Vì sao số ca nhiễm nCoV tại Mỹ giảm?
Covid-19 tại Mỹ dần suy yếu nhờ chiến dịch tiêm chủng và thói quen đeo khẩu trang của người dân.
Mỹ đã tự phá kỷ lục về số ca nhiễm mới, nhập viện và tử vong mỗi ngày hồi đầu tháng 1, khi người dân trở về nhà sau kỳ nghỉ. Còn giờ đây, số ca dương tính và nhập viện vì Covid-19 giảm mạnh. Theo tiến sĩ Ashish Jha, hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Đại học Brown, nguyên do đầu tiên là bởi số bệnh nhân đã đạt đỉnh trong kỳ nghỉ lễ.
“Thứ hai, nhiều bằng chứng chặt chẽ cho thấy mọi người đang tích cực giãn cách xã hội và đeo khẩu trang hơn. Thứ ba, người dân đã lây nhiễm quá nhiều, khiến nước Mỹ có mức độ miễn dịch nhất định. Đó chưa phải miễn dịch cộng đồng, mà là miễn dịch quần thể đủ làm virus chậm lại”, ông nói thêm.
Mỹ vẫn cách mục tiêu tiêm chủng đại trà nhiều tháng. Đến nay, khoảng 14 triệu người đã tiêm đầy đủ hai liều vaccine, chiếm 4% dân số. Mũi tiêm mất vài tuần để phát huy tác dụng. Hơn 11% đã tiêm một liều. Điều này góp phần nhỏ giúp giảm số ca nhập viện, theo tiến sĩ Paul Offit, giám đốc Trung tâm Giáo dục Tiêm chủng tại Bệnh viện Nhi Philadelphia.
Ông nói: “Những liều đầu tiên đủ khả năng cung cấp miễn dịch chưa hoàn thiện, duy trì thời gian ngắn. Bạn vẫn phải tiêm mũi thứ hai”.
Tiến sĩ Jonathan Reiner, giáo sư y khoa và phẫu thuật tại Đại học George Washington, cho biết người dân cũng quen dần với việc đeo khẩu trang. “Đây có lẽ là hệ quả của một thông điệp tuyên truyền tốt”.
Video đang HOT
Một điểm xét nghiệm nCoV tại Milwaukee, tháng 5/2020. Ảnh: NY Times
Theo Đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm trung bình trong 7 ngày tại Mỹ là 90.416, giảm so với mức đỉnh khoảng 250.000 hồi đầu tháng 1. Tuy nhiên số ca tử vong vẫn còn cao. Hơn 40.000 người đã chết vì Covi-19 chỉ trong hai tuần qua, tức là mỗi ngày, căn bệnh cướp đi trung bình 3.000 sinh mạng.
Hôm 14/2, giới nghiên cứu xác nhận có tới 7 biến thể nCoV đang lưu hành trong nước, theo tiến sĩ Wilbur Chen, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y Maryland. Khi biến thể lan rộng, Mỹ đối mặt với các đợt bùng phát khác trong tương lai.
Tiến sĩ Tom Frieden, cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), cho biết: “Chúng ta đã trải qua ba đỉnh dịch. Việc có ghi nhận đợt bùng phát thứ tư hay không tùy thuộc vào mỗi người. Cái giá của nó rất đắt. Không chỉ có nhiều người chết hơn, nguy cơ biến thể nguy hiểm hơn sẽ xuất hiện, gây ra sự lây lan không kiểm soát.”.
Đây là lý do vì sao chuyên gia y tế khuyến cáo các nhà lãnh đạo không nên nới quy định giãn cách và khẩu trang ngay lúc này. Giám đốc CDC Rochelle Walensky nói: “Thật đáng khích lệ khi thấy dịch bệnh suy yếu. Nhưng chúng ta vẫn đang ở vị trí cực cao trên bản đồ Covid-19. Việc đưa con cái đi học trở lại phụ thuộc nhiều vào tình trạng lây lan cộng đồng ở mỗi địa phương. Tất cả cần có trách nhiệm giảm thiểu nguy cơ lây lan cộng đồng, đeo khẩu trang, để giúp con cái và cả xã hội trở lại hoạt động bình thường”.
