Vì sao Thaco đưa Mazda CX-8 về Việt Nam ?
Việc đưa Mazda CX-8 về Việt Nam sẽ giúp Thaco lấp chỗ trống trong phân khúc SUV 7 chỗ cỡ lớn mà CX-9 để lại.
Trong phân khúc SUV 7 chỗ, trước năm 2017, Thaco đã nhập khẩu dưới dạng xe nguyên chiếc từ Nhật Bản và bán ra thị trường Việt Nam tổng cộng gần 1000 xe Mazda CX-9 với mức giá lên đến trên dưới 2 tỷ đồng – mức giá của những xe hạng sang tại thời điểm đó. Mẫu xe cỡ lớn và cao cấp nhất của Mazda trang bị động cơ 3.7L, được đánh giá cao với thiết kế khung gầm liền khối chắc chắn, kích thước xe rộng rãi, kiểu dáng chững chạc, nam tính, vận hành mạnh mẽ, linh hoạt, tiện nghi sang trọng, cao cấp.
Mazda CX-8 sẽ lấp chỗ trống của CX-9 tại Việt Nam
Trên thế giới, Mazda CX-9 đã đạt doanh số cao và là mẫu xe được yêu thích tại nhiều thị trường, kể cả các thị trường khó tính như Mỹ, Úc và một số nước châu Âu. Đây cũng là mẫu SUV có doanh số hàng đầu tại Nhật Bản và Singapore.
Sau khi dừng nhập khẩu mẫu xe Mazda CX-9, Mazda Việt Nam không có sản phẩm xe 7 chỗ cỡ lớn nào trong line-up sản phẩm của mình tại Việt Nam trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Mazda CX-8 chính là câu trả lời.
Bắt đầu từ thị trường Nhật Bản, Mazda dù có được những thành công trên thị trường toàn cầu với Mazda CX-9 nhưng hãng cần tìm một sản phẩm phù hợp hơn cho chính thị trường Nhật Bản với yêu cầu là phải gia tăng khả năng vận hành linh hoạt, tiết kiệm hơn và hiệu quả hơn. Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng khung gầm của Mazda CX-9, tinh chỉnh thiết kế để đảm bảo không gian nội thất rộng rãi nhưng hợp lý hóa kích thước, giảm trọng lượng và chuyển sang sử dụng động cơ thế hệ mới SkyActiv có kích thước nhỏ hơn nhưng hiệu năng đã được cải thiện đáng kể. Mẫu xe Mazda CX-8 chính là kết quả. Sau khi được giới thiệu, mẫu xe đã hoàn toàn thay thế cho mẫu xe CX-9 tại Nhật Bản.
Video đang HOT
Mazda đã đưa tất cả các công nghệ mới nhất của mình lên xe Mazda CX-8, đưa mẫu xe này trở thành sản phẩm cao cấp nhất và đại diện cho thương hiệu Mazda – tương tự như đã từng làm đối với Mazda CX-9
Trên cơ sở thành công tại thị trường Nhật Bản, Mazda đã lựa chọn Nhà máy Thaco Mazda tại Việt Nam với năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm đã được khẳng định để trở thành nhà máy đầu tiên tại Đông Nam Á của Mazda để chuyển giao công nghệ sản xuất xe Mazda CX-8 với thời gian được rút ngắn đáng kể nhờ dây chuyền sản xuất hiện đại được tự động hóa.
Với sự vượt trội về kiểu dáng thiết kế, không gian nội thất rộng rãi, trang bị, công nghệ vượt trội, Mazda CX-8 tại Việt Nam chắc chắn tiếp nối được sự thành công của mẫu xe CX-9 tại Nhật Bản và trên thế giới. Đồng thời, Mazda CX-8 hoàn chỉnh line-up sản phẩm và gia tăng khả năng cạnh tranh của thương hiệu Mazda do Thaco phân phối tại Việt Nam.
Theo Autobikes
Mazda CX-8 giá cao nhất 1,4 tỷ - cuộc chơi mới của Trường Hải
Mẫu xe 7 chỗ không tiếp cận khách hàng bằng giá thấp, thay vào đó tích hợp nhiều công nghệ bậc nhất phân khúc.
Phân khúc xe 7 chỗ giá trên 1 tỷ đang trở nên chật chội tại Việt Nam, khi có nhiều đại diện đến từ các hãng ở Nhật, Mỹ, Hàn. Mazda từ sau khi dừng bán CX-9 năm 2017, vẫn chưa có một mẫu xe mới để tham chiến. Sự thiếu vắng này khiến Trường Hải giảm bớt lợi thế ở một phân khúc đang phát triển. Để bù đắp, CX-8 có mặt kịp thời.
CX-8 ra mắt tại Việt Nam.
Về cơ bản, đại diện Mazda Nhật Bản trong phần giới thiệu xe tối 22/6 tại Việt Nam cho rằng CX-8 sử dụng chung khung gầm với CX-9, được kết cấu lại ngắn hơn, hẹp hơn và thấp hơn. Trong khi nhiều ý kiến từ truyền thông quốc tế cho rằng đây giống như một khung gầm của CX-5 được kéo dài. "Nhưng chuyện này với khách hàng không quá quan trọng, việc họ cần biết là CX-8 nằm giữa chiếc xe cỡ nhỏ CX-5 và xe cỡ lớn CX-9", một chuyên gia đánh giá xe nhận định.
