Vì sao sinh vật biển kích thước “khủng” dạt bờ hàng loạt?
Mới đây nhất ở New Zealand, 400 con cá voi dạt bờ bí ẩn chỉ sau một đêm.
Hơn 400 cá voi dạt bờ hàng loạt ở New Zealand.
Cá mập, cá heo hay nói chung là các loài động vật biển có vú thường dùng cảm biến từ trong cơ thể để định vị phương hướng.
Theo các nhà khoa học NASA, một trong những lí do vì sao sinh vật biển thường dạt bờ là bởi chúng bị ảnh hưởng bởi bão mặt trời. Khi bão mặt trời xảy ra, “la bàn tự nhiên” bên trong sinh vật biển có vú sẽ bị ảnh hưởng và khiến chúng không xác định được từ trường trái đất. Điều này vô tình khiến chúng lạc đường và lao lên bờ.
Các loài sinh vật biển có vú dạt bờ ghi nhận từ trường hợp đơn lẻ tới hàng trăm con cùng lúc. Theo Katie Moore, một nhà khoa học NASA và giám đốc Quỹ Quốc tế về Sức khỏe động vật, nói rằng hiện tượng dạt bờ xảy ra ở khắp nơi, từ New Zealand, Australia, Nam Phi cho tới Mỹ.
Video đang HOT
Antti Pulkkinen, một nhà khoa học nghiên cứu tác động của hệ mặt trời ở Trung tâm Huấn luyện bay Goddard thuộc NASA cho hay đánh giá cụ thể về hiện tượng này vẫn chỉ mang tính chất phỏng đoán.
“Khi số lượng sinh vật có vú dạt bờ tăng lên vài trăm trường hợp, chúng ta sẽ có đủ cơ sở dữ liệu để khẳng định chắc chắn nguyên nhân”, Pulkkinen tuyên bố. “Đây là một bí ẩn còn rất lâu nữa mới có thể giải mã”.
Dù vậy, nhà khoa học này và các cộng sự đã bắt tay nghiên cứu mối quan hệ giữa bão mặt trời và hiện tượng dạt bờ của sinh vật có vú. Kết quả bước đầu cho thấy có tồn tại ảnh hưởng của bão mặt trời lên hệ thống định vị của cá heo hay cá voi, tuy nhiên sự khẳng định chắc chắn cần thêm thời gian.
“Nếu chúng ta hiểu rõ mối quan hệ giữa hai hiện tượng, các nhà khoa học sẽ giám sát bão mặt trời và đưa ra cảnh báo sớm nếu hiện tượng dạt bờ của cá voi diễn ra. Điều này giúp chúng ta tăng thêm cơ hội cứu các loài sinh vật có vú ở biển”, Pulkkien nói.
Theo Danviet
Oxy trên Trái đất đang bị hút dần lên Mặt trăng
Nhóm các nhà nghiên cứu ở Nhật bản đã phát hiện ra hiện tượng ion oxy trong bầu khí quyển Trái đất đang bị hút lên Mặt trăng.
Mô phỏng hiện tượng oxy trên Trái đất bị hút tới bề mặt của Mặt trăng.
Theo trang mạng phys.org, trong một chu kỳ quay quanh Trái đất, Mặt trăng sẽ có 5 ngày đi vào khu vực thẳng hàng với Trái đất, Mặt trời. Trong đó, Trái đất nằm giữa Mặt trăng và Mặt trời.
Trong khoảng thời gian này, Mặt trăng trôi ngang qua đuôi từ quyển của Trái đất. Đây là vùng thường xuyên bị gió Mặt trời quét qua.
Một lượng lớn ion oxy trong bầu khí quyển Trái đất "tận dụng" khoảng thời gian này để rơi như mưa xuống bề mặt Mặt trăng.
Nhà vật lý thiên văn học Kentaro Terada, thuộc trường Đại học tổng hợp Osaka (Nhật Bản), giải thích: "Tầng khí quyển cao của Trái đất chứa các ion ôxy, vốn dễ bị gió Mặt trời cuốn đi và đưa tới Mặt trăng".
Dấu chân của nhà du hành vũ trụ Mỹ trên Mặt trăng.
Theo số liệu của các nhà khoa học Nhật Bản, khoảng 26.000 ion oxy "đổ bộ" xuống bề mặt chi tiết đến từng cm2 của Mặt trăng trong một giây. Một phần ion oxy khác rơi rụng vào trong không gian vũ trụ giữa các hành tinh.
Qua phân tích dữ liệu từ các vệ tinh quay quanh Mặt trăng, các nhà khoa học Nhật bản phát hiện ra rằng, các vệ tinh nhân tạo ghi nhận sự xuất hiện một lượng lớn ion ôxy, nhưng chỉ trong khoảng thời gian 5 ngày nhất định của mỗi chu kỳ Mặt trăng quay quanh Trái đất.
Hiện tượng này xảy ra trùng hợp với thời điểm Mặt trăng được che chắn bởi gió Mặt trời.
Từ trường bao quanh Mặt trăng trong hình dạng giọt nước, khi đó căng rộng ra trở thành một cái đuôi dài, khiến một phần ion oxy từ khí quyển Trái đất bật ra.
Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là lời giải thích hợp lý nhất cho việc ôxy từ Trái đất được phát hiện lẫn trong đất đá trên Mặt trăng.
Theo Danviet
Tiếng nổ