Vì sao số ca tử vong tại Tây Ban Nha tăng vọt trong thời gian ngắn?
Các chuyên gia cho rằng dân số già, thói quen xã hội và hệ thống y tế có nhiều điểm yếu được xem là nguyên nhân Tây Ban Nha có số ca tử vong vì Covid-19 tăng nhanh chóng trong thời gian qua.
Người dân vỗ tay cổ vũ nhân viên y tế ở Madrid, Tây Ban Nha (Ảnh: Guardian)
Mỗi buổi tối kể từ khi Tây Ban Nha tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vào ngày 14/3, các công dân nước này sẽ ra ban công vỗ tay ủng hộ các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch Covid-19.
Tuy nhiên, hình ảnh đầy hy vọng này không thể xoa dịu được những thiệt hại gây ra bởi virus SARS-CoV-2 khi con số người chết và người mắc bệnh vẫn tăng hàng ngày. Số người tử vong ở Tây Ban Nha tính đến 27/3 đã tăng lên tới gần 5.000, đứng thứ 2 toàn cầu sau Italia và đã vượt qua Trung Quốc – nơi dịch bệnh khởi phát hồi cuối năm ngoái.
Số ca nhiễm mới Tây Ban Nha công bố hôm 27/3 là 7.871, giảm so với kỷ lục 8.578 ngày trước đó. Tuy nhiên, con số này vẫn cao so với hơn 1 tuần trước. Vào lúc đó, số ca nhiễm mới trong 24 giờ ở Tây Ban Nha vào khoảng 2.800.
Truyền thông Tây Ban Nha nói rằng hệ thống y tế công cộng ở nước này được xem là cạn kiệt nguồn lực để đối phó với dịch bệnh dẫn tới số lượng ca nhiễm virus và tử vong tăng nhanh chóng.
Các học giả Tây Ban Nha đồng ý một phần với cách lý giải trên, nhưng đưa ra thêm một số yếu tố khác.
Thiếu biện pháp bảo vệ nhân viên y tế
Nhân viên y tế Tây Ban Nha (Ảnh: Getty)
Một thống kê khác cho thấy nếu như ở Italia, tỉ lệ nhân viên y tế nhiễm virus trên tổng số ca Covid-19 là 8% thì ở Tây Ban Nha là 16,5%.
Video đang HOT
Trả lời Al Jazeera, giáo sư Silvia Carlos Chilleron từ Đại học Navarra cho biết: “Theo đánh giá của trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh châu Âu, tác động của Covid-19 phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị của 1 quốc gia và khả năng đưa ra các biện pháp đối phó nhanh chóng”.
“Trong trường hợp số ca tăng nhanh như những gì diễn ra ở Tây Ban Nha, nếu nguồn lực về con người và vật tư y tế không được đảm bảo thì tác động sẽ nghiêm trọng hơn. Điều này được xem là gây nên số người tử vong cao trong nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội, và đặc biệt khi lực lượng y tế cũng gặp thiệt hại về nhân lực trong cuộc chiến chống dịch”, bà Chilleron nhân định.
Tổ chức công đoàn về y tế ở Tây Ban Nha CESM hồi giữa tuần cho rằng Bộ Y tế nước này chưa cung cấp đầy đủ thiết bị bảo hộ cần thiết và kịp thời cho các nhân viên tuyến đầu để giảm rủi ro bị lây mầm bệnh.
Trong khi đó, một bác sĩ ẩn danh ở miền nam Tây Ban Nha nói với Al Jazeera rằng: “Người dân đang dần tuân thủ lệnh phong tỏa và điều này làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, các bệnh viện vẫn đang thiếu hụt các vật tư về vệ sinh và bảo hộ, làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh của đội ngũ y tế”.
