Vì sao thẩm phán Mỹ mặc áo choàng đen?
Thẩm phán Mỹ thường mặc áo choàng đen khi xét xử nhưng tới nay vẫn chưa có cách giải thích thống nhất về nguồn gốc của truyền thống này.
Khi Mỹ tuyên bố độc lập khỏi Anh vào năm 1776, các nhà lập quốc Mỹ vẫn dựa trên thông luật Anh để xây dựng hệ thống tư pháp, trong đó có bao gồm trang phục của thẩm phán.
Trong quá trình bàn luận, tranh cãi đã nổ ra giữa một bên muốn thẩm phán đội tóc giả và mặc áo choàng theo đúng truyền thống ở Anh, và một bên muốn loại bỏ mọi tàn tích thời thuộc địa. Sau khi thỏa hiệp, hai phía thống nhất bỏ tóc giả nhưng giữ nguyên áo choàng, theo Juris Magazine .
Bức vẽ chân dung Chánh án John Jay trong trang phục áo choàng đen, đỏ. Ảnh: Wikimedia Commons .
Ban đầu, các thẩm phán tối cao Mỹ mặc áo choàng xen lần hai màu đen, đỏ theo truyền thống ở Anh. Tới năm 1801, khi thẩm phán John Marshall trở thành Chánh án tòa tối cao Mỹ, ông đã bỏ phần màu đỏ, chuyển sang áo choàng đen đơn thuần. Cũng từ đó, chiếc áo choàng đen trở thành trang phục truyền thống của thẩm phán Mỹ.
Ngày nay, áo này được một số thẩm phán coi là biểu tượng của sự công tâm. Việc mọi thẩm phán đều mặc trang phục giản dị như nhau sẽ giúp tòa án toát lên vẻ trung lập và thống nhất. Đối với Sandra O’Connor, nữ thẩm phán tối cao đầu tiên của Mỹ, chiếc áo choàng đen còn là biểu tượng cho thấy mọi thẩm phán có trách nhiệm chung là bảo vệ Hiến pháp và pháp quyền.
Video đang HOT
Đương nhiên, thẩm phán vẫn được quyền tự do lựa chọn trang phục bên dưới áo choàng hay những phụ kiện như tất chân, cà vạt, hoặc vòng cổ. Những thứ này nhắc nhở chúng ta rằng mỗi thẩm phán đều có cá tính và quan điểm riêng.
Ví dụ, giữa thập niên 1990, chánh án tòa tối cao William Rehnquist đã lấy cảm hứng từ trang phục của nhân vật đại phán quan Anh trong một vở kịch opera và may thêm dải màu vàng vào cổ tay áo. Bà Sarah O’Connor điểm xuyết cho trang phục bằng chiếc khăn đeo cổ màu trắng, giống lễ phục giới hàn lâm. Tương tự, nữ thẩm phán Ruth Bader Ginsburg cũng bắt đầu đeo diềm cổ bên ngoài áo choàng khi nhậm chức năm 1993.
Nữ thẩm phán quá cố Ruth Bader Ginsburg nổi tiếng với hình ảnh diềm cổ bên ngoài áo choàng đen. Ảnh: Supreme Court of the United States.
Việc thẩm phán Mỹ mặc áo choàng được tiếp nhận từ Anh, vậy truyền thống mặc áo choàng của thẩm phán Anh xuất phát từ đâu? Câu hỏi này vẫn còn được nhiều sử gia tranh cãi. Một số người tin rằng có nguồn gốc từ giáo hội, khi giới tăng lữ và tòa án là một. Một số người lại cho rằng áo choàng thẩm phán được phát triển từ áo toga của người La Mã cổ đại.
Theo Judicial Attire , thẩm phán ở Anh bắt đầu mặc áo choàng dưới thời của vua Edward II (trị vì từ năm 1327 tới 1377). Khi ấy, áo choàng thường là đồng phục của giới hàn lâm, học giả, hoặc của người tới triều đình nên việc để người nắm chức vị cao như thẩm phán mặc áo choàng cũng là điều hợp lý. Trong quá trình này, áo choàng thẩm phán có ba màu: áo tím mặc vào mùa hè, áo xanh lá mặc mùa đông, áo đỏ tươi mặc vào các dịp trọng đại.
Tới năm 1635, quy tắc trang phục lại thay đổi, thẩm phán phải mặc áo choàng đen vào mùa đông, áo tím và đỏ tươi vào mùa hè. Do quy tắc mới, áo choàng đen bắt đầu phổ biến ở Anh trong nửa đầu thế kỷ 17.
Theo một cách giải thích khác, áo choàng đen đã trở nên thịnh hành sau khi mọi người phải mặc màu đen để để tang vị quân chủ vừa băng hà, có thể là sau cái chết của vua Charles II vào năm 1685 hoặc của nữ hoàng Mary II vào năm 1694.
