Vì sao Thanh Quý xứng đáng là ‘bà trùm’ của màn ảnh Việt?
NSƯT Thanh Quý, mỹ nhân tài sắc lừng lẫy một thời của màn ảnh, đã từ lâu không còn đóng nữ chính. Nhưng những vai phụ của chị cũng đầy hấp dẫn và thuyết phục hoàn toàn người xem.
“Bà Hảo của Thanh Quý thật quá, sao mà diễn thật như đếm, từ cảnh mắng mỏ con gái, cãi nhau với thông gia, đến cách hờn giận đứa cháu ngoại. Diễn xuất như thế không chê vào đâu được”. Đó là một trong bình luận trên mạng xã hội, khen ngợi NSƯT Thanh Quý với vai bà Hảo trong Cả một đời ân oán.
Trong bộ phim truyền hình dài tới 72 tập này, Thanh Quý chỉ đảm nhận một vai diễn nhỏ – bà Hảo, mẹ của Dung (Hồng Diễm). Nhưng lại là nhân vật có vai trò thắt nút trong nhiều tình tiết phim. Chính bà Hảo là người phản đối Dung lấy Phong (Hồng Đăng), bắt Dung lấy Đăng (Mạnh Trường) – người chồng giàu có, quyết định thay đổi hoàn toàn cuộc đời con gái.
Một trong những phân cảnh xuất sắc của nghệ sĩ Thanh Quý trong Cả một đời ân oán.
Bà Hảo là hiện thân của rất nhiều người mẹ bình thường trong xã hội, yêu thương con cái hết mực, luôn muốn con cái có được cuộc sống giàu sang, phú quý. Đôi khi mong muốn ấy trở nên ích kỷ, thực dụng, đầy toán tính, và vô tình đẩy con cái đến những bi kịch của hôn nhân.
Giữa dàn diễn viên gây tranh cãi về diễn xuất, NSƯT Thanh Quý diễn xuất sắc và hoàn toàn thuyết phục người xem. Nhiều phân cảnh của nữ nghệ sĩ gây ấn tượng mạnh, trong đó không thể không kể đến cuộc nói chuyện giữa bà Hảo và Dung trong tập 51.
“Tủi nhục vì ly hôn, đau đớn vì mất con, rồi vất vả sinh con một mình, nuôi con khôn lớn. Tôi không thể chịu đựng được nữa, vậy mà hết lần này đến lần khác, nhà họ chà đạp lên chị”, câu nói trong nghẹn ngào và nước mắt của bà Hảo qua diễn xuất đầy chân thực Thanh Quý khiến nhiều người xúc động.
Đơn vị sản xuất sau đó đã cắt clip này đăng lên fanpage của bộ phim với lời giới thiệu “Chỉ có mẹ mới thương con vô điều kiện”. Clip được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội.
“Thanh Quý thì khỏi nói rồi, luôn xuất sắc”
Thanh Quý thuộc tuýp diễn viên có thể để lại dấu ấn trong nhiều dạng vai, bất kể chính phụ, xấu tốt. Là một trong những gương mặt quen thuộc trên màn ảnh suốt gần 20 năm nay, chị gây ấn tượng với hàng loạt nhân vật, từ người phụ nữ đanh đá, sắc sảo như Lý trong Mùa lá rụng đến bà trùm tàn ác tên Hương trong Đầm lầy bạc hay bà Minh đầy khó hiểu trong Hôn nhân trong ngõ hẹp.
Trong Người phán xử, Thanh Quý vào vai bà Hồ Thu – vợ ông trùm Phan Quân.
Năm 2017, nữ nghệ sĩ được chú ý khi đảm nhận vai Hồ Thu – vợ của ông trùm Phan Quân – trong bộ phim đình đám Người phán xử. Đây cũng là vai diễn “đo ni đóng giày” dành cho Thanh Quý, với những nét diễn đầy thuyết phục. Có những đoạn hội thoại, những lần gằn giọng, những ánh mắt liếc sắc như dao, nếu không phải Thanh Quý, khó ai có thể đảm đương được.
“Thanh Quý thì khỏi nói rồi, luôn xuất sắc”, đó là nhận xét ngắn gọn của “Người phán xử” Hoàng Dũng dành cho người đóng vai vợ của mình trong phim. Cũng theo NSND Hoàng Dũng, Thanh Quý không chỉ diễn giỏi mà chị còn đẹp “Thanh Quý rất đẹp, bao giờ cũng đẹp”.
