Vì sao taxi vàng “thống trị” New York?
Bất cứ ai từng đặt chân đến New York (Mỹ) đều dễ dàng nhận ra rằng, những chiếc taxi màu vàng bỏng bẩy, rực rỡ thống trị mọi nẻo đường ở đây và thậm chí trở thành biểu tượng của thành phố này. Tuy nhiên, không nhiều người biết về nguồn gốc ra đời cực thú vị của chúng.
Taxi vàng bóng bẩy tràn ngập trên đường phố New York.
Chúng ta hãy bắt đầu vào năm 1907, khi doanh nhân Harry N. Allen mở công ty Taxicab New York đưa những chiếc taxi đầu tiên chạy bằng xăng vào New York. 600 chiếc taxi được nhập khẩu từ Pháp khi đó được sơn màu đỏ và xanh.
Nhà sử học chuyên nghiên cứu về taxi Graham Hodges cho biết, những người chủ của các công ty taxi ban đầu sơn các màu riêng biệt cho đội xe của họ. Khi đó, taxi ở New York có rất nhiều màu sắc bắt mắt như nâu, trắng, đỏ, vàng và thậm chí có những chiếc được sơn nhiều màu.
Sau một vài năm, hai công ty taxi lớn nhất ở New York quyết định, màu vàng là màu sắc tối ưu nhất và theo đó, cả hai công ty này cùng đóng góp vào việc xây dựng biểu tượng taxi vàng cho thành phố.
Hai công ty này là Yellow Cab Company, do ông chủ John Hertz sáng lập ở Chicago năm 1910 và Yellow Taxicab Company, được ông chủ Albert Rockwell sáng lập ở New York năm 1912.
Tại sao 2 ông lớn taxi lại thích màu vàng? Nhiều người truyền tai nhau rằng, ông chủ Yellow Taxicab Company Rockwell chọn màu vàng để chiều lòng vợ mình, Nettie vì bà là người thích màu sắc sặc sỡ, rực rỡ.
Điều hiển nhiên là ông Rockwell không muốn các công ty taxi khác cũng bắt chước ông sơn màu vàng cho xe của họ. Theo đó, ông chủ này còn từng sử dụng hành động pháp lý để cố ngăn chặn việc này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo Allan Fromberg, Phó Ủy viên Các vấn đề công cộng ở Ủy ban Taxi và Limousine của thành phố New York, chính ông chủ của Yellow Cab Company, John Hertz là người thúc đẩy việc biến taxi vàng trở thành biểu tượng ở New York.
Những chiếc taxi vàng nổi bật trên đường phố New York những năm 1970
Với tư cách là người sáng lập Yellow Cab Company, ông Hertz đã đọc một nghiên cứu của ĐH Chicago kết luận rằng, màu vàng là màu sắc nổi bật nhất có thể được nhìn thấy từ xa. Nhận thấy màu vàng sẽ nổi bật nhất, dễ dàng đập vào mắt khách hàng đang tìm cách bắt taxi trên những con phố đông đúc, ông Hertz đã quyết định sơn toàn bộ xe taxi của công ty thành màu sắc rực rỡ, bóng bẩy này.
Chẳng bao lâu sau, theo ông Fromberg, màu vàng trở thành “xu hướng trong ngành taxi”. Xu hướng này lan rộng khi Hertz mở thêm các chi nhánh ở nhiều thành phố khác của Mỹ, bao gồm New York. Đến năm 1925, Hertz sở hữu 2.700 taxi và taxi màu vàng đã rất phổ biến trên các đường phố.
Trong những năm tiếp theo, ngành công nghiệp taxi phát triển mạnh nên số lượng xe taxi cũng gia tăng vọt gây ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các tài xế. Đặc biệt, đến giai đoạn Đại Suy thoái, sự cạnh tranh này càng căng thẳng. Để giải quyết vấn đề này, New York thông qua Đạo luật Haas năm 1937, thành lập hệ thống logo và siết chặt số lượng các xe taxi được cấp phép. Với Đạo luật Haas, các taxi được cấp phép với logo là những taxi duy nhất được bắt khách.
Logo taxi New York.
Tiếp đó, giới chức New York lại nhận thấy cần phải giúp người dân phân biệt giữa taxi được cấp phép và có logo với các loại taxi khác nên một đạo luật khác ra đời năm 1967 quy định, tất cả taxi được cấp phép và có logo đều phải được sơn màu vàng. Đó là lý do ngày nay chúng ta thấy những chiếc taxi vàng tràn ngập trên đường phố New York, đặc biệt là trong giờ cao điểm rồi trở thành biểu tượng của thành phố này.