Yếu tố con người và phong tục tập quán
Theo nhà nghiên cứu Jose Hernandez từ đại học Cordoba, một lý do khác dẫn tới tình hình dịch bệnh tiến triển xấu ở Tây Ban Nha là trước khi tuyên bố khẩn cấp được đưa ra, “nhiều người dân còn nhận chức chưa cao về mối đe dọa từ virus corona”.
Theo ông Hernandez, đến thời gian gần đây, chưa có đầy đủ thông tin về virus corona được đưa tới người dân.
Theo giáo sư Alberto Mataran của đại học Granada, phân bổ dân số Tây Ban Nha dường như cũng có tác động tới tình trạng lây lan dịch bệnh ở quốc gia châu Âu.
“Mật độ dân số rất lớn ở các thành phố như Madrid hoặc ở duyên hải Địa Trung Hải với nhiều các khu nhà nằm ở ngoại ô”, ông Mataran chỉ ra yếu tố có thể làm virus lây lan dễ hơn.
“Và tại các không gian chung, thói quen xã hội nồng nhiệt của người Tây Ban Nha – như bắt tay, ôm, hôn khi gặp mặt – được xem là làm gia tăng nguy cơ làm lây lan mầm bệnh”, ông Mataran cho hay.
Theo ông Hernandez, Tây Ban Nha là nước có dân số già – đối tượng dễ bị tổn thương trong dịch bệnh. Thêm vào đó, các nhà dưỡng lão ở nước này không có nguồn lực y tế đầy đủ.
Ông Hernandez cho rằng việc các bệnh viện và hệ thống y tế ở Tây Ban Nha được vận hành riêng rẽ bởi nhiều chính quyền khu vực dường như tạo nên sự thiếu đồng bộ trong hệ thống khi đối phó với đại dịch.
Ngoài ra, theo chuyên gia Chilleron, sự kiện người dân xuống tuần hành chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ hôm 8/3 bất chấp việc bắc Italia đã phong tỏa vào thời điểm đó được cho là một nhân tố “thổi bùng” số ca mắc bệnh.
Hệ thống xét nghiệm gặp vấn đề
Một bệnh nhân Covid-19 được đưa tới bệnh viện (Ảnh: Reuters)
Trong vài ngày qua, Tây Ban Nha có xu hướng tập trung vào việc xét nghiệm nhanh để khoanh vùng dịch để nắm được mức độ lây lan của virus corona mới nhằm tìm ra hướng đi đối phó.
Tây Ban Nha đã mua một số bộ kit xét nghiệm từ một công ty Trung Quốc. Tuy nhiên, nỗ lực này đã bất thành khi một cơ quan nghiên cứu của quốc gia châu Âu nói rằng tỉ lệ chính xác của bộ kit chỉ là 30%.
Mặc dù, Tây Ban Nha khẳng định vấn đề sẽ được giải quyết khi họ mua thêm các bộ xét nghiệm tin cậy hơn, nhưng hầu hết hàng vẫn chưa được giao tới tay quốc gia này.
Bà Chilleron cho biết xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) – mất khoảng 4-6 giờ để có kết quả – là phương pháp tin cậy nhất, tuy nhiên, các xét nghiệm này lại tốn nhiều thời gian. Các xét nghiệm nhanh thường ít chính xác hơn và có thể gây ra rủi ro để lọt lưới mầm bệnh.
Đức Hoàng
Quan chức cảnh báo hệ thống y tế Thụy Sĩ có thể "vỡ trận" vì Covid-19
Hệ thống y tế của Thụy Sĩ có thể sụp đổ vào cuối tháng này nếu dịch Covid-19 tiếp tục lây lan với tốc độ như hiện tại, một quan chức nước này cảnh báo.
Các bệnh viện ở Thụy Sĩ hiện đã quá tải vì số bệnh nhân Covid-19 tăng nhanh. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, giới chức Thụy Sĩ ước tính hiện nước này có khoảng 2.650 người mắc Covid-19, trong đó 19 người tử vong. Con số này được dự đoán sẽ còn tăng tiếp trong những tuần tới.
