Vì sao sử dụng tới 3 vắc xin mới trong Tiêm chủng mở rộng 2018?
Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2018, Bộ Y tế sẽ đưa vào ba vắc xin mới gồm: sởi – rubella do Việt Nam sản xuất, vắc xin 5 trong 1 ComBe Five do Ấn Độ sản xuất và vắc xin bại liệt tiêm.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo truyền thông về một số loại vắc xin mới sẽ triển khai trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) năm 2018 được tổ chức tại Đà Nẵng, chiều 17/4,
GS.TS. Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, vắc xin sởi – rubella (MRVAC) do POLYVAC sản xuất được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam.
Dây chuyền sản xuất vắc xin MRVAC của POLYVAC đã đạt chứng nhận thực hành tốt sản xuất WHO-cGMP do Bộ Y tế cấp. Vắc xin MRVAC được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành số QLVX-995-17 ngày 27/03/2017.
“Việc sử dụng vắc xin sởi-rubella sản xuất trong nước sẽ giúp Việt Nam chủ động nguồn cung ứng vắc xin, đảm bảo không thiếu vắc xin sởi-rubella sử dụng trong tiêm chủng thường xuyên cho trẻ 18 tháng và tiêm chủng chống dịch”, GS.TS. Đặng Đức Anh nhấn mạnh.
Hội thảo truyền thông về một số loại vắc xin mới sẽ triển khai trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) năm 2018 được tổ chức tại Đà Nẵng, chiều 17/4
GS.TS. Đặng Đức Anh cũng cho biết, trong tháng 2 năm 2018, vắc xin MRVAC được đưa vào sử dụng trong chương trình TCMR, bước đầu triển khai tại 4 tỉnh Nam Định, Khánh Hòa, Đắk Nông và Bà Rịa -Vũng Tàu, trong buổi tiêm chủng thường xuyên cho trẻ 18-24 tháng.
Báo cáo của 4 tỉnh, đã có 7.787 trẻ từ 18-24 tháng tuổi được tiêm vắc xin MRVAC. Không ghi nhận trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin MRVAC tại 4 tỉnh. Kết quả thu được cho thấy tính an toàn của vắc xin MRVAC tương tự như vắc xin sởi – rubella do Ấn Độ sản xuất đã sử dụng như giai đoạn 2014 – 2016.
Video đang HOT
Từ tháng 4/2018, vắc xin sởi – rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất được triển khai trong tiêm chủng thường xuyên trên toàn quốc. Đến nay đã có 19 tỉnh/TP triển khai. Theo báo cáo của các tỉnh, đã có trên 50.000 trẻ từ 18-24 tháng tuổi được tiêm vắc xin MRVAC, không ghi nhận bất kỳ trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng nào.
Trong năm 2018, Bộ Y tế cũng sẽ đưa vắc xin ComBe Five do Ấn Độ để thay thế cho vắc xin Quinvaxem.
“Hiện nay, nhà sản xuất Berna Biotech (Hàn Quốc) đã ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem, sô văc xin Quinvaxem còn lại trong TCMR dư kiên se sư dung đên hêt thang 5/2018. Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vắc xin Quinvaxem bằng loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh là vắc xin ComBe Five do Ấn Độ sản xuất. Vắc xin này có thành phần tương tự như vắc xin Quinvaxem, có hiệu quả phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đã được sử dụng ở hơn 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều”, GS.TS. Đặng Đức Anh nói.
Cũng theo GS.TS. Đặng Đức Anh, năm 2018, vắc xin bại liệt tiêm IPV sẽ được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
“Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các quốc gia đang sử dụng vắc xin bại liệt uống bOPV thì cần sử dụng thêm 1 liều vắc xin bại liệt tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi trong lịch tiêm chủng thường xuyên”, GS.TS. Đặng Đức Anh cho biết.
GS.TS. Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ trung ương giới thiệu các loại vắc xin mới sẽ triển khai trong chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2018
Vắc xin IPV sử dụng trong chương trình TCMR là vắc xin của hang Sanofi, Phap san xuât, vắc xin đã được cấp phép đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Vắc xin do tổ chức Liên minh toàn cầu vắc xin và tiêm chủng (GAVI) hỗ trợ và được cung ứng bởi quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF).
Để tiếp tục duy trì thành quả thanh toán bại liệt đạt được, thực hiện khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, cùng với tiếp tục cho trẻ 2,3,4 tháng tuổi uống 3 liều vắc xin bại liệt bOPV (vắc xin bại liệt 2 týp), từ tháng 8/2018 trẻ sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin IPV lúc 5 tháng tuổi trong tiêm chủng thường xuyên.
Khánh Hồng
Theo Dân trí
Đã có vắc xin 5 trong 1 mới thay thế Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng
Chiều 16/4, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết đã lựa chọn được loại vắc xin mới 5 trong 1 của Ấn Độ để thay thế cho vắc xin Quinvaxem trong TCMR.