Những bạn diễn nam luôn có ấn tượng đặc biệt với Thanh Quý về sức diễn và nhan sắc lộng lẫy của chị, dù thời gian trôi qua và chẳng trừ một ai. NSƯT Trung Anh người đóng cặp với Thanh Quý trong Hôn nhân trong ngõ hẹp cho biết bạn diễn là một người đáng nể.
Theo Trung Anh, không phải vai nào Thanh Quý cũng nhận. Chị luôn biết cân chỉnh để xuất hiện sao cho phù hợp nhất. Khi được mời đóng vợ chồng với Trung Anh trong Hôn nhân trong ngõ hẹp, Thanh Quý từng từ chối vì “rất ngại”.
“Phải nói thực, chị Quý đóng có hồn, chuyên nghiệp và rất đáng yêu” NSƯT Trung Anh.
“Khi mà biết đóng cặp với tôi, chị Thanh Quý giãy nảy và không đồng ý. Chị e ngại, vì hơn tuổi tôi nên sợ lên hình sẽ già hơn. Cuối cùng, chính tôi là người đã thuyết phục chị nhập vai, vì khó ai có thể diễn thành công hơn chị vai bà vợ ông Minh. Phải nói thực, chị Quý đóng có hồn, chuyên nghiệp và rất đáng yêu”, nam nghệ sĩ nhấn mạnh.
“Khó ai có thể diễn thành công hơn chị” là một trong những phản hồi thường thấy về Thanh Quý. Nhiều người đồng tình rằng Thanh Quý luôn nhập vai thực sự với lối diễn chân thực, cộng hưởng từ sự chuẩn mực trong đài từ, biểu cảm, hình thể. Điều ấy khiến khi Thanh Quý đã đóng, vai diễn là của chị, khó ai có thể phù hợp hơn.
Việt Nam cũng có một Meryl Streep, gạo cội nhưng không hết thời?
Diễn viên 9X Thùy Anh cho biết nghệ sĩ Thanh Quý là người đáng được kính trọng. Thùy Anh đã xem nhiều vai diễn của Thanh Quý, nữ diễn viên khẳng định truyền hình chỉ là một phần, điện ảnh mới là địa hạt rực rỡ mà nữ nghệ sĩ gạo cội đã gây ấn tượng.
“Điện ảnh mới là địa hạt rực rỡ mà nữ nghệ sĩ gạo cội Thanh Quý đã gây ấn tượng”. Diễn viên 9X Thùy Anh.
Đúng như chia sẻ của Thùy Anh, Thanh Quý từng nổi đình nổi đám như một mỹ nhân với nhan sắc lộng lẫy và hàng loạt vai điện ảnh nhiều màu sắc. Sự nghiệp điện ảnh của Thanh Quý bắt đầu từ khi mới là sinh viên năm 3 của khóa II lớp diễn viên trường Sân khấu điện ảnh.
Vai Vân trong Chuyến xe bão táp (1976) hiện vẫn được nhắc đến như một trong vai kinh điển của điện ảnh một thời.
Video đang HOT
Sau vai Vân là một loạt những vai nhân vật nữ xinh đẹp, giàu nội tâm trong Những người đã gặp, Tình yêu và khoảng cách, Không có được chân trời; trước khi chị đến với những vai gai góc, nhân vật có số phận éo le trong Chuyện tình bên dòng sông, Chuyện tình trong ngõ hẹp.
Một thời, Thanh Quý là lựa chọn hàng đầu cho những vai nữ chính trong điện ảnh cách mạng, và trở thành một trong những gương mặt nữ sáng giá, thuộc thế hệ vàng của màn ảnh rộng cùng với Như Quỳnh, Phương Thanh, Minh Châu…
Nhan sắc lộng lẫy của Thanh Quý thời trẻ.
Mọi so sánh đều là khập khiễng, nhưng sẽ không là quá khi ví Thanh Quý là Meryl Streep của Việt Nam. Meryl Streep được công nhận như diễn viên xuất sắc nhất của thế hệ mình, một tượng đài diễn xuất của điện ảnh Mỹ, một gương mặt đôi khi chỉ đi qua màn ảnh cũng để lại ấn tượng.
Chưa có phát ngôn nào ghi nhận Thanh Quý là người xuất sắc nhất trong thế hệ của mình nhưng chị có một quá khứ thực sự lộng lẫy trên màn ảnh, được tung hô, được yêu thích, được hâm mộ. Thanh Quý là một sự vẹn toàn về tài năng, nhan sắc và sức diễn một thời ấy có lẽ không thua kém gì những nữ ngôi sao màn ảnh hiện nay, thậm chí còn nổi bật hơn nhiều.
