụ trong nước gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó là biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, Hiệp định ATIGA có hiệu lực từ 1/01/2020 cũng gây thêm nhiều áp lực từ cho ngành mía đường.
Chuẩn bị cho vụ ép mía 2019 – 2020, TTC đã đầu tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 3 nhà máy: nhà máy TTCS 10.972 ha; nhà máy Biên Hoà – Tây Ninh 4.712 ha và nhà máy đường Nước Trong 658 ha.
Tổng cộng 3 nhà máy này đầu tư được 16.342ha. Trong đó đầu tư trong tỉnh là 12.859 ha và đầu tư qua Campuchia là 3.483 ha. Dự kiến, sản lượng mía ép khoảng 1 triệu tấn mía.
Ngành mía đường đang đối mặt với nhiều khó khăn. Ảnh: Nguyên Vỹ
Video đang HOT
Tuy nhiên, trước nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu để các NMĐ hoạt động hiệu quả, Công ty CP Thành Thành Công Biên Hoà phải triển khai kế hoạch tái cơ cấu sản xuất vì lý do kinh tế.
Theo đó, niên độ 2019-2020, công ty sẽ tạm ngừng sản xuất NMĐ Nước Trong và NMĐ Biên Hoà Tây Ninh nhằm tập trung nguyên liệu cho NMĐ TTCS hoạt động.
Chế độ dự kiến triển khai cho người lao động của 2 nhà máy khi chấm dứt hợp đồng lao động theo chủ trương tái cơ cấu sản xuất vì lý do kinh tế sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.
TTC sẽ đề nghị UBND tỉnh và Sở LĐTBXH hỗ trợ công ty trong việc thực hiện chế độ cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Nội dung trên đây là 1 phần trong kế hoạch đề xuất năm 2019 mà TTC dự kiến sẽ làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh trong tuần này.
TTC sẽ đề nghị tỉnh và Tây Ninh hỗ trợ thực hiện chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), niên vụ 2018 – 2019 là năm thứ 3 liên tiếp ngành mía đường chịu tác động tiêu cực của khí hậu thời tiết, giá cả, thị trường. Nhiều nhà máy kinh doanh giảm sút, thua lỗ kéo dài từ nhiều vụ trước…
Sản lượng mía niên vụ 2018-2019 chỉ khoảng 14 triệu tấn; sản lượng đường đạt khoảng 1,3 triệu tấn; giảm so với niên vụ trước và chỉ tương đương niên vụ 2015-2016 và 2016-2017.
Dự kiến, tình hình sản xuất niên vụ 2019 – 2020 sẽ tiếp tục giảm so với niên vụ 2018 – 2019; diện tích còn khoảng 220.000ha; sản lượng mía khoảng 13 triệu tấn và sản lượng đường khoảng 1,25 triệu tấn, giảm 5% so với niên vụ 2018 – 2019.
Theo Danviet
Ngành mía đường - thay đổi hay là "chết"?: Đại gia cũng lỗ nặng
Quá trình hội nhập vào kinh tế thị trường khiến các mặt hạn chế của ngành mía đường dần bộc lộ rõ. Đặc biệt, các doanh nghiệp và nhà máy đường (NMĐ) là nơi trước hết gánh chịu những tác động nặng nề từ thách thức hội nhập.
Suốt gần 25 năm, năng suất mía trong nước vẫn quanh quẩn 65 tấn/ha; thấp hơn 7% so với mức bình quân của thế giới. Chữ đường của Việt Nam chỉ đạt trên dưới 10 CCS, trong khi chữ đường các nước trong khu vực đạt từ 12 - 14 CCS.
Trên đường phá sản
Theo GS Võ Tòng Xuân - chuyên gia nông nghiệp, có quá nhiều yếu tố khiến giá thành mía nguyên liệu tăng cao, chiếm 70 - 80% giá thành sản xuất đường. Với giá mía đưa vào chế biến từ 900.000 - 1,1 triệu đồng/tấn; giá thành sản xuất đường Việt Nam cao hơn Thái Lan 2.000 - 3.000 đồng/kg. Trong sản xuất mía nguyên liệu, mỗi tấn mía chỉ tốn 16 USD ở Brazil; 18 USD ở Úc; 30 USD ở Thái Lan. Ở Việt Nam thì giá mía phải từ 45 - 50 USD nông dân mới có lời.
Trong chính sách điều tiết giá, chính phủ Thái cho phép các NMĐ tiêu thụ ra nước ngoài với giá cạnh tranh trong khi giá bán lẻ trong nước phải giữ mức cao. Do vậy, dễ hiểu khi giá đường trắng Thái Lan nhập lậu qua biên giới Việt Nam và bán lẻ khắp các vùng nông thôn với giá chỉ 9.000 đồng/kg.
