Vì sao tàu sân bay Mỹ không thể bị đánh chìm?
Các tàu sân bay khổng lồ là biểu tượng sức mạnh của quan đội Mỹ. Không có loại vũ khí nào đủ sức hỗ trợ máy bay chiến đấu hàng tháng triển biển như các tàu sân bay này, chính vì vậy, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Hiện nay Mỹ là lực lượng duy nhất trên thế giới vận hành một hạm đội tàu sân bay với 10 chiếc, trong đó luôn có ít nhất 3 chiếc hoạt động ngoài đại dương. Tuy nhiên, 2 vấn đề luôn được đặt ra đối với tàu sân bay đó chính là chi phí và khả năng dễ bị tấn công.
Mỗi khi tàu sân bay Mỹ tham chiến, nó không đi một mình và kéo theo cả chục tàu hộ tống và hỗ trợ khác, điều làm chi phí tăng cao. Chi phí để đóng và vận hành tàu sân bay quả thật rất lớn nhưng nó vẫn là thích hợp đối với những gì một chiếc tàu sân bay mang lại. Hiện nay Mỹ không thể sử dụng bất kì chiến thuật hay phương tiện nào để thay thế tàu sân bay, ngoài ra, sử dụng tàu sân bay vẫn được cho là tiết kiệm hơn với việc xây dựng căn cứ cố định trên khắp thế giới để hỗ trợ cho chiến đấu cơ.
Tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ
Vấn đề dễ dàng bị tấn công là điều nên bàn luận hơn do mỗi tàu sân bay chở theo khoảng 5.000 thủy thủ và nhân sự hỗ trợ khác. Phá hủy được một chiếc tàu sân bay sẽ là thành công không thể tuyệt vời hơn đối với kẻ thù của Mỹ. Tuy nhiên, khả năng để một nước nào đó làm việc này có lẽ gần như bằng không và dưới đây là nguyên nhân.
Tàu sân bay Mỹ rất nhanh và khó bị tổn hại: Kích thước lớn của các tàu sân bay khiến một ngư lôi hay tên lửa thông thường không thể đánh chìm được nó ngay cả khí bắn trúng mục tiêu. Ngoài ra, nó cũng có khả năng di chuyển với vận tốc 55 km/h, tức là nhanh hơn tàu ngầm khi bơi ở trạng thái lặn dưới mặt nước.
Hệ thống phòng vệ của tàu sân bay: Tàu sân bay Mỹ được trang bị các hệ thống phòng vệ chủ động và bị động để phá hủy các loại tên lửa hành trình bay tầm thấp hay tàu ngầm. Các loại vũ khí này bao gồm cảm biến hiệu suất cao, tên lửa dẫn đường bằng radar và 20 súng máy Gatling có tốc độ bắn 50 viên đạn/phút.
Không đoàn tàu sân bay bao gồm hơn 60 chiếc đấu cơ các loại và một đội máy bay cảnh báo sớm có khả năng theo dõi được các mối nguy hiểm từ khoảng cách xa hàng trăm km. Ngoài ra, tàu sân bay cũng chở theo đội trực thăng chống ngầm, chống mìn và chống tàu mặt nước. Tất cả các cảm biến và vũ khí sẽ tạo thành mạng lưới với nhau thông qua một trung tâm xử lí thông tin đặt ngay trên boong tàu.
Tàu sân bay không đi một mình: Tàu sân bay thường triển khai theo “nhóm tác chiến”, bao gồm nhiều tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu Aegis. Aegis là hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới, có khả năng đánh chặn nhiều mối đe dọa trên không bao gồm cả tên lửa đạn đạo. Ngoài ra, các tàu này cũng hoạt động thành mạng lưới với các tàu chiến mặt nước khác để tấn công cả tàu ngầm, tàu chiến của quân địch hay các radar, cảm biến điều khiển tên lửa tấn công.
Video đang HOT
Nhóm tác chiến tàu sân bay còn thường bao gồm cả một tàu ngầm tấn công tàng hình có khả ngăn ngừa mối nguy hiểm dưới mặt nước.
Tàu sân bay Mỹ không bao giờ đi một mình
Chiến thuật của hải quân Mỹ: Mặc dù tàu sân bay Mỹ được bảo vệ bởi những lớp phòng thủ dày đặc, nó vẫn đối mặt với nguy hiểm khi đứng gần kẻ thù. Chính vì vậy, chiến thuật hoạt động là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo sự sống sót của cả nhóm tàu sân bay.