Lẽ thường, với một quá khứ điện ảnh lỗng lẫy như thế, không phải ai cũng chấp nhận đóng những vai phụ trên truyền hình. Nhưng Thanh Quý không từ chối, chị vẫn thường xuyên xuất hiện trong những vai diễn nhỏ, ngay cả phim sitcom và để lại những ấn tượng theo cách của riêng mình.
Thanh Quý nói mọi hào quang quá khứ đã lùi xa. Nói về một thời rực rỡ với Zing.vn, chị bảo “Tôi chỉ nhớ những ngày đầu làm phim, mình rất ngây thơ và bản năng. Nhưng chỉ vậy thôi. Cái gì qua thì đã qua, tôi không tiếc nuối”.
Thanh Quý ngại son phấn, váy áo, đi dự cái này cái kia. Thanh Quý chỉ thích ở nhà, quẩn quanh nấu nướng. Rồi chị đi làm phim, rảnh rỗi đôi chút thì tự chạy xe đến quán cà phê ngồi uống một mình, hết cốc cà phê lại trở về nhà.
Cuộc sống của mỹ nhân một thời trên màn ảnh cứ bình dị như thế, chẳng có thói quen đặc biệt kiểu “minh tinh” bao giờ. Và đó lại là một trong những cái khác, khác rất nhiều, nếu so sánh chị như là Meryl Streep.
Quang Đức
Theo Zing
Muôn kiểu tình mẹ của "Cả một đời ân oán": Người nhu nhược, kẻ thương con đến mức mù quáng
Mỗi một nhân vật của "Cả một đời ân oán" mang số phận khác nhau, tuy nhiên tựu chung là đều vì thương con đến mức quên cả bản thân mình.
Bà Lan - Bà Hảo - Bà Mai.
Phần 1 của phim truyền hình Cả một đời ân oán vừa khép lại với loạt diễn biến căng thẳng, kịch tính xoay quanh các nhân vật của gia đình họ Vũ.
Trong phần này, dấu ấn của những người phụ nữ - những người mẹ vì thương con mà vô tình gây ra bi kịch được thể hiện khá rõ rệt.
Bà Lan ( Mỹ Uyên ) - Bà Mai ( Minh Phương ) - Bà Hảo ( Thanh Quý ) - Dung ( Hồng Diễm) là 4 hình mẫu đại diện cho những số phận phụ nữ trong xã hội.
Giữa họ, đôi khi có sự tranh giành, đôi khi có lời nói như dao găm vô tình làm tổn thương nhau, dẫu vậy, xét cho đến tận cùng, tất cả đều có chung một điểm: Ấy là thương chồng, thương con, thương gia đình đến mức tự làm khổ bản thân.
Bà Lan - Mỹ Uyên
Trong số những người phụ nữ của Cả một đời ân oán, Bà Lan là người đủ đầy vật chất nhất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bà Lan sống hạnh phúc, vui vẻ. Tiền bạc chỉ là thứ phù du, thứ bà Lan cần, còn nhiều hơn giá trị vật chất.
Bà Lan chỉ muốn được an bình ở bên cạnh người chồng là ông Quang ( Mạnh Cường ) cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Mỹ Uyên trong vai bà Lan.
Tuy nhiên, mong ước ấy đã bị dập tắt kể từ ngày ông Quang thừa nhận "đứa con rơi" là Phong (Hồng Đăng). Mặc cho bà Lan phản đối quyết liệt, ông Quang vẫn xin được làm tròn trách nhiệm người cha sau bao nhiêu năm tạm buông bỏ.
Vì thương chồng, bà Lan nén chặt buồn tủi, chấp nhận để ông Quang lần lượt đưa Phong, bà Mai và cả Diệu ( Lan Phương ) về sống trong nhà họ Vũ cùng mình!
Sóng gió ập đến ngày một nhiều hơn, khi mà mối quan hệ con riêng - con chung ngày càng trở nên phức tạp. Bà Lan vốn dĩ không ác, chỉ là bà thiếu sự cảm thông, luôn ở trong thế phòng bị khi đối mặt với Phong - Diệu - bà Mai.
Tuy nhiên, nói đi thì cũng nói lại, có người phụ nữ nào muốn chồng chia tài sản cho con riêng? Có người phụ nữ nào chịu được cảnh người cũ của chồng nay bỗng dưng về ở chung nhà với mình?