Theo Danviet
Ám ảnh Chiến tranh Lạnh trở về với New York vì tên lửa Triều Tiên
Những người dân New York lớn tuổi phấp phỏng vì mối đe dọa rình rập từ tên lửa Triều Tiên.
Tên lửa Triều Tiên được phóng đi trong cuộc thử nghiệm tối 28/7. Ảnh: AFP.
Triều Tiên tối 28/7 phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) lần thứ hai. Tên lửa bay khoảng 45 phút và rơi xuống khu vực cách một đảo nhỏ ngoài khơi Nhật Bản 150 km. Chuyên gia tính toán nó có thể "bắn tới thành phố New York" nếu phóng với góc chuẩn.
Mối đe dọa rình rập mang tên Triều Tiên đang khiến nỗi ám ảnh Chiến tranh Lạnh trở về với không ít người dân New York, đặc biệt là những người ở thế hệ trước, theo AFP.
Steven Kovalenko, thợ cơ khí 71 tuổi, cho biết kho vũ khí hạt nhân cũng như sự phát triển của chương trình tên lửa Triều Tiên khiến ông vô cùng lo âu. "Chúng ngày càng mở rộng. Chẳng ai đề cập gì đến nó và nay họ nắm chúng trong tay", ông Kovalenko nói. "Mọi người đều lo lắng, rất lo lắng, nhưng không ai hành động".
Kovalenko cũng thêm rằng ông không chỉ lo âu về lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mà còn e ngại trước chính Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo Kovalenko, sự khó đoán và tính khí hung hăng của ông chủ Nhà Trắng không thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.
David Arthur, 62 tuổi, cho hay những sự việc xảy ra thời gian qua đã mang ông quay trở về với thời điểm cách đây hàng thập kỷ. Lúc bấy giờ, ông chỉ là một cậu bé 10 tuổi nhưng đã phải làm quen với những cuộc tập dượt tránh bom.
"Cứ mỗi lần có tiếng còi báo động hú lên là tôi lại lo lắng", ông Arthur nói. "Chúng ta đã trở thành mục tiêu".
Cựu thống đốc New York Nelson Rockefeller từng rất quan tâm tới việc tạo dựng cho người dân những nơi trú ẩn an toàn. Trong nhiệm kỳ của mình, ông đã ra lệnh xây hàng nghìn hầm trú ẩn kiên cố. Năm 1963, khoảng 17.448 tòa nhà được quân đội xác định làm nơi trú ẩn hạt nhân.
Người ta dễ nhận biết chúng bởi những dấu hiệu đặc trưng với biểu tượng chất phóng xạ màu đen in trên nền vàng. Hiện vẫn còn hàng chục cơ sở như vậy nhưng rất nhiều người dân ngày nay không hiểu về tầm quan trọng của chúng.
Arthur kể tầng hầm tòa nhà nơi ông ở từng là một hầm trú ẩn nhưng nay bị biến thành phòng giặt đồ. Nó hiện được lắp cửa sổ nhìn ra phố nên không thể đảm bảo an toàn như trước.
"Chương trình xây hầm trú ẩn đã đóng băng vài thập kỷ nên chúng không còn đáng tin nữa", ông Jeffrey Schlegelmilch, phó giám đốc Trung tâm Quốc gia về Ứng phó Thảm họa thuộc Viện Trái Đất, Đại học Columbia, nhận xét.
Những năm gần đây, New York cũng tập trung vào nhiệm vụ xây dựng năng lực ứng phó thảm họa, song những bài tập mô phỏng này chưa chuẩn bị cho người dân khả năng phản ứng trước ICBM, chuyên gia đánh giá.
Theo ông Schlegelmilch, không thành phố hay khu vực nào ở Mỹ hiện tại được chuẩn bị đầy đủ để ứng phó với một cuộc tấn công hạt nhân. Schlegelmilch cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là nâng cao nhận thức cho người dân về mối hiểm họa.
Tại khu phố Hàn Quốc thuộc trung tâm Manhattan, New York, 2 người phụ nữ Hàn Quốc trẻ tuổi đang làm việc tại Mỹ chia sẻ họ lo lắng cho gia đình mình ở quê nhà hơn.
Theo họ, nếu xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện, Hàn Quốc mới là bên chịu thiệt hại nặng nề hơn cả, không phải Mỹ. "Chúng tôi không muốn chiến tranh tái diễn nữa", một người nói.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Tên lửa "phủ cả nước Mỹ" của Triều Tiên mạnh chưa từng có Giới phân tích đánh giá năm 2017 là thời điểm Triều Tiên đạt bước tiến vượt trội về năng lực tên lửa tầm xa và vũ khí hạt nhân. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Triều tiên phóng đi trong đêm ngày 28.7. Theo Guardian, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Triều Tiên phóng ngày 28.7 bay xa 998km, đạt...