Bảng so sánh thông số cho thấy CX-8 có trục cơ sở ngang với CX-9, để có thể lắp được 3 hàng ghế. Tuy vậy, chiều rộng của xe lại tương đương đàn em CX-5, nên cảm quan có thể thấy CX-8 dài thuôn, không bề thế như CX-9. So với đối thủ cùng phân khúc là Santa Fe, CX-8 vượt trội về chiều dài và trục cơ sở, cao hơn 10 mm nhưng hẹp hơn 50 mm.
Không có quá nhiều thứ cần nói về thiết kế của mẫu xe 7 chỗ mới, bởi cách tạo hình là hoàn toàn quen thuộc với khách hàng: giống CX-5. Đây là một lợi thế bởi cách tạo hình theo ngôn ngữ Kodo đang được ưa chuộng tại thị trường Việt. CX-8 nhờ đó không cần mất thời gian để trở nên quen mắt.
CX-8 là "người đến sau" trong cuộc chơi đã đầy các đối thủ với những thế mạnh khác nhau, Trường Hải chọn cách tiếp cận thị trường bằng trang bị, trong khi mức giá ngang tầm phân khúc.
Bảng danh sách dài các tính năng biến CX-8 thành mẫu xe nhiều option bậc nhất trong phân đoạn xe 7 chỗ trên 1 tỷ. Nội thất bọc da Nappa (thường xuất hiện trên xe sang), điều hoà tự động 3 vùng và hệ thống âm thanh 10 loa Bose là những tiện nghi duy nhất trong phân khúc.
Nội thất tương tự CX-5.
Những tiện ích khác gồm ghế trước chỉnh điện với ghế lái nhớ vị trí, các hàng ghế có sưởi, gương chống chói, phanh tay điện tử có tự động giữ phanh, khởi động nút bấm, hiển thị thông tin trên kính lái HUD, hệ thống kết nối Mazda Connect, DVD, gạt mưa tự động, rèm che nắng phía sau, cốp chỉnh điện.
Động cơ xe chỉ có một phiên bản Skyactiv-G 2.5, phun xăng trực tiếp cho công suất 188 mã lực, mô-men xoắn cực đại 252 Nm, nhỉnh hơn 3 mã lực và 2 Nm so với CX-5 bản cao cấp. Hộp số tự động 6 cấp. Xe tích hợp công nghệ tắt máy khi dừng chờ (Start-Stop System).
Hỗ trợ vận hành tài xế là hàng loạt công nghệ khiến các đối thủ phải dè chừng. GVC (G-Vectoring Control) là hỗ trợ đánh vào cua bằng cách giảm ga khi vào cua và bù ga khi hết cua để tăng tốc. Gói công nghệ an toàn i-Activsense chứa hàng tá chức năng như cảnh báo điểm mù, cảnh báo chệch làn, cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi, điều khiển hành trình thích ứng (tự giữ khoảng cách với xe trước thông qua radar đặt ở logo), cảnh báo vật cản phía trước và hỗ trợ phanh thông minh, hỗ trợ phanh trong thành phố và nhận diện người đi bộ, hỗ trợ phanh thông minh khi lùi.
Ngoài ra, xe có camera 360 độ, cảm biến đỗ, 6 túi khí, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, bộ ba phanh ABS-EBD-BA, cân bằng điện tử, những thứ đã rất quen thuộc với những xe tiền tỷ tại Việt Nam.
Bảng thống kê công nghệ rõ ràng có thể khiến các đối thủ phải dè chừng, dù thực tế việc tình trạng giao thông ở Việt Nam ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng. Trong phân khúc, đối thủ xây dựng phong cách tương đồng với CX-8 là Hyundai Santa Fe, cũng khung gầm liền khối unibody dạng crossover thành thị và nhiều tính năng. Trong khi ở mảng còn lại, Fortuner, Everest, Pajero Sport hay Trailblazer là những mẫu xe SUV thực thụ với kết cấu body on frame, hướng tới chạy đường trường, địa hình xấu.
Mức giá cho các phiên bản từ thấp lên cao là Deluxe 1,149 tỷ đồng, Luxury 1,199 tỷ đồng, Premium 2WD 1,349 tỷ đồng, cao nhất là Premium AWD 1,399 tỷ đồng. Các phiên bản khác nhau về trang bị. Mức giá này sẽ tăng trong tương lai, bởi theo hãng đây là giá ưu đãi cho những khách hàng mua đợt đầu, nhưng không nói rõ số lượng khách.
Phiên bản cao nhất có giá cao hơn 200 triệu so với Santa Fe, tương đương các xe nhập khẩu như Fortuner, Everest.
Trường Hải không đưa ra con số bán hàng kỳ vọng, nhưng tiết lộ hiện có hơn 240 đơn đặt hàng. CX-8 lắp ráp tại nhà máy ở Chu Lai.
Theo Vnexpress
Thaco chốt lịch ra mắt Mazda CX-8 tại thị trường Việt Nam, lộ thông số kĩ thuật Dù chưa được giới thiệu tại Việt Nam và Thaco chưa công bố giá bán, thông tin về Mazda CX-8 khiến thị trường ô tô nóng lên rất nhiều, đặc biệt là phân khúc SUV 7 chỗ. Theo thông tin từ Thaco Trường Hải, Việt Nam là thị trường đầu tiên tại Đông Nam Á và là thị trường thứ ba trên toàn...