Vì sao tăng “Vua Cọp” không cứu nổi phát xít Đức?
Giáp cực dày, hỏa lực mạnh, xe tăng Tiger II được kỳ vọng là giúp xoay chuyển cục chiến trường, thế nhưng điều đó đã không thành hiện thực.
Cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, sau thất bại ở ở Stalingrad và đặc biệt là trận vòng cung Kursk, quân đội phát xít Đức mất hoàn toàn thế chủ động trên chiến trường, trong khi đó Hồng quân Liên Xô ngày càng mạnh mẽ hơn. Những binh đoàn xe tăng T-34 trải rộng khắp chiến trường đẩy lui lực lượng xe tăng “báo” hùng mạnh một thời của người Đức. Ngay cả xe tăng hạng nặng Tiger I khi đó cũng không có cách gì ngăn cản nổi bước tiến của Hồng quân Liên Xô. Trong bối cảnh đó, người Đức đặt hết hi vọng vào cỗ xe tăng mới.
Đó chính là xe tăng Tiger II – cỗ xe tăng có trọng lượng nặng nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nó có rất nhiều tên gọi khác, ví dụ như định danh chính thức là Panzerkampfwagen Tiger Ausf. B gọi tắt là Tiger B, định danh lưu trữ là Sd.Kfz. 182, trong khi người Mỹ gọi nó là King Tiger ( vua cọp) còn người Anh gọi là Royal Tiger. Thế nhưng, cái tên Tiger II vẫn là phổ biến nhất. Nó là sự tiếp nối của dòng tăng Tiger I nhưng có giáp tốt hơn hẳn.
Tiger II bắt đầu tham chiến tháng 7/1944 – thời điểm mà Quân đội phát xít Đức mất đi quyền chủ động chiến trường, thất bại trên khắp các mặt trận từ châu Âu sang châu Phi. Nó ra trận mang theo kỳ vọng là sẽ xoay chuyển được tình thế, cứu nguy cho chế độ tàn bạo của trùm phát xít Hitler.
Thế nhưng, giấc mộng xoay chuyển tình thế, âm mưu bá chủ toàn cầu của Hitler đã không thành hiện thực, xe tăng Tiger II thất bại thảm hại trước quân đồng minh, hầu hết đều “bỏ mạng” trên chiến trường. Tại sao lại như vậy? tại sao một cỗ tăng bọc giáp “khủng” nhất, hỏa lực mạnh mẽ lại thất bại?
Lý do đầu tiên chính là số lượng – 492 chiếc Tiger II là không đủ để giúp quân phát xít đang thất bại trên khắp các mặt trận trải dài tới hàng nghìn km. Để có được ưu thế về công nghệ, giáp và hỏa lực, chế tạo Tiger II rất tốn kém về các tiêu chí thời gian, nguyên liệu và tiền bạc.
Trong khi đó, các cuộc không kích dữ dội của đồng minh đã khiến cho việc sản xuất không thể thực hiện. Trong số những cuộc ném bom đó, năm phi vụ trong khoảng thời gian 22 tháng 9 và 7 tháng 10 năm 1944 đã phá huỷ 95% diện tích sàn của nhà máy Henschel – nơi lắp ráp Tiger II. Chỉ 492 chiếc đã được chế tạo: 1 năm 1943, 379 năm 1944, và 112 năm 1945. Việc sản xuất đầy đủ bắt đầu từ giữa năm 1944 tới cuối cuộc chiến.
Video đang HOT
Lý do tiếp theo là tính cơ động, Tiger II phiên bản hoàn chỉnh có trọng lượng lên tới 69,8 tấn nhưng chỉ trang bị động cơ chạy xăng V-12 Maybach HL 230 P30 công suất 690 mã lực cho tốc độ hành quân trên đường bằng là 38km/h, trong điều kiện việt dã chỉ còn 15-20km/h, tầm hoạt động chỉ khoảng 120-170km. Tốc độ chậm chạp chiến cho Tiger II dù là “lô cốt di động”, pháo lớn mạnh mẽ nhưng vẫn có thể bị những cỗ tăng hạng trung tiêu diệt.
Giáp bảo vệ xe tăng cũng là một vấn đề, tuy nó được trang bị giáp dày từ 40-180mm, giày hơn bất cứ xe tăng nào của đồng minh. Nhưng trong giai đoạn cuối cuộc chiến, người Đức rất thiếu nguyên liệu, đặc biệt là mangan để làm giáp xe tăng. Họ buộc phải sử dụng loại thép carbon cao, cứng nhưng rất giòn, làm giảm hiệu quả phòng vệ của xe.