Nghiên cứu chỉ ra nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 ở trẻ em so với người lớn
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra, trẻ em có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 bằng một nửa so với người lớn.
Trẻ em có ít nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 hơn so với người lớn. Ảnh: Daily Mail
Khoảng 100 thanh thiếu niên và trẻ em Mỹ đã chết vì COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát ở nước này, Daily Mail dẫn nguồn dữ liệu tổng hợp từ Học viện Nhi khoa Mỹ và Hiệp hội Bệnh viện Nhi đồng cho biết.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Sức khỏe Trẻ em của Vương quốc Anh phát hiện ra rằng tỉ lệ chênh lệch của một đứa trẻ bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với một người nào đó là 0,56 so với người lớn.
Điều đó có nghĩa là nếu hai trẻ em và hai người lớn cùng tiếp xúc với một người bệnh, thì khả năng cao là cả hai người lớn sẽ mắc COVID-19, nhưng sẽ chỉ một trẻ em mắc bệnh.
Dữ liệu của Đại học Brown công bố hôm thứ 24.9 cũng cho thấy ít hơn 1% học sinh và giáo viên bị nhiễm virus kể từ khi các lớp học mở cửa trở lại ở Mỹ.
Các dữ liệu trên góp phần bổ sung thêm bằng chứng giúp mọi người an tâm hơn về việc cho trẻ em trở lại trường học sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của chúng.
Các nhà nghiên cứu của Viện Sức khỏe Trẻ em xem xét 32 nghiên cứu. Các nghiên cứu này đã tiến hành sàng lọc dân số hoặc thực hiện truy vết các ca tiếp xúc với COVID-19. Đó là các nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Brunei, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Israel, Ấn Độ, Australia, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc). Gần như tất cả nghiên cứu đều chỉ ra, tỉ lệ "tấn công thứ cấp" - lây lan virus từ một người đã biết sang người tiếp xúc với họ - thấp hơn ở trẻ em.
Vì vậy, trẻ em trên toàn cầu ít có khả năng bị nhiễm virus hơn khi tiếp xúc với người mắc bệnh.
Tuy nhiên, một nghiên cứu của Hàn Quốc lại cho thấy ngoại lệ. Trẻ nhỏ ít khả năng lây nhiễm hơn so với người lớn, nhưng tỉ lệ tấn công ở thanh thiếu niên lại cao bằng hoặc cao hơn ở người lớn. Trong nghiên cứu đó, trẻ em từ 10 tuổi đến 14 tuổi có độ nhạy với virus ít hơn 48% so với những người từ 20 tuổi trở lên.
Lý giải nguyên nhân trẻ em ít có nguy cơ nhiễm virus hơn người lớn, nghiên cứu gần đây cho thấy điều này có thể do hệ thống miễn dịch bẩm sinh - hệ miễn dịch mà chúng ta có khi sinh ra không phù hợp với các mầm bệnh cụ thể và suy yếu theo tuổi tác - có thể đã bảo vệ trẻ em trước nguy cơ mắc bệnh nặng.
Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu mới cảnh báo rằng vẫn còn nhiều điều chưa rõ về khả năng dễ bị tổn thương của trẻ em đối với SARS-CoV-2, và kêu gọi thận trọng theo dõi các ca tiếp xúc của trẻ em ở các trường học và nhà trẻ trên khắp thế giới.
Chuyên gia cảnh báo xét nghiệm kháng thể thiếu chính xác Các nhà khoa học tại Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ cho biết xét nghiệm kháng thể chỉ có giá trị trong sàng lọc đại trà, không giúp chẩn đoán Covid-19. Ngày 18/8, Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ công bố báo cáo cho thấy nhiều xét nghiệm kháng thể cho ra kết quả dương tính hoặc âm tính giả. Các chuyên gia...