Ví dụ, tàu sân bay không bao giờ hoạt động ở một khu vực chưa được dọn mìn bởi các tàu hỗ trợ khác. Nó cũng đứng ở khu vực biển lớn thay vì đi vào những vùng có mật độ các tàu qua lại đông đúc. Ngoài ra, tàu sân bay sẽ liên tục di chuyển nhằm làm loạn tín hiệu do tìm của đối phương.
Công nghệ phòng thủ mới: Nhiều đồn đoán về các mối đe dọa mới cho các tàu sân bay đã xuất hiện, do đó, hải quân Mỹ đã đầu tư mạnh vào công nghệ tấn công và phòng thủ nhằm đề phòng trường hợp xấu nhất. Một vài bước tiến quan trọng đã đạt được những năm gần đây bao gồm kết nối các hệ thống cảm biến và thiết bị điện tử, giúp tối đa hóa hiệu quả. Sau khi F-35 đi vào hoạt động, Mỹ cũng tính trang bị chiến đấu cơ tàng hình hệ thống tác chiến điện tử có khả năng gây nhiễu sóng hệ thống điều khiển vũ khí của quân địch.
Tóm lại, chỉ có một vài nước trên thế giới đủ khả năng tạo ra mối đe dọa cho tàu sân bay Mỹ và nếu muốn đánh đắm nó, các quốc gia này phải sử dụng vũ khí hạt nhân. Động cơ năng lượng hạt nhân cho phép tàu sân bay có thể hoạt động không giới hạn. Ngoài ra, với tốc độ đầu tư vào công nghệ như hiện nay, tàu sân bay sẽ vẫn là một biểu tượng cho tiềm lực trên biển của Mỹ trong hàng thập kỉ tới.
Theo Danviet
Cận cảnh siêu tiêm kích tàng hình tối tân F-35 Mỹ
F-35 được nhận xét là mẫu tiêm kích hiện đại và đắt giá nhất của Mỹ, sở hữu tính năng tàng hình ưu việt cũng như năng lực tấn công mạnh mẽ.
Không quân Mỹ hồi đầu tháng thông báo phi đội tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35A Lightning II đã sẵn sàng chiến đấu. Mẫu máy bay một chỗ ngồi, một động cơ này sở hữu nhiều đặc điểm vượt trội cũng như cải tiến về năng lực nhận thức tình huống, tàng hình, tốc độ và có thể đảm nhận nhiều sứ mệnh khác nhau. Nhà chức trách Mỹ khẳng định nó có khả năng tấn công những mục tiêu khó tiếp cận với độ chính xác cao, thậm chí xâm nhập không phận kẻ thù mà không bị phát hiện, theo Fox News. Ảnh: F35.com
Phi đội Chiến đấu cơ 34 trực thuộc Phi đoàn Chiến đấu 388 đóng tại căn cứ không quân Hill ở bang Utah là đội tiêm kích F-35A đầu tiên của toàn lực lượng. Để đạt chỉ tiêu Năng lực Tác chiến Sơ bộ, căn cứ Hill phải biên chế ít nhất 12 máy bay F-35A sẵn sàng chiến đấu, triển khai thực hiện nhiệm vụ toàn cầu, bao gồm yểm trợ hỏa lực tầm gần, đánh chặn, chiếm ưu thế trên không hạn chế và tiêu diệt hệ thống phòng không đối phương. Ảnh: Wikipedia
Theo đại úy James Schmidt từ Phi đoàn Chiến đấu 388, tiêm kích tàng hình Lockheed Martin F-35 Lightning II đặc biệt được phát triển để xâm nhập khu vực an toàn, tránh sự phát hiện của radar đối phương. Đây là điểm cải tiến đáng kể so với những mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 4.
"Chính năng lực tàng hình làm nên sự độc đáo và tính hiệu quả của F-35", Schmidt cho hay. "Và đó chỉ là một trong nhiều điểm khiến nó trở nên độc nhất vô nhị".