Tại Hội thảo truyền thông về một số loại vắc xin mới sẽ triển khai trong chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2018 diễn ra chiều 16/4, GS Đặng Đức Anh cho biết, trước đó, chương trình TCMR sử dụng vắc xin Quinvaxem (Hàn Quốc) sản xuất và đã tiêm 41 triệu liều vắc xin này cho trẻ dưới 1 tuổi, phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do khuẩn Hib.
PGS.TS Trần Như Dương cho biết vắc xin mới được lựa chọn được sử dụng phổ biến, an toàn trên thế giới, với hơn 400 triệu liều ở hơn 43 quốc gia. Ảnh: H.Hải
Tuy nhiên, hiện nay nhà sản xuất tại Hàn Quốc đã ngừng sản xuất loại vắc xin này, vì thế, số vắc xin Quinvaxem còn lại chỉ đủ để tiêm cho trẻ đến hết tháng 5/2018. Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vắc xin Quinvaxem sang một loại vắc xin 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh để thay thế vắc xin này.
Theo đó, vắc xin được lựa chọn có tên là ComBE Five. Đây là vắc xin phối hợp phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib do Ấn Độ sản xuất, được lưu hành tại Ấn Độ từ năm 2010. Vắc xin ComBE Five đã được ký lưu hành tại Việt Nam (QĐ số 196/QĐ-QLD ngày 30/05/2017) có giá trị trong 5 năm.
"Vắc xin Combe Five có dạng trình bày tương tự vắc xin Quinvaxem, được đóng 01 liều/lọ và có gắn chỉ thị nhiệt độ để giám sát việc tiếp xúc với nhiệt độ của từng lọ vắc xin trong quá trình bảo quản, vận chuyển trước khi sử dụng. Vắc xin này cũng đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới, được sử dụng ở hơn 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều", PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ thông tin.
Tại Việt Nam, vắc xin đã được sử dụng tại thực địa 4 huyện của tỉnh Hà Nam từ tháng 9/2016 đến 1/2017. Kết quả, sau tiêm chủng chỉ ghi nhận một số phản ứng thông thường xuất hiện vào ngày thứ nhất sau tiêm vắc xin bao gồm: Phản ứng tại chỗ tiêm đau, quầng đỏ với tỷ lệ từ 5-15%. Sốt với tỷ lệ 34-39%. Không nghi nhận bất kỳ phản ứng nặng nào sau tiêm chủng.
Quá trình tiêm thử nghiệm do Học viện Quân y thực hiện và đã được Hội đồng khoa học Bộ Y tế nghiệm thu. Vắc xin Combe Five cũng như các vắc xin nhập khẩu vào Việt Nam khác đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của Việt Nam. Các vắc xin này phải thực hiện các thủ tục để đăng ký lưu hành bao gồm các thử nghiệm cần thiết và đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn theo quy định của Việt Nam và của Tổ chức Y tế thế giới.
Từng lô vắc xin khi nhập khẩu vào Việt Nam đều được Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế kiểm định và đạt tiêu chuẩn về an toàn trước khi đưa vào sử dụng trong chương trình TCMR.
Bắt đầu triển khai trên quy mô hẹp
PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, vắc xin Combe Five này cũng được sử dụng tại chương trình tiêm chủng mở rộng của Ấn Độ.
Tại Việt Nam, bước đầu tiên sẽ triển khai tiêm vắc xin Combe Five quy mô nhỏ trên địa bàn 4 tỉnh Hà Nam, Bình Định, Kon Tum, Đồng Tháp. Việc kiểm tra giám sát tại 4 địa phương sẽ được thực hiện trong tháng 5, 6, cố gắng trong tháng 6 sẽ hoàn thành kết quả trên quy mô nhỏ và báo cáo bộ y tế.
Dự kiến việc chuyển đổi vắc xin Combe Five sẽ được triển khai trên toàn quốc trong tháng 6, 7/2018.
PGS Dương thông tin thêm, hiện nay vắc xin Quinvaxem vẫn tiếp tục được sử dụng trong Chương trình TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi cho đến khi được thay thế bằng vắc xin mới. Lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 mới này cũng giống vắc xin Quinvaxem cũ, trẻ dưới 1 tuổi cần được tiêm đủ 3 mũi vắc xin vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Nếu trẻ bị bỏ lỡ lịch tiêm chủng thì cần được tiêm sớm vào thời gian sau đó mà không cần phải tiêm lại từ đầu.
Trẻ đã được tiêm 1 hoặc 2 mũi vắc xin Quinvaxem thì sẽ được tiếp tục tiêm vắc xin ComBE Five liều tiếp theo và không phải tiêm lại từ đầu. Bộ Y tế khuyến các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Đưa văcxin sởi-rubella do VN sản xuất vào chương trình tiêm chủng mở rộng Đến nay, văcxin sởi-rubella do Việt Nam sản xuất đã có 19 tỉnh, thành triển khai; 50.000 trẻ đã được tiêm và chưa ghi nhận trường hợp phản ứng nặng. Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia cho biết, từ đầu tháng Việt Nam chính thức sử dụng văcxin sởi-rubella (MR) sản xuất trong nước trên quy mô toàn quốc cho trẻ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