Bà Lan không chịu được điều ấy, bà vùng lên đấu tranh để giành lấy "lẽ phải" về mình. Lẽ phải này, có thể đúng với bà Lan, nhưng lại gây thương tổn cho Phong - Diệu - bà Mai. Thế là cuộc sống yên bình chấm dứt, các bên công khai đối đầu với nhau bằng những chiêu trò, thủ đoạn chẳng ai ngờ.
Bi kịch của Cả một đời ân oán, một phần do bà Lan gây nên. Bà Lan là đại diện cho mẫu phụ nữ quy củ, luôn đặt lợi ích của chồng - con - cháu nội của mình lên hàng đầu.
Vì muốn bảo vệ quyền lợi ấy, bà Lan đã gây ra đau đớn cho những người còn lại. Để rồi cuối cùng, chính bà Lan là người hứng trọn mọi oán than. Cái chết của ông Quang, sâu xa ngọn nguồn, một phần cũng vì sự ích kỷ của bà Lan mà ra.
Bà Mai - Minh Phương
So với bà Lan, bà Mai chẳng có cuộc sống vật chất sung túc bằng, nhưng bù lại, bà Mai có sự yêu thương, kính trọng tuyệt đối của con trai. Trong quá khứ, bà Mai từng yêu ông Quang say đắm.
Vì lỡ có thai ngoài ý muốn trước ngày ông Quang ra nước ngoài, bà Mai đành giữ bí mật, một mình sinh con và nuôi lớn. Đứa trẻ ấy, sau này trở thành người đàn ông tài giỏi, lạnh lùng là Phong.
Minh Phương trong vai Bà Mai.
Vì quá thương con, bà Mai chấp nhận mọi lời dè bỉu, khinh thường mỗi khi ai đó chọc ghẹo Phong rằng anh chẳng có bố. Cũng vì thương con, bà Mai gạt bỏ lòng tự trọng, chấp nhận mọi lời mắng chửi của bà Lan để về sống ở Vũ Gia.
Bà Mai làm điều này chẳng phải vì ham muốn khối tài sản khổng lồ, bà sống trong Vũ Gia chỉ vì mục đích hàn gắn cho Phong với ông Quang. Bởi bà biết, con trai mình hận bố!
Trong bi kịch của Cả một đời ân oán, nếu nói bà Mai không có lỗi, ấy là sai. Cái sai của bà Mai là quá hiền lành, quá thương con trai, quá tin tưởng con dâu đến mức để cho chính mình bị lừa.
Do muốn chiếm đoạt tài sản, nàng dâu Diệu đã nói dối rằng bà Mai mắc bệnh xơ gan sắp chết. Cuối cùng, ông Quang phải thay đổi di chúc, để cho Phong thừa kế 1/3 tài sản vì tin rằng nếu như không làm thế sẽ cảm thấy có lỗi với mẹ con bà Mai - Phong đến suốt đời.
Rồi một ngày nọ, bà Mai phát hiện ra mình không hề có bệnh, cho rằng bản thân có lỗi khi làm Vũ Gia xào xáo, bà Mai đã lặng lẽ xách đồ về quê. Trong lúc cố ngăn cản bà Mai, ông Quang đã bị xe tải tông vào, cuối cùng, chết trong bệnh viện mà không kịp trăn trối lời nào cả!
Bà Mai hiền lành, thương con, điều này ai cũng biết. Tuy nhiên, giá mà bà Mai quyết đoán và bớt "ba phải" hơn thì mọi chuyện đã khác trước.
Đôi khi, tấm lòng của mình, dẫu có tốt đến mấy, nếu như hành xử không khéo léo, cũng có thể gây hiểu nhầm cho người khác. Nỗi đau mà ngày hôm nay bà Mai gánh chịu, cũng do điều này gây ra phần nào.
Bà Hảo - Thanh Quý
Không hiền lành như bà Mai, cũng không lạnh lùng, cứng rắn như Bà Lan, bà Hảo - mẹ ruột của Dung là một trường hợp hoàn toàn khác. Bà Hảo là góa phụ, một mình nuôi 2 con khôn lớn.
Trong mắt bà Hảo, lúc nào tiền cũng là điều quan trọng nhất. Vậy nên mới có chuyện, bà Hảo ép Dung phải cưới Đăng (Mạnh Trường), dù bà biết rõ con gái mình đang yêu Phong say đắm.
Thanh Quý trong bai bà Hảo - mẹ ruột của Dung.
Bà Hảo lý giải rằng: Thằng Phong nghèo rách mồng tơi, nếu lấy nó con sẽ khổ cả đời. Còn khi đã làm vợ Đăng, không chỉ Dung được sung sướng mà cả gia đình đều thoát cảnh nghèo đói.