Ông Daniel Koch, người đứng đầu Cơ quan chuyên trách bệnh truyền nhiễm tại Bộ Y tế Thụy Sĩ, cho biết tốc độ lây lan của Covid-19 nhanh tới mức hiện giới chức nước này không kịp thống kê số liệu ca nhiễm mới theo thời gian thực.
Ông Koch hối thúc người dân tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp khẩn cấp ứng phó dịch mà chính phủ đưa ra trong tuần này, bao gồm lệnh cấm tụ tập đông người, cấm các sự kiện lớn. Ông cho rằng đây là thời điểm quan trọng để hạn chế tổn thất do Covid-19 gây ra vào bảo vệ hệ thống y tế trước nguy cơ sụp đổ.
Quan chức này cảnh báo thêm, hệ thống y tế của Thụy Sĩ có thể "vỡ trận" trong 10 ngày nữa nếu dịch tiếp tục lây lan với tốc độ như hiện tại. "Chúng ta cần đảm bảo làm chậm tốc độ lây lan của Covid-19 bởi nếu không trong 10 ngày tới các bệnh viện của Thụy Sĩ sẽ không còn thể ứng phó được", ông Koch nói.
Thụy Sĩ đã huy động tới 8.000 quân nhân để hỗ trợ giới chức dân sự và đội ngũ y tế trong cuộc chiến chống Covid-19. Chính phủ Thụy Sĩ cũng hối thúc người dân tự cách ly tại nhà và hạn chế tiếp xúc với những người cao tuổi hay người có hệ thống miễn dịch kém.
Mặc dù Thụy Sĩ có thể đáp ứng 1.000 đến 1.200 giường chăm sóc tích cực cho bệnh nhân Covid-19, nhưng ông Koch nói rằng nhân lực để vận hành các thiết bị cứu sinh như máy trợ thở rất hạn chế.
Tổ chức Y tế Thế giới trong tuần này đã kêu gọi tất cả các nước trên thế giới tăng cường năng lực xét nghiệm nhằm ngăn đà lây lan của Covid-19, mặt khác hối thúc các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất các thiết bị y tế hỗ trợ điều trị.
Ông Koch đã lên tiếng bảo vệ chính sách của Thụy Sĩ tập trung xét nghiệm cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao và những người cần nhập viện, thay vì xét nghiệm cho tất cả những người với triệu chứng nhẹ. "Ban đầu, chúng ta xét nghiệm cho nhiều người nhất có thể. Giai đoạn này ở châu Âu đã qua. Thời điểm này, việc xét nghiệm cho tất cả mọi người là không thể", ông Koch nói.
Châu Âu đang trở thành điểm nóng bùng phát dịch Covid-19, đặc biệt là Italia với hơn 2.500 người tử vong, hơn 31.000 người mắc bệnh. Số ca nhiễm bệnh và tử vong tại Tây Ban Nha, Pháp, Đức cũng bắt đầu tăng nhanh. WHO tuần trước cảnh báo, châu Âu hiện là tâm chấn của đại dịch Covid-19.
Trong một nỗ lực nhằm ngăn dịch lây lan, Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/3 đã nhất trí đóng cửa biên giới của toàn khối trong 30 ngày. Các nước gồm Italia, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp đã ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc, hạn chế người dân đi lại, cấm các hoạt động đông người để ngăn dịch lây lan.
Minh Phương
Theo dantri.com.vn/ Reuters
Đối diện sống chết, trong đại nạn hãy 'người' hơn Covid-19 đang làm cho con người thay đổi đến chóng mặt. Trong đại dịch, cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu cứ đan xen, nhưng tình người, cái thiện vẫn trội lên trên hết. Đại dịch rồi cũng phải dừng bước. Con người ta lại trở về với cuộc sống quen thuộc đời thường trước đây, nhưng trở về với...