Vì sao Su-27 của Nga tốt cho Trung Quốc hơn F-16 của Mỹ?
Truyền thông Trung Quốc giải thích lý do tại sao việc mua máy bay chiến đấu Su-27 thay vì F-16 lại là quyết định định mệnh đối với Không quân nước này.
Ấn phẩm Sina Military mới đây cho đăng tải bài phân tích về lịch sử của Không quân Trung Quốc.
Tác giả bài viết lưu ý rằng, khoảng 20-30 năm về trước, vẫn chưa có bất cứ một phép màu kinh tế nào, thứ mà người Trung Quốc có thể tự hào như bây giờ. Khả năng phòng thủ của đất nước này cũng ở trong tình trạng tồi tệ.
Chiếc máy bay tốt nhất của Không quân Trug Quốc lúc bấy giờ là máy bay chiến đấu J-8II. “ Thật đáng buồn khi phải nói rằng, nó còn không thể bắn trúng dù cho mục tiêu ở ngay phía bên kia eo biển” – tác giả thừa nhận.
Máy bay chiến đấu Su-27 của Nga. (Ảnh: RIA)
Đối tượng khiến Trung Quốc cảm thấy ghen tị lúc bấy giờ là máy bay chiến đấu F-16 hạng nhẹ của Mỹ. Hơn nữa, Trung Quốc và Mỹ vào thời điểm đó đang trải qua giai đoạn “ tuần trăng mật“. Và nếu như Bắc Kinh có tiền, có lẽ họ đã mua chiếc máy bay đó. Tuy nhiên, nguồn dự trữ ngoại hối là không đủ. Thêm vào đó, mối quan hệ giữa hai nước cũng sớm trở nên xấu đi thêm một lần nữa, lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc của Mỹ đã dập tắt hy vọng của Bắc Kinh.
Do đó, Trung Quốc quay sang mua máy bay chiến đấu Su-27 từ “ nước láng giềng phía Bắc“.
Và mặc dù nhiều tướng lĩnh quân đội tin rằng, F-16 sở hữu công nghệ tiên tiến vượt trội hơn so với đối thủ từ Nga, nhưng tác giả bài viết lại chắc chắn rằng, Su-27 mới là sự lựa chọn tốt nhất cho Trung Quốc.
“ Nếu khi đó chúng ta mua F-16 thì có lẽ bây giờ chúng ta đã cảm thấy không hạnh phúc. Nếu thế, có lẽ sức mạnh chính của Không quân chúng ta vẫn chỉ là J-7 và J-8, chứ không phải các mẫu tiên tiến như J-10, J-16 và J-20 như hiện nay” – tác giả viết.
Theo tác giả, ngành công nghiệp máy bay của Trung Quốc và Mỹ không có sự tương đồng với nhau. Và ngay cả khi Trung Quốc mua F-16, thì trong một thời gian ngắn, họ cũng không thể nào hiểu được các nguyên tắc sản xuất của nó, chứ đừng nói đến chuyện bắt chước một chiếc máy bay chiến đấu.
Video đang HOT
Hơn nữa, Mỹ cũng kiểm soát rất chặt chẽ các thiết bị quân sự xuất khẩu. Tất cả những chiếc F-16 mà người Mỹ bán đi đều được họ bảo trì và cung cấp phụ tùng thay thế. Việc tháo dỡ máy bay là hoàn toàn không được phép. Do đó, dù cho Trung Quốc có mua được F-16 vào thời điểm “ tuần trăng mật“, thì khi mối quan hệ trở nên xấu đi, nước này cũng sẽ bị mất luôn dịch vụ bảo trì. Và đến thời điểm hiện tại, những chiếc máy bay chiến đấu đó có lẽ đã trở thành một đống kim loại phế liệu.
Trong khi đó, Su-27 lại trở thành máy bay chiến đấu hạng nặng đầu tiên của Trung Quốc.
Các nguyên tắc sản xuất loại máy bay này khá đơn giản và điều đó giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của ngành hàng không Trung Quốc. Trên cơ sở đó, nhiều mẫu máy bay Trung Quốc đã được chế tạo và nâng cấp. Trong số đó có J-11B, J-15, J-16. Và đây là lập luận chính để tác giả tin rằng, Su-27 là lựa chọn tốt nhất đối với Trung Quốc.