Trump nói Tòa án Tối cao sẽ 'giúp Biden thắng cử'
Trump cho rằng Tòa án Tối cao hỗ trợ Biden khi ra "phán quyết tồi tệ" cho phép một số bang gia hạn thời gian bỏ phiếu qua thư.
"Nếu Joe Biden Buồn ngủ đắc cử Tổng thống, 4 thẩm phán (cộng một) đã trợ giúp cho chiến thắng lố bịch đó sẽ phải ngồi trong một tòa án không chỉ bị nhồi nhét, mà còn có thể luân chuyển vị trí. Ít nhất nhiều thẩm phán mới cũng sẽ là phe cực tả", Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/10 viết trên Twitter.
Tuyên bố được Trump đưa ra sau khi các thẩm phán Tòa án Tối cao ra phán quyết cho phép bang Bắc Carolina gia hạn bỏ phiếu qua thư tới 9 ngày sau ngày bầu cử 3/11.
"Đây là phán quyết điên rồ và rất tệ cho quốc gia của chúng ta. Bạn có thể tưởng tượng nổi điều gì xảy ra trong 9 ngày đó. Cuộc bầu cử nên kết thúc vào ngày 3/11", Trump viết.
Tòa án Tối cao Mỹ trước đó cũng cho phép bang Pennsylvania gia hạn thời gian bỏ phiếu qua thư. Bắc Carolina và Pennsylvania là hai bang chiến trường quan trọng trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay giữa hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden.
Nhiều cuộc khảo sát chỉ ra cử tri Dân chủ có xu hướng bỏ phiếu qua thư nhiều hơn giữa đại dịch Covid-19, trong khi nhiều thành viên đảng Cộng hòa muốn bỏ phiếu trực tiếp.
Tuy nhiên, phán quyết của Tòa án Tối cao, yêu cầu bang Minnesota giữ riêng phiếu bầu qua thư gửi sau ngày 3/11 phòng trường hợp chúng bị coi là không hợp lệ, được xem là có lợi cho phe Cộng hòa.
Tổng thống Donald Trump tại sự kiện tranh cử ở Michigan hôm 30/10. Ảnh: NYTimes.
Đầu tuần này, Tổng thống Mỹ nói rõ rằng ông hy vọng Tòa án Tối cao ra phán quyết có lợi cho đảng Cộng hòa và ngừng nỗ lực gia hạn thời hạn nhận phiếu bầu qua thư sau ngày bầu cử.
"Hy vọng các tòa án không cho phép một số bang còn lại muốn kéo dài thời hạn bỏ phiếu sau ngày 3/11", Trump nói với phóng viên hôm 28/10, trước khi Tòa án Tối cao ra phán quyết về Pennsylvania, Bắc Carolina và Minnesota.
Tổng thống Mỹ trước đó nhiều lần phản đối việc mở rộng hình thức bỏ phiếu qua thư, cáo buộc nó dẫn tới "gian lận" bầu cử nghiêm trọng, dù không đưa ra bằng chứng.
Cũng trong ngày 30/10, Tổng thống Mỹ đăng liên tiếp hai tweet cáo buộc Biden sẽ "hủy hoại" Tòa án Tối cao Mỹ bằng cách nhồi nhét nhiều thẩm phán "cực tả" vào cơ quan tư pháp này. "Đừng để điều này xảy ra", Tổng thống Trump cảnh báo.
Biden trước đó từng lảng tránh nhiều câu hỏi về việc liệu ông có ủng hộ tăng số lượng thẩm phán trong Tòa án Tối cao Mỹ nếu đắc cử hay không. Trong cuộc phỏng vấn của chương trình "60 Minutes" tuần trước, cựu phó tổng thống nói rằng ông sẽ triệu tập ủy ban lưỡng đảng để trình bày khuyến nghị cải cách hệ thống tòa án Mỹ vì cho rằng nó "không ổn".
Khi chỉ còn cách bầu cử ba ngày, Biden đang dẫn trước Trump với tỷ lệ 52% so với 42% trong cuộc thăm dò quốc gia của Reuters/IPSOS, một phần do người dân bất bình với cách Tổng thống xử lý đại dịch.
Chiến thắng của ông Trump ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ Bà Amy Coney Barrett tuyên thệ nhậm chức thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ vào tối ngày 26.10, trong một sự kiện tổ chức tại nhà Trắng, một giờ sau cuộc bỏ phiếu đầy chia rẽ ở Thượng viện. Bà Coney Barrett tuyên thệ nhậm chức tại Nhà Trắng, trước sự chứng kiến của ông Trump. Theo Daily Mail, ông Trump đã...