Vì sao tàu ngầm mới của Israel khác lạ với hầu hết tàu ngầm hiện đại?
Giống như các tàu ngầm cũ của Liên Xô và Triều Tiên, tàu ngầm INS Draken mới có tháp lớn bất thường.
Nhưng các chuyên gia quân sự có thể đoán được nó dùng để làm gì.
Tàu ngầm của Israel INS Drakon đang được chế tạo ở Đức có phần tháp lớn bất thường, có khả năng tạo ra một “cú đấm” rất mạnh. Ảnh: Getty Images
Các chuyên gia tin rằng tàu ngầm INS Drakon tương lai sẽ chứa và phóng tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân trong tháp của nó. Nếu đúng vậy, tên lửa hạt nhân trên biển sẽ là một phần trong kho vũ khí hạt nhân bí ẩn của Israel, điều mà quốc gia Trung Đông này chưa bao giờ chính thức thừa nhận sở hữu.
Hải quân Israel nổi tiếng với sự bí mật xung quanh lực lượng tàu ngầm của mình. Họ có 5 tàu ngầm lớp Dolphin-I/II được cho là mang theo tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Giờ đây, chiếc tàu ngàm mới nhất INS Drakon đã được hạ thủy một cách lặng lẽ ở Kiel, Đức. Nó dường như có tên lửa mới, và kích thước lớn hơn. Drakon cũng cho thấy sự tăng trưởng đáng kể về năng lực tàu ngầm của Israel.
Là một biến thể của lớp Dolphin-II rất thành công, những đường nét độc đáo của Drakon thể hiện tư duy hải quân độc lập quyết liệt của Israel. INS Drakon lớn hơn bất kỳ tàu ngầm nào trước đây của Israel và dài hơn nhiều so với hai chiếc Dolphin-II đầu tiên. Đáng chú ý hơn nữa là phần tháp khổng lồ.
Chiếc tháp lớn gây tò mò
Tàu ngầm INS Drakon đã xuất hiện trong nhiều bức ảnh vào tuần trước khi nó được ra mắt ở Kiel, Đức. Chuyên gia về tàu ngầm H I Sutton nói rằng tàu ngầm này thuộc lớp Dolphin II đã được cải tiến, có thân dài hơn vài mét so với các tàu ngầm trước đó. Giống như các tàu ngầm Dolphin II trước đây, tàu ngầm mới cũng sẽ có hệ thống đẩy không khí độc lập cho phép nó có thể lặn lâu hơn nhiều so với các tàu ngầm phi hạt nhân khác.
Video đang HOT
Hình ảnh tàu INS Drakon tại Đức.
Sutton và nhà phân tích hải quân Matus Smutny tin rằng có khả năng phần tháp lớn sẽ che giấu tên lửa hành trình và cả tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa sẽ được cất giữ thẳng đứng trong tháp, một động cơ đẩy sẽ phóng thẳng tên lửa ra khỏi tàu ngầm. Khi tên lửa hành trình đạt tốc độ cận âm, các cánh điều khiển sẽ bật ra và động cơ tua-bin trên tên lửa sẽ đảm nhận lực đẩy. Đây là kỹ thuật phổ biến dành cho tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm, từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk của NATO đến Kalibr của Nga.
Hầu hết các tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm đều được phóng từ ống phóng ngư lôi hoặc hầm phóng thẳng đứng dọc theo thân tàu ngầm. Tuy nhiên, ống phóng ngư lôi chỉ có đường kính cố định là 533mm, hạn chế đường kính của tên lửa hành trình. Nếu tên lửa hành trình lớn hơn ống phóng ngư lôi, các nhà thiết kế phải chọn phương án phóng khác.
Một khả năng là cất giữ chúng trong các ống phóng dọc phía mũi tàu, giống như tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của hải quân Mỹ, Nga, Pháp và Anh. Tuy nhiên, tàu Drakon nhỏ hơn đáng kể so với các tàu ngầm của Hải quân Mỹ, với chiều cao thân tàu nhỏ hơn nên một tên lửa hành trình lớn sẽ không dễ dàng lắp vừa. Việc thêm một ụ phía sau vây, giống như tàu ngầm lớp Ohio, có thể đòi hỏi phải thiết kế lại về lâu dài.
Đồ họa minh họa cấu tạo của tàu ngầm Drakon, Israel, trong đó phần tháp to hơn tháp tàu Dolphin-II (hình nhỏ kèm theo), có thể là nơi trữ tên lửa theo phương thẳng đứng.
Năm 2016, Triều Tiên trình làng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Sinpo (SSB). Sinpo nổi tiếng với hệ thống lưu trữ tên lửa phóng ngược: lưu trữ tên lửa ở tháp giống như các tàu ngầm lớp Golf cũ của Hải quân Liên Xô. Tàu lớp Golf có thể chứa ba tên lửa mang đầu đạn hạt nhân RF-11 trong tháp, một phần do kích thước của tàu ngầm và một phần do chức năng của công nghệ tên lửa thô sơ hơn trước đó.
Lý do Israel cần tàu ngầm mới, mang tên lửa mới
Tàu Drakon của Israel có thể cũng có sự sắp xếp tương tự. Trước đó, các tàu ngầm của Israel không có tháp lớn và chỉ phóng tên lửa hành trình từ ống phóng ngư lôi. Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao Israel lại sản xuất tên lửa hành trình lớn hơn ống phóng ngư lôi?