(Nguồn: Sina Military)
VĂN ĐỨC
Theo vtc.vn
5 chiến đấu cơ nguy hiểm nhất của quân đội Nga trong 10 năm tới
Báo Mỹ vừa đưa ra danh sách 5 máy bay chiến đấu hàng đầu do Liên Xô và Nga chế tạo, có khả năng gây ra mối nguy hiểm trên không lớn nhất cho Mỹ và các nước.
Tờ The National Interest của Mỹ nhấn mạnh, hiện nay lực lượng không quân của nhiều quốc gia trên thế giới vẫn trang bị nhiều dòng máy bay có khả năng không chiến vượt trội của Liên Xô và Nga. Trong vòng 10 năm tới, các máy bay hiện đại của Nga-Xô vẫn là mối đe dọa trên không lớn nhất cho bất cứ đối thủ nào.
Tiêm kích phản lực Su-27
Máy bay chiến đấu siêu thanh Su-27 của Không quân Nga. (Ảnh: RG)
Đứng đầu trong danh sách của The National Interest là máy bay chiến đấu siêu thanh Su-27, được Liên Xô đưa vào sử dụng năm 1985. Su-27 có tốc độ vào khoảng 2525 km/giờ, có tính năng vượt trội hơn dòng máy bay F-16 (2200km/giờ) và F/A 18 (1900 km/giờ) của Không quân Mỹ.
Hiện nay có nhiều quốc gia trên thế giới biên chế Su-27 vào lực lượng không quân, trong đó có nhiều phiên bản cải tiến hiện đại. Đặc biệt là ở Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Belarus, Kazakhstan, Uzbekistan và Ukraine.
Tiêm kích MiG-29
Máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ tư MiG-29. (Ảnh: Ria Novosti)
Xếp ở vị trí thứ hai là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ 4 MiG-29. Đây là dòng tiêm kích phản lực do Liên Xô chế tạo và đưa vào hoạt động năm 1983. Ưu điểm của MiG-29 là khả năng cơ động, chiếm ưu thế trên không, thậm chí vượt trội hơn F-16 của Mỹ.
Ngoài Không quân Nga, tiêm kích MiG-29 hiện đang phục vụ trong lực lượng quân đội các nước thuộc Liên Xô cũ, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Cuba, Iran và các nước khác.
Tiêm kích hạng nặng Su-35
Su-35 là chiến đấu cơ tầm xa, thuộc thế hệ 4 của Nga. (Ảnh: Ria Novosti)
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 (trước đây gọi là Su-27M) là chiến đấu cơ tầm xa, thuộc thế hệ 4 hiện đại của Nga. Đây là phiên bản nâng cấp đặc biệt của dòng Su-30.
Su-35 có thể đạt tốc độ lên tới 2390 km/giờ, bán kính hoạt động vào khoảng 1600km. Hiện tại, Su-35 đang phục vụ trong biên chế Không quân Nga, Trung Quốc, Ai Cập và Indonesia.
Máy bay phản lực Su-57
Su-57 là máy bay phản lực siêu âm, có khả năng tàng hình. (Ảnh: RG)
Xếp thứ 4 trong danh sách là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm Su-57, dòng máy bay được Nga phát triển và chế tạo nhằm thay thế cho Su-27 và MiG-29 trong thời gian tới.
Su-57 (hay PAK FA) là máy bay phản lực siêu âm, có khả năng tàng hình và được trang bị hệ thống tác chiến điện tử hiện đại. Su-57 là đối thủ chính của máy bay F-22 và F-35 của quân đội Mỹ. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thế giới, Su-57 có khả năng cơ động cao hơn dòng máy bay F-35.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160
Máy bay ném bom chiến lược siêu thanh T-160 của Nga. (Ảnh: Rostec.ru)
Đứng cuối cùng trong danh sách của The National Interest là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh T-160 uy lực của Không quân Nga. Tu-160 có bán kính chiến đấu khoảng 7300 km, tốc độ tối đa là 2220 km/giờ. Chỉ số này vượt xa các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ như B-1B Lancer và B-52.
(Nguồn: RG)
PHONG VŨ
Theo vtc.vn
Máy bay ném bom Trung Quốc đạt tầm bắn 6.000 km, phương Tây lo ngay ngáy Những cải tiến mới sẽ cho phép máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc vượt qua tầm bắn tối đa trước đây bằng cách sử dụng tên lửa hành trình và máy bay không người lái siêu thanh. Theo các nguồn tin từ Không quân Trung Quốc (PLAAF), máy bay ném bom chiến lược Xian H-6N nên có phiên bản siêu...