Vì nghe lời mẹ, Dung đã nhắm mắt đưa chân, bước về nhà họ Vũ để làm vợ Đăng. Lúc này, Đăng đã có một đứa con trai với người vợ đầu quá cố!
Những năm sau đó, bà Hảo không ngừng đốc thúc Dung lén lấy cắp tiền của, tài sản nhà họ Vũ để mang về cho mẹ và em trai. Bà Hảo viện dẫn lý lẽ rằng nhà họ Vũ giàu có, xin có ít tiền thì đã làm sao?
Biết con gái làm dâu nhà triệu phú, bà Hảo luôn cố gắng vơ vét, dẫu được, dẫu không, thì ít bà Hảo cũng cố gắng thông báo cho Dung rằng phải làm điều gì đó có lợi cho "chén cơm manh áo" của mẹ ruột và em trai mình.
Nhưng dù cho có thực dụng đến mấy, bà Hảo cũng hiện rõ là người mẹ thương con vô bờ bến. Vì sợ con trai không có việc làm, bà đã bỏ hết sĩ diện, chạy đến nhà thông gia nhờ vả.
Lúc Dung gặp rắc rối với mẹ chồng, bà Hảo còn "xù lông", mắng chửi thậm tệ chỉ vì mục đích chứng minh rằng con gái mình không hề dễ bị ăn hiếp.
Bà Hảo là đại diện cho rất nhiều phụ nữ trong xã hội hiện đại, sẵn sàng đón nhận mọi chỉ trích, chê bai, miễn sao các con bà được sung sướng, giàu sang và không phải chịu cảnh nghèo đói, thiếu ăn như mình lúc trước.
Dung - Hồng Diễm
Nhân vật Dung của Hồng Diễm hiện rõ là người phụ nữ hiền lành, dịu dàng, luôn biết suy nghĩ, lo lắng cho người khác.
Làm con dâu của bà Lan, làm vợ kế của Đăng, Dung chịu khá nhiều uất ức. Bởi trong mắt mẹ chồng, Dung luôn là cô gái có thân phận thấp hèn, nếu như không làm tốt vai trò mẹ kế, Dung sẽ bị mắng chửi chẳng tiếc lời.
Nhiều lần, Dung đã phải nuốt nước mắt vì bị mắng oan. Hễ cậu con trai riêng của Đăng sổ mũi, nhức đầu hay bày trò nghịch phá gì, Dung cũng là người "hứng đạn" đầu tiên.
Hồng Diễm đóng vai Dung - người phụ nữ dịu dàng, chịu thương chịu khó.
Tuy nhiên, dù cho bị đối xử bất công đến mấy, Dung vẫn rất thương yêu con trai riêng của chồng. Dung thức khuya dậy sớm, tìm hiểu mọi sở thích của cậu bé, chỉ vì mục đích muốn chứng minh rằng: Mẹ kế không xấu như những gì người ta vẫn nghĩ.
Thậm chí, Dung còn chấp nhận "đối đầu" vớ mẹ chồng khi bắt cậu bé phải thường xuyên tập thể dục, không chơi game. Dẫu cho tấm lòng thành có bị chà đạp, Dung vẫn không vì thế mà sinh lòng chán ghét, oán hận gia đình chồng.
Sự dịu dàng, chu đáo của Dung là cần thiết cho một gia đình. Nhưng chính điều đó đã khiến Dung lâm vào bi kịch. Bởi Dung nghĩ cho người khác nhiều hơn bản thân cô, giá như Dung ích kỷ một chút, bớt lo toan một chút thì cô chẳng phải rơi vào cảnh gần như phát điên khi con gái ruột mất tích.
Mọi sự thiệt thòi, Dung đều nhận cho bản thân, nếu như ai đó có mắng chửi cô sai, thì Dung cũng để họ mắng chứ không tìm cách phản ứng lại. Cuối cùng, thiệt thòi đổ ập xuống người Dung cả.
Theo Helino
Nhan sắc lộng lẫy của vợ ông trùm Phan Quân phim "Người phán xử" NSƯT Thanh Quý, người phụ nữ đứng sau ông trùm Phan Quân trong "Người phán xử", là một trong những mỹ nhân màn bạc một thời của điện ảnh Việt. Thời trẻ, nghệ sĩ Thanh Quý (sinh năm 1958) nổi tiếng là người có nhan sắc. Chị bén duyên với nghiệp diễn xuất từ năm 18 tuổi, ghi dấu ấn trong lòng khán...