Vì sao “tắc” điểm tiêm vaccine ở TPHCM, khiến trung tâm y tế đóng cổng?
Nhiều người dân đứng kín trước cổng ra vào điểm tiêm vaccine Covid-19, khiến Trung tâm Y tế TP Thủ Đức (TPHCM) phải tạm đóng cổng.
Chiều 15/11, mạng xã hội lan truyền hình ảnh hàng trăm người đứng xếp hàng, chen lấn bên ngoài cổng của Trung tâm Y tế TP Thủ Đức, khu vực 2 (phường Tăng Nhơn Phú B, TPHCM). Theo quan sát, người dân đi xe máy đứng san sát nhau, kín đường vào trung tâm. Khi trước cổng không đủ chỗ, họ đứng tràn ra hai bên đường cách cả chục mét.
Nguyên nhân của việc tập trung đông người được cho là do người dân đến đăng ký tiêm vaccine Covid-19, nhưng chưa được tiêm ngay nên phải chờ.
Người dân xếp hàng dài trước cổng Trung tâm y tế TP Thủ Đức chờ tiêm vaccine Covid-19 (Ảnh: MXH)
Một nguồn tin riêng của phóng viên cho biết, khoảng 13h30 cùng ngày, trước tình trạng người dân tập trung đông, mất kiểm soát, phía Trung tâm Y tế TP Thủ Đức khu vực 2 đã đóng cổng vào. Điều này khiến một số nhân viên y tế đến giờ làm cũng không thể vào trong.
Điều đáng nói, sự việc xảy ra chỉ 3 ngày (ngày 12/11) sau khi lãnh đạo Trung tâm Y tế TP Thủ Đức chỉ đạo khẩn cho 32 trạm y tế phường thông báo cho người dân chuyển lên trụ sở 3 khu vực của Trung tâm (quận 2, 9 và Thủ Đức cũ) để tiêm vaccine Covid-19.
Video đang HOT
Hơn 15h30 cùng ngày, phóng viên Dân trí liên hệ với ông Phạm Xuân Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP Thủ Đức (khu vực 2) để tìm hiểu thực hư vụ việc. Tuy nhiên, ông Hải cho biết đang đi họp nên không nắm được tình hình cụ thể, không biết có việc tập trung đông người xảy ra.
Một lãnh đạo Trung tâm Y tế TP Thủ Đức, khu vực 2 cho biết đang bận họp, không nắm tình trạng người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine (Ảnh: Người dân cung cấp).
Tiếp tục liên hệ với một lãnh đạo khác ở Trung tâm Y tế TP Thủ Đức, phóng viên được cho biết, Ban Giám đốc Trung tâm đã nắm được sự việc trên.
Theo vị này, việc người dân tập trung đông để tiêm vaccine tại các cơ sở của Trung tâm đã tồn tại từ trước, không phải sau ngày có thông báo dời người dân từ phường lên tiêm mới xảy ra.
Về lý do vì sao thông báo dừng tiêm ở các điểm phường và chuyển lên tuyến trên, vị này lý giải, Ban giám đốc Trung tâm mong muốn giảm tải cho các trạm y tế phường, giúp các trạm có thời gian cho các hoạt động chống dịch khác khi hiện tại, địa phương chủ yếu chỉ tiêm vét cho người dân.
Lãnh đạo Trung tâm Y tế TP Thủ Đức nhận định, vì số lượng tiêm mỗi ngày có hạn, người dân có tâm lý lo lắng nên sẽ tìm cách được tiêm sớm. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tập trung đông người tại điểm tiêm. Mỗi ngày khi tổ chức tiêm tại cơ sở ở khu vực 2, Trung tâm đều khuyến cáo người dân giữ khoảng cách, tuân thủ 5K.
“Chiều nay sau cuộc họp, tôi sẽ tham mưu ngay cho Ban Giám đốc để có quyết định cụ thể về vấn đề tiêm chủng hiện tại” – vị này khẳng định.
Người đã tiêm vaccine nhưng chưa được chứng nhận, 3 Bộ phối hợp giải quyết
Bộ Y tế, Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống nhất cùng triển khai một kế hoạch để quản lý tiêm vaccine Covid-19 và xác thực thông tin về tiêm chủng một cách chính xác.
Chiều 16/10, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương quán triệt một số nội dung về tiêm vaccine phòng Covid-19 và giải pháp xác thực, liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu quốc gia về dân cư. Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đến nay đã có trên 80 triệu liều vaccine Covid-19 về Việt Nam. Việt Nam đã và đang triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử. Điều này đòi hỏi phải có cách thức quản lý để mọi người dân đều được tiêm, cũng như để cơ quan chức năng biết được tình hình tiêm vaccine trên toàn quốc. Thông tin tiêm chủng của người dân rất cần thiết để "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (Ảnh: Trần Minh ).
Theo Bộ trưởng, hiện có một số vấn đề phát sinh trong quá trình tiêm chủng như thông tin tiêm vaccine của người dân chưa cập nhật đầy đủ, người đã tiêm nhưng không có thông tin trên Sổ Sức khỏe điện tử, nhập "đuổi" dữ liệu tiêm, hay việc sử dụng chứng nhận tiêm bản giấy...
Vì thế, 3 Bộ đã thống nhất cùng triển khai một kế hoạch để quản lý tiêm chủng trên phạm vi toàn quốc và xác thực thông tin về tiêm vaccine một cách chính xác để vừa phục vụ phòng chống dịch, vừa phục vụ việc đi lại và tham gia các hoạt động khác của người dân.
Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Công An, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị trong việc phối hợp với ngành y tế để đảm bảo thực hiện tiến độ nhập liệu, xác thực tiêm chủng.
Thông tin tiêm chủng của người dân rất cần thiết để "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 (Ảnh: Tố Linh ).
"Trách nhiệm xác thực thông tin này chính là cấp cơ sở để đảm bảo độ chính xác. Không ai có thể nắm được người tiêm vaccine nhanh nhất bằng cán bộ trạm y tế, cán bộ công an xã/ phường", Bộ trưởng Long nhấn mạnh.
Bộ trưởng yêu cầu mỗi điểm tiêm cần đối chiếu với danh sách người đến tiêm do trạm y tế xã phường cung cấp hoặc do các cơ quan, đơn vị gửi đến để rà soát và xác thực ngay thông tin tiêm vaccine của người dân.
Đối với các trường hợp F0 đã khỏi bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh cơ sở y tế tuyến xã, phường phải nhập liệu bởi chính đội ngũ này hiểu rõ, quản lý cụ thể trên địa bàn của mình đã có bao nhiêu F0 khỏi bệnh.
Người nước ngoài ở TP Hồ Chí Minh sẽ được tiêm vaccine ở đâu? Sở Ngoại vụ TP Hồ Chí Minh vừa có thông báo về việc triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho công dân nước ngoài theo nơi cư trú tại địa phương. Người nước ngoài sẽ được tiêm vaccine COVID-19 theo nơi cư trú tại TP Hồ Chí Minh. Theo đó, việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho công dân nước ngoài trên địa bàn...