5 điều nên làm mỗi sáng, cơ thể khỏe như uống thuốc bổ

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Mắc hội chứng lạ, người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước

Chế độ dinh dưỡng tham khảo đối với người bệnh hạch nền

Hai cách chế biến trứng gây hại cho nhiều người

Ca phẫu thuật 'cân não' cứu sống người phụ nữ có huyết khối lan vào hai động mạch thận

Lý do ngộ độc thực phẩm phổ biến vào mùa hè

Lạm dụng thuốc tránh thai gia tăng nguy cơ đột quỵ

Những bài tập rất tốt cho khớp

Ai nên ăn đu đủ?

Những ai cần thận trọng khi ăn tỏi đen?

6 lầm tưởng nguy hiểm về bệnh sốt xuất huyết
Có thể bạn quan tâm

Lê Vân "Bao giờ cho đến tháng Mười": Chiều mẹ Lê Mai, kín tiếng ở tuổi 67
Hậu trường phim
15:19:26 22/04/2025
Giá vàng lập đỉnh, chuyên gia cảnh báo nguy cơ 'trắng tay' trong 5 năm tới
Tin nổi bật
15:14:53 22/04/2025
7 sự thật thú vị về Steve Jobs khiến nhiều người ngạc nhiên
Thế giới
15:11:15 22/04/2025
Mỹ nam tuyệt sắc lướt qua khung hình mà thành "chấp niệm" của triệu khán giả
Phim châu á
15:08:00 22/04/2025
Nam rapper tự giải "phong ấn" sau thảm kịch giẫm đạp khiến 10 người thiệt mạng
Nhạc quốc tế
14:59:59 22/04/2025
Thông tin đặc biệt về lễ thuỷ táng của Quý Bình
Sao việt
14:56:54 22/04/2025
Google trình làng kính Android XR tích hợp AI
Đồ 2-tek
14:53:18 22/04/2025
7 làng chài tuyệt đẹp mà bạn phải check-in một lần trong đời: Từ Bình Định đến Kiên Giang
Du lịch
14:52:52 22/04/2025
Jennie và Lisa (BLACKPINK): Scandal quỳ rửa chân khởi đầu drama 9 năm nghi đấu đá tranh ngôi "nữ hoàng Kpop"
Sao châu á
14:51:50 22/04/2025
iPhone đã có thể chạy giả lập máy chơi game Nintendo Switch
Mọt game
14:48:51 22/04/2025