Cuối cùng, thời điểm năm 1944, Liên Xô đã có trong tay nhiều loại xe tăng hạng nặng, pháo chống tăng hạng nặng đủ sức xuyên thủng giáp tăng Tiger II. Ví dụ như xe tăng IS-2 với pháo 122mm hay pháo tự hành SU-152 và ISU-152 trang bị pháo 152mm cực mạnh có thể xé toang giáp Tiger và giết chết tổ lái bằng chấn động với viên đạn nặng tới 48kg.
Tháng 8/1944, xe tăng IS-2 của Hồng quân Liên Xô lần đầu giáp mặt Tiger II ở sông Vistula, Ba Lan. Dù có rất nhiều lợi thế về địa hình phòng thủ, song các Tiger II đã bị lực lượng xe tăng IS-2 Liên Xô áp đảo. Với pháo lớn hơn hẳn, các xe IS-2 đứng trên bờ sông, phơi bày giáp trước về phía địch, bắn xuyên mặt trước của các “Hổ vương” ở cự li 700-1.000m, buộc các xe còn sống sót phải ẩn nấp, tạo điều kiện để Hồng quân chiếm bàn đạp, lập đầu cầu vượt sông.
Mặc dù vậy, xe tăng Tiger II cũng giành được một số thắng lợi lớn trong nhiều trận chiến. Ví dụ, tiểu đoàn tăng hạng nặng 503 trong loạt chiến dịch ở Hungary tháng 10/1944 đã tiêu diệt được 121 xe tăng Liên xô, 244 súng chống tăng và pháo, năm máy bay và một tàu hoả. Tính tới ngày 1/4/1945, tiểu đoàn 503 đã đạt mức tiêu diệt 500 phương tiện quân đồng minh với thiệt hại chỉ 45 xe Tiger II. Tuy nhiên, thành tích này là quá nhỏ nhoi so với toàn cuộc chiến. Sự thất bại của phát xít Đức là không thể tránh khỏi.
Tiger II sử dụng pháo chính Kwk 43 L/71 cỡ nòng 88mm, kết hợp với kính ngắm TZF-9d, cho độ chính xác rất cao. Với một mục tiêu giả định xe tăng đối phương cao 2m, rộng 2,5m, xác suất bắn trúng của pháo là gần 100% ở cự li trên 1.000m, 95-97% ở cự li 1.500m và 85-87% ở cự li 2.000m. Trong thực tế chiến đấu, con số này có giảm đi nhưng vẫn đạt xác suất trúng hơn 80% ở cự li 1.000m.
Giáp trước thân xe Tiger II dày 150mm nghiêng 50 (tương đương 230mm thép đặt thẳng đứng). Giáp trước tháp pháo dày 180mm nghiêng 10 (tương đương 190mm thép đặt thẳng đứng). Đây là loại xe có vỏ giáp dày nhất của Đức trong thế chiến 2. Trong các loại xe tăng của Đồng Minh, chỉ có IS-2 là có vỏ giáp phía trước tương đương Tiger II (giáp phía hông xe thì IS-2 dày hơn chút ít).
Đạn xuyên thép 85 mm của xe tăng hạng trung Xô Viết T-34/85 không thể xuyên thủng lớp vỏ thép dày phía trước của Vua Cọp thậm chí ở khoảng cách 300 mét. Thử nghiệm cho thấy, đạn pháo 85mm của Nga và 76mm của Mỹ chỉ có thể xuyên phá sườn và tháp pháo Vua Cọp ở khoảng cách 800 tới 2.000 mét. Pháo ZIS-3 và F-34 (76mm) nhìn chung không thể xuyên phá mặt trước và sườn xe tăng này. Để xuyên phá được giáp trước Tiger II, cần phải có những loại xe tăng hạng nặng trang bị pháo cỡ nòng 100mm trở lên.
Ngày nay, chỉ còn 11 chiếc xe tăng Tiger II “sống sót” được trưng bày khắp các bảo tàng ở châu Âu. Ảnh: Tiger II được cắt một phần vỏ giáp cho thấy không gian bên trong.