Các chuyên gia Mỹ nhắm mục tiêu phát triển công nghệ tàng hình cho F-35 ngay từ những ngày đầu, vì thế tất cả các chi tiết trong thiết kế đều được tối ưu hóa, từ hình dáng, hốc hút gió cho đến sải cánh. Bên cạnh đó, vật liệu chế tạo máy bay cũng có khả năng hấp thụ sóng radar tối đa. Ảnh: Telegraph
Một điểm nhấn khác làm nên nét độc đáo của F-35 nằm ở chiếc mũ phi công giúp người điều khiển gia tăng khả năng quan sát. Phi công khi cần có thể "nhìn" xuyên qua máy bay xuống mặt đất phía dưới nhờ một cơ chế hỗ trợ mang tên gọi Hệ thống Khẩu độ Phân tán (DAS).
Máy bay trang bị hàng loạt camera, ghi hình mọi hướng. Bộ xử lý của phi cơ sau đó tổng hợp, phân tích những dữ liệu này, sau đó tổng hợp chúng với nhau rồi trích xuất hình ảnh toàn cảnh môi trường xung quanh ra bộ hiển thị gắn trên mũ bảo hiểm. Ảnh: US Defense Watch
Dàn vũ khí mà các chiến đấu cơ F-35 sở hữu cũng được đánh giá là vô cùng ấn tượng. Nhà thầu quốc phòng Mỹ Raytheon mới đây đã liệt kê danh sách những "vũ khí khủng" có thể lắp đặt cho siêu tiêm kích này để đánh bại các mối đe dọa mới phát sinh. Chúng bao gồm tên lửa AIM-9X Sidewinder, tên lửa không đối không tầm trung cải tiến (ARMAAM), tên lửa tấn công hỗn hợp (JSM), bom liệng JSOW, bom dẫn đường laser Paveway II hay bom đường kính nhỏ SDB II. Ảnh: Twitter
Chia sẻ về cảm giác khi điều khiển tiêm kích F-35, Schmidt cho hay "việc bay và hạ cánh trên mẫu chiến đấu cơ này thật sự tuyệt vời. Máy bay rất dễ điều khiển". Schmidt cũng thêm rằng mẫu F-35A còn sở hữu hệ thống lái tự động tiên tiến.
"Tôi có thể ra lệnh muốn bay ở độ cao này, tốc độ này hay muốn đi từ điểm này tới điểm kia rồi sau đó cứ thế thoải mái bỏ tay khỏi cần điều khiển và máy bay sẽ thực hiện chính xác những gì tôi yêu cầu", Schmidt khẳng định. Ảnh:Wikipedia
F-35 được đánh giá là siêu tiêm kích đắt nhất thế giới bởi theo chuyên gia ước tính, Washington phải bỏ ra tổng số tiền khoảng 1.400 tỷ USD để mua và duy trì hoạt động của một tổ hợp siêu tiêm kích F-35 gồm khoảng 2.400 chiếc. Ảnh: electronicsnews.com
F-35 được coi là xương sống trong quá trình phát triển máy bay chiến đấu tương lai của Washington. Đặc biệt, một trong những công nghệ giúp F-35 thống trị bầu trời và trở thành nỗi khiếp sợ đối với bất kỳ lực lượng quân đội nào chính là khả năng tiếp nhiên liệu trên không, giúp mở rộng phạm vi hoạt động.
Một chiếc F-35A đỗ tại căn cứ không quân Edwards ở California. Đây là phiên bản nhỏ nhất, nhẹ nhất và là mẫu duy nhất được trang bị pháo GAU-12/U gắn trong thân. Khẩu pháo 25 mm này được phát triển từ pháo M61 Vulcan 20 mm trang bị trên các loại máy bay chiến đấu của không quân Mỹ từ thời F-104 Starfighter còn hoạt động và cũng được lắp đặt trên phi cơ AV-8B Harrier II của lực lượng thủy quân lục chiến. F-35A không chỉ vượt trội ở tính cơ động, phản ứng nhanh mà còn thể hiện sự đột phá ở khả năng tàng hình, tầm bay và tải trọng. Ảnh: US Air Force
Vũ Hoàng
Theo VNE
Lộ bí mật về tàu sân bay thứ ba của TQ Hình ảnh rò rỉ trên mạng cho thấy tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc sẽ sử dụng hệ thống phóng máy bay hiện đại. Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc vẫn có đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu (ski-jump). Trong tình hình căng thẳng gia tăng tại khu vực Biển Đông, Bắc Kinh đang ráo riết nâng cấp...