Ổn định vùng nguyên liệu sản xuất là bàn toán nan giải đối với nhiều nhà máy đường. ảnh: TTXVN
Trước thực tế này, rõ ràng, ngành mía đường Việt Nam phải nhanh chóng giảm chi phí sản xuất của tất cả khâu trong chuỗi giá trị. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, ngành mía đường đã quen được nhà nước bảo hộ để thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo cho nông dân các vùng đất khó khăn.
Đó là chưa kể một số doanh nghiệp tư nhân vẫn đặt lợi ích của cổ đông cao hơn lợi ích của nông dân. Sự thua thiệt của của cả người nông dân và NMĐ tại vùng đó là không tránh khỏi. Và khi áp dụng Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), nhà nước không thể tiếp tục bảo hộ doanh nghiệp đó nữa.
Ngành mía đường của Philippines đã từng mạnh dạn cho phá sản những NMĐ không có khả năng cạnh tranh giá đường, đã và đang cho chuyển đổi đất trồng mía sang các loại cây trồng khác hiệu quả hơn hoặc làm đất công nghiệp, đất xây dựng.
Thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), trong số 41 NMĐ cả nước có tới 22 nhà máy chỉ có công suất
"Càng kéo dài bảo hộ cho các NMĐ kém hiệu quả với danh nghĩa để cứu nông dân trồng mía trong khi chính bản thân nông dân cũng không chuyển mình khắc phục những yếu kém kỹ thuật, thì ngành đường sẽ tiếp tục tụt hậu không tránh khỏi".
GS Võ Tòng Xuân
dưới 3.000 tấn. 21 nhà máy còn lại đều thuộc những công ty có nhà máy lạc hậu, cũ kỹ.
Trước đó, đã có một số NMĐ ngừng hoạt động. Với giá mía quá thấp vì đường ngoại nhập lậu quá nhiều, các NMĐ đều đang trên đường bị phá sản, nông dân trồng mía bị thiệt hại nặng vì không thể bán mía cho các NMĐ.
Nhiều thách thức đang chờ
Bà Đặng Minh Thái - Giám đốc Công ty thương mại Minh Tâm (Hưng Yên), người gắn bó với chương trình mía đường từ năm 1995 chia sẻ, chưa bao giờ tình hình kinh doanh ngành đường khó khăn như vừa qua. Có thời điểm, đường lậu chiếm lĩnh luôn thị trường trong nước, tràn vào khắp các cửa hàng.
Mặc dù ngành chức năng có xử lý một số vụ buôn lậu đường lớn ở một số tỉnh thành nhưng rồi đâu lại vào đấy. Lượng đường tồn kho lớn gây khó khăn cho các NMĐ và các công ty thương mại nhưng các ngân hàng vẫn kém nhiệt tình hỗ trợ, càng thêm khó cho doanh nghiệp.
Ông Phạm Quang Vinh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP mía đường Cần Thơ (Casuco) còn chỉ ra nhiều điểm khiến ngành đường nội địa sống dở, chết dở. Chính phủ cho thực hiện việc tạm nhập tái xuất đường nhưng cơ quan chức năng kiểm soát chưa tốt dẫn tới đường tạm nhập bị mang ra tiêu thụ nội địa gây khó khăn cho đường trong nước.
Đường lậu không phải gánh chịu 2 khoản thuế nhập khẩu và thuế VAT, rẻ hơn đường nội địa 1.000 đồng/kg khiến nhiều doanh nghiệp mía đường muốn chạy đua phải bán ngang bằng hoặc dưới giá thành.
Việc hạ giá đường nội địa xuống mỗi kg 1.000 đồng đồng nghĩa với việc phải giảm giá mía của nông dân. Tính bình quân, mỗi 1kg mía nếu giảm 100 đồng, thì với sản lượng mía ép cả nước hơn 15 triệu tấn sẽ tương đương tổng thiệt hại 1.500 tỷ đồng. Theo ông Vinh, đây là thiệt hại rất lớn nhưng chưa ai tính đến.
Đồng tình, ông Đặng Việt Anh - Chủ tịch Công ty CP mía đường Sơn La cho biết thực tế nhu cầu trong nước chỉ cần 2 - 2,2 triệu tấn đường nhưng thực tế sản xuất 3,4 triệu tấn nên vừa lo hàng tồn kho vừa căng mình chống đường lậu.
Theo giá thế giới, đường Việt Nam bán từ 10.200 - 10.400 đồng/kg (đã có VAT). Giá bán thực tại các nhà máy chỉ có 9.700 - 9.800 đồng/kg. Mức này đã tiệm cận thế giới trong khi giá mua đã cao hơn thế giới 20 - 40%.
Theo Danviet
Ngành mía đường - thay đổi hay là "chết": Đừng đổ lỗi đường lậu Áp lực Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã được kéo giãn tới năm 2020 nhưng đó có phải là liều thuốc để hàng loạt nhà máy đường (NMĐ) vượt qua cơn hấp hối? Khi chương trình 1 triệu tấn đường được phát động từ năm 1995, các tỉnh đua nhau xây dựng NMĐ. Mục tiêu của các tỉnh là nhằm...