Vì sao tên lửa P-35B Việt Nam có thể diệt cả TSB?
Bằng chiến thuật bầy sói, tên lửa chống hạm P-35B của Việt Nam hoàn toàn đủ sức mạnh hạ gục tàu sân bay được bảo vệ bởi hệ thống phòng thủ hiện đại nhất.
Tên lửa chống hạm P-35B là thành phần nằm trong hệ thống phòng thủ bờ biển cơ động 4K44B Redut mà Việt Nam có sở hữu. Đây từng là một trong những hệ thống tên lửa đất đối hải nguy hiểm nhất trên thế giới, do Liên Xô sản xuất, có thể hủy diệt cả hạm đội tàu sân bay hùng mạnh nhất.
Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1980 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tầm xa 4K44B Redut (NATO định danh là SS-C-1B Sepal) cùng 25 quả đạn tên lửa hành trình chống hạm P-35B. Khi đó, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở châu Á sở hữu hệ thống vũ khí diệt hạm này.
Hệ thống 4K44B Redut gồm 4 thành phần chính: radar trinh sát 4R45 Skala; xe chỉ huy; 3 bệ phóng di động và đạn tên lửa chống tàu P-35B. Tất cả các thành phần đều được đặt trên xe vận tải bánh lốp. Ảnh: Bệ phóng tự hành Redut tại Lữ đoàn 679, Hải quân Việt Nam.
Video đang HOT
Bộ đội diễn tập đưa quả đạn tên lửa P-35B nặng đến 4,5 tấn vào trong bệ phóng tự hành SPU-35B. Tên lửa có tầm bắn đến 460km, tốc độ bay pha cuối siêu âm Mach 1,4.
Toàn bộ khí tài hệ thống 4K44B Redut-B đều thiết kế trên khung gầm xe vận tải hạng nặng Zil-135K đạt tốc độ hành quân tối đa 65km/h, dự trữ hành trình 400km.
Bệ phóng tự hành SPU-35 trong trạng thái chiến đấu. Vì trọng lượng tên lửa rất lớn, to, dài nên mỗi xe phóng chỉ chở được một quả.
Ảnh: Trận địa tên lửa chống hạm 4K44 Redut của Hải quân Nga. Trong chiến đấu, nhằm đạt hiệu quả công kích mục tiêu cao nhất, cách đánh thường áp dụng với tổ hợp tên lửa này là “chiến thuật bầy sói” – dùng nhiều tên lửa công kích vào mục tiêu. Không chỉ 4K44 Redut, chiến thuật này vẫn được sử dụng trên các tổ hợp tên lửa hiện đại hơn như K-300P Bastion-P, Bal-E… đem lại xác suất diệt mục tiêu cao, hệ thống phòng thủ đối phương khó có khả năng đánh chặn.
Theo đó, chiến thuật bầy sói áp dụng với 4K44 Redut là, sĩ quan điều khiển sẽ phóng 3-4 tên lửa cùng một lúc. Một trong số các tên lửa này sẽ được điều khiển bay lên cao hơn so với các tên lửa khác. Tên lửa này sẽ dùng radar của mình để dẫn đường cho các tên lửa còn lại tấn công một tàu hoặc nhóm tàu được phát hiện bởi các radar cảnh giới.
Đạn tên lửa P-35B có độ cao hành trình từ 100-400m, hoặc có thể bay cao từ 4.000-7.000m trong trường hợp dùng radar của tên lửa để dẫn đường cho các tên lửa khác. Ở pha cuối tên lửa hạ thấp độ cao xuống dưới 100m trước khi lao đến mục tiêu.
Với đầu đạn nặng đến 1 tấn, tên lửa chống hạm P-35B được đánh giá là đủ sức nhấn chìm tàu sân bay cỡ lớn trên thế giới, tàu tuần dương, tàu khu trục lớn chỉ bằng một phát bắn. Hãy thử tưởng tượng, cả một “bầy” P-35B tấn công vào nhóm tàu sân bay thì mức thiệt hại chúng gây ra cho địch lớn tới mức không tưởng.
Theo_Kiến Thức
Tiết lộ rúng động, radar 2,7 tỉ USD của Lầu Năm Góc vô dụng
Chương trình khí cầu phòng thủ tên lửa (JLENS) của Lầu Năm Góc đã khiến nhiều người "bàng hoàng" khi một trong những khinh khí cầu giám sát đã bị "đứt dây" và lơ lửng ở Maryland vào tháng 10/2015. Một báo cáo mới đây đã tiết lộ những thông tin còn tồi tệ hơn: radar khinh khí cầu "xa xỉ" này không hề có hiệu quả.
Khinh khí cầu không người lái là một phần nằm trong hệ thống phòng thủ tên lửa hành trình mới của quân đội Mỹ, được giới truyền thông tiết lộ vào tháng 12/2014.
Hệ thống khí cầu phòng thủ tên lửa JLENS trị giá 2,7 tỉ USD được sử dụng để giám sát và theo dõi các tên lửa hành trình đang hướng tới, hoặc máy bay tầm thấp dọc theo bờ biển phía Đông nước Mỹ. JLENS bao gồm hai khinh khí cầu lớn, hoạt động dựa trên thiết bị radar phức tạp trên đó.
Mặc dù vậy, những cuộc kiểm tra được quân đội Mỹ tiến hành tiết lộ rằng các khinh khí cầu có thể không hiệu quả trong việc xác định các mối đe dọa có nguy cơ ở trên không.
Theo báo cáo, sai sót này bắt nguồn từ lỗi phần mềm, "có thể dẫn đến một số mục tiêu ưu tiên lớn của radar không được xử lý và theo dõi".
Đặc biệt, các hệ thống radar mất thời gian trong việc xác định đâu là máy bay "vô hại" và đâu là những đối tượng thù địch ở trên không, đặc biệt là khi phải phân tích nhiều đối tượng cùng một lúc.
Hiển nhiên là phần cứng của khinh khí cầu cũng có một số lỗi, đáng chú ý nhất là hệ thống neo của nó. Chính điều này đã gây ra vụ việc một khí cầu của JLENS đã "bay tự do" tại Maryland tháng 10 năm ngoái, sau đó 2 chiếc máy bay chiến đấu F-16 đã phải đuổi theo.
Chương trình tốn kém này đã phải đối mặt với những chỉ trích nặng nề thậm chí trước cả sự cố vào tháng 10-2015, nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại nhờ vào vận động hành lang lợi nhuận cao củacác đơn vị tham gia vào việc phát triển và sản xuất sản phẩm.
TheoTPO
Theo_Giáo dục thời đại
Nga lộ radar mới trong kế hoạch giám sát toàn cầu Theo tờ Rossiyskaya Gazeta, Nga sẽ thiết lập một mạng lưới radar cảnh báo sớm toàn cầu, vượt trội hơn so với mạng lưới thời Liên Xô. Trang bị mới Thông tin này được Thiếu tướng Anatoly Nestechuk thuộc Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga cho biết và trụ cột chính của hệ thống phòng thủ toàn cầu này sẽ được hình...