Câu trả lời: Iran, một đối thủ chính trị lớn của Israel. Biến thể Block IV của tên lửa Tomahawk trên biển, biến thể phổ biến nhất trong biên chế của Israel, có tầm bắn gần 1.500km. Nhưng từ vị trí phóng ngoài khơi bờ biển Israel trên biển Địa Trung Hải, một tên lửa hành trình phải có tầm bắn lên tới 2.700 km để đảm bảo toàn bộ lãnh thổ Iran nằm trong tầm bắn.
Tàu ngầm lớp Golf II của Liên Xô cũ vào năm 1985. Ảnh: Wikimedia Commons
Israel có thể không tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu chống lại Iran, nhưng nước này phải đảm bảo rằng bất kỳ cơ sở hạt nhân nào của Iran đều nằm trong tầm tấn công của vũ khí Israel. Một tên lửa hành trình có khả năng như vậy phải dự trữ gấp đôi lượng nhiên liệu phản lực của tên lửa hành trình Tomahawk, do đó khiến nó quá lớn để phóng qua ống phóng ngư lôi.
Israel là một trong 9 quốc gia có vũ khí hạt nhân và là quốc gia duy nhất chưa công khai tuyên bố mình là cường quốc hạt nhân. Israel duy trì chính sách “mơ hồ hạt nhân” nhằm khiến kẻ thù không chắc chắn về khả năng của họ, và do đó làm giảm niềm tin của đối thủ vào một cuộc tấn công bất ngờ thành công. Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí đánh giá Israel sở hữu 90 vũ khí hạt nhân. Israel và Nam Phi được cho là đã tiến hành một vụ thử hạt nhân chung vào năm 1979 ở Nam Đại Tây Dương, một sự kiện được gọi là “Sự cố Vela”.
Máy bay chở dầu KC-707 của Không quân Israel và máy bay chiến đấu F-16 Falcon bay trình diễn trong một cuộc triển lãm hàng không ở Tel Aviv, vào ngày 26/4/2023. Ảnh: Getty Images
Vũ khí của Israel có thể được trải rộng khắp các lực lượng trên không, trên bộ và trên biển, với bom trọng lực hạt nhân dành cho máy bay chiến đấu F-16 và đầu đạn hạt nhân dành cho tên lửa hành trình trên các tàu ngầm lớp Dolphin I hiện có trong số các lực lượng hạt nhân có thể có của nước này. Israel cũng duy trì lực lượng tên lửa Jericho II và III.
Theo trang Naval News, việc có cả ống phóng ngư lôi dành cho tên lửa hành trình vũ trang hạt nhân và ống phóng thẳng đứng có thể khiến các nhà phân tích ngạc nhiên. Nó cho thấy tên lửa mới không phải là sự thay thế trực tiếp cho tên lửa hành trình.
Một lời giải thích là vũ khí mới sẽ chưa sẵn sàng cho đến khi tàu ngầm đi vào hoạt động. Quả thực, tàu Drakon có thể được sử dụng để thử nghiệm các tên lửa mới. Vì vậy, việc giữ lại các ống phóng ngư lôi cho phép tiếp tục răn đe hạt nhân trong quá trình chuyển đổi. Có thể một tổ hợp tên lửa sẽ được trang bị vũ khí thông thường và tổ hợp còn lại được trang bị vũ khí hạt nhân. Điều này sẽ cho phép thực hiện các nhiệm vụ tấn công trên bộ đồng thời duy trì khả năng răn đe hạt nhân.
Một câu trả lời thông thường hơn là các ống phóng thẳng đứng đã được bổ sung muộn trong thiết kế, thậm chí có thể sau khi việc xây dựng tàu đã bắt đầu. Việc giữ các ống phóng ngư lôi bổ sung có thể rẻ hơn và dễ dàng hơn.
Có thể phải mất một thời gian, có thể là nhiều năm để giải mã được khả năng của tàu ngầm. Hải quân Israel vốn giữ bí mật một số khía cạnh của các tàu ngầm họ hiện có, vì vậy chúng ta có thể không bao giờ biết hết được. Các nhà quan sát chỉ có thể giải mã được một phần thông qua những hình ảnh mới xuất hiện.
Iran vượt chỉ tiêu về xuất khẩu dầu khí
Phóng viên TTXVN tại Trung Đông dẫn phát biểu ngày 13/8 của Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji cho biết nhờ gia tăng sản lượng, quốc gia Trung Đông này hiện đã vượt ra mục tiêu về xuất khẩu dầu khí đề ra cho năm nay.
Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark, ngoài khơi vùng Vịnh. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji thông báo sản lượng dầu thô của Iran đã tăng lên xấp xỉ 3,2 triệu thùng/ngày và dự kiến sẽ đạt 3,3 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 8.
Bên cạnh đó, quan chức này còn cho biết Iran hiện sản xuất khoảng 700.000 đến 800.000 thùng khí ngưng tụ hàng ngày.
Nhờ mức gia tăng này, xuất khẩu dầu thô của Iran đã vượt qua mục tiêu đề ra của chính phủ là 1,4 triệu thùng/ngày, theo thống kê của hãng thông tấn Tasnim.
Ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran từng bị giáng một đòn nặng nề khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này, đặc biệt chú trọng tới hoạt động khai thác nguồn "vàng đen". Trước đó, Iran đã xuất khẩu khoảng 2,8 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên chỉ đạo tăng cường năng lực chế tạo vũ khí Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 6/8 cho biết nhà lãnh đạo nước này, ông Kim Jong Un, đã đưa ra những lời chỉ đạo tại các nhà máy vũ khí lớn của Triều Tiên trong thời gian từ ngày 3-5/8, bao gồm các dây chuyền chế tạo động cơ tên lửa hành trình chiến lược và máy bay không...