Theo_Kiến Thức
Xe tăng Tiger II Đức: "Đi vào vết xe đổ" Tiger I
Người Đức kỳ vọng xe tăng hạng nặng Tiger II giúp họ xoay chuyển được cục diện chiến trường, nhưng chúng lại tiếp bước vết xe đổ từ Tiger I.
Người Đức kỳ vọng xe tăng hạng nặng Tiger II giúp họ xoay chuyển được cục diện chiến trường, nhưng chúng lại tiếp bước "vết xe đổ" từ Tiger I.
Mùa hè năm 1943, các binh đoàn thiết giáp Đức đã đại bại trước Hồng quân Liên Xô trong chiến dịch Kursk. Về lí thuyết, những chiếc xe tăng hạng nặng Tiger I với pháo 88mm có thể bắn xuyên giáp trước của xe tăng hạng nặng T-34 từ cự li rất lớn 1.000-1.500m, trong khi T-34 chỉ có thể bắn xuyên giáp trước dày hơn 100mm của Tiger I từ cự li 150-200m. Nhưng thực tế chiến trường lại rất khác, những chiếc Tiger I nặng nề gần 60 tấn thép đã bị T-34 lợi dụng địa hình để cơ động bao vây, chia cắt, tạt sườn...
Thua đau trước Hồng quân Liên Xô và mất thế chủ động trên chiến trường, phát xít Đức đẩy mạnh việc chế tạo mẫu xe tăng mới mạnh mẽ hơn. Cũng giống như Tiger I, Henschel & Son đảm nhận việc thiết kế và cho ra đời xe tăng hạng nặng Tiger II. Loại xe này còn được biết đến với cái tên "King Tiger" (Hổ vương).
Cận cảnh một chiếc Tiger II bị tiêu diệt trên chiến trường
Đi vào vết xe đổ Tiger I
Nhìn chung, cấu hình vận động của Tiger II tương tự với Tiger I, kíp chiến đấu vẫn giữ nguyên 5 người, nhưng có thay đổi nhiều về giáp. Điều đó dẫn đến kích thước và khối lượng xe tăng vọt.
Tiger II dài đến 10,26m (kể cả nòng pháo), rộng 3,75m, cao 3,09m, và nặng đến 69,7 tấn. Đó là một con số khủng khiếp, nhất là với điều kiện đường sá, cầu phà thời bấy giờ. Dĩ nhiên, giáp của xe cũng được tăng cường hơn nhiều so với Tiger I. Ở các vị trí có nhiều khả năng trúng đạn như tháp pháo, thân trước... sẽ được bọc giáp dày từ 100-180mm, còn ở các vị trí khác sẽ là từ 40-80mm.
Tuy nhiên, độ nghiêng của giáp là không lớn, có thể nói là gần như đặt thẳng đứng so với phương ngang, hạn chế phần nào khả năng chống đạn xuyên giáp của xe. Thêm vào đó, trong giai đoạn cuối cuộc chiến, người Đức rất thiếu nguyên liệu, đặc biệt là mangan để làm giáp xe tăng. Họ buộc phải sử dụng loại thép carbon cao, cứng nhưng rất giòn, làm giảm hiệu quả phòng vệ của xe.
Dù có trọng lượng rất lớn, nhưng động cơ của tăng hạng nặng Tiger II lại chỉ là loại chạy xăng V-12 Maybach HL 230 P30 công suất 690 mã lực. Tỉ số công suất/khối lượng chỉ là 9,8 mã lực/tấn (để so sánh, xe tăng hạng nặng IS-2 của Liên Xô nặng 51 tấn được trang bị động cơ 600 mã lực, tỉ số đạt 11,8 mã lực/tấn) nên xe di chuyển rất chậm. Tốc độ hành quân trên đường tốt là 38km/h và giảm rất mạnh trong điều kiện việt dã, chỉ đạt từ 15-20km/h. Tầm hoạt động cũng bị giới hạn còn 120-170km, tùy điều kiện đường.
Có thể hiểu rằng, Tiger II không được thiết kế cho mục đích đột phá tấn công, mà chủ yếu là phòng ngự như một "lô cốt di động". Một phần do lúc này, Hồng quân Liên Xô cũng đã chuyển sang phản công mạnh trên các chiến trường. Tiger II cũng sử dụng giảm xóc dạng nhún cổ rùa, nhưng nhìn chung không hiệu quả vì khối lượng xe rất lớn.
Đội hình xe tăng Tiger II của tiểu đoàn tăng hạng nặng SS số 501.
Về hỏa lực, Tiger II sử dụng pháo chính Kwk 43 L/71 cỡ nòng 88mm, kết hợp với kính ngắm TZF-9d, cho độ chính xác rất cao. Với một mục tiêu giả định xe tăng đối phương cao 2m, rộng 2,5m, xác suất bắn trúng của pháo là gần 100% ở cự li trên 1.000m, 95-97% ở cự li 1.500m và 85-87% ở cự li 2.000m. Trong thực tế chiến đấu, con số này có giảm đi nhưng vẫn đạt xác suất trúng hơn 80% ở cự li 1.000m.
Pháo có cơ số đạn 86 viên, sử dụng nhiều loại đạn có sức công phá lớn như đạn xuyên giáp PzGr 39/43, PzGr 40/44, đạn nổ mạnh SpGr 43, đạn nổ mạnh chống tăng HlGr 39... Vũ khí phụ là hai súng máy MG 34 cỡ 7,92mm, cơ số đạn 5.850 viên.
Đã có 1.500 chiếc Tiger II được đặt hàng sản xuất. Nhưng lúc này, Chiến tranh Thế giới thứ hai đã đi vào giai đoạn cuối, nên chỉ có 485 xe xuất xưởng trước khi phát xít Đức đầu hàng. Các nhà máy thường xuyên bị ném bom, việc sản xuất bị gián đoạn liên tục.
Trên chiến trường, Tiger II được biên chế trong các tiểu đoàn xe tăng hạng nặng với số lượng 45 xe (ban chỉ huy tiểu đoàn 3 xe, ba đại đội, mỗi đại đội gồm ba trung đội 4 xe). Với giáp khá dày và hỏa lực mạnh, các xe Tiger II cũng đã lập được một số thành tích. Nhưng nhìn chung, số lượng của chúng quá ít ỏi để tạo ra đột biến trên chiến trường. Và thêm nữa, bên phía Hồng quân - đối thủ chính của tăng thiết giáp Đức - cũng đã kịp cho ra đời chiếc IS-2, loại xe tăng hạng nặng rất mạnh mẽ, mang pháo 122mm D-25T có sức xuyên vượt trội.
"Ngậm trái đắng" trước IS-2
Thực tiễn chiến đấu cho thấy những mẫu xe tăng hạng nặng mới như IS-2 đã áp đảo hoàn toàn Tiger II. Hai loại xe tăng này đã chạm trán nhau vào trung tuần tháng 8/1944, trong chiến dịch chiếm bàn đạp vượt sông Vistula ở Ogledow, Ba Lan.
Thời điểm đó, Tiểu đoàn xe tăng hạng nặng 501 của Đức đã tham gia đánh chặn đội hình vượt sông của hồng quân. Dù có rất nhiều lợi thế về địa hình phòng thủ, song các Tiger II đã bị lực lượng xe tăng IS-2 Liên Xô áp đảo. Với pháo lớn hơn hẳn, các xe IS-2 đứng trên bờ sông, phơi bày giáp trước về phía địch, bắn xuyên mặt trước của các "Hổ vương" ở cự li 700-1.000m, buộc các xe còn sống sót phải ẩn nấp, tạo điều kiện để Hồng quân chiếm bàn đạp, lập đầu cầu vượt sông.
Một xác xe tăng Tiger II bị bắn cháy trong trận vượt sông Vistula.
Có thể nói, xe tăng hạng nặng Tiger II đã đi vào đúng vết xe đổ của Tiger I, đó là chế tạo một loại xe tăng quá đắt đỏ nhưng lại không hiệu quả. Thế mạnh của ngành công nghiệp Đức là khả năng gia công chính xác cao, nhưng trong điều kiện thời chiến, việc sử dụng ưu thế này đôi khi sẽ cho ra đời những lại vũ khí quá phức tạp, nặng nề, dễ hỏng hóc và sẽ bị áp đảo bởi số lượng lớn hơn của phía đối phương.
Thanh Hoa
Theo_Kiến Thức
Vì sao xe tăng IS-3 thảm bại trong chiến tranh 6 ngày? Kíp lái kém cỏi, động cơ không phù hợp với khí hậu, hệ thống điều khiển bắn lạc hậu là những nguyên nhân chủ yếu khiến xe tăng hạng nặng IS-3 thảm bại. Xe tăng hạng nặng IS-3 là một trong những thành tựu quân sự nổi bất của Liên Xô giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh Thế giới. Với giáp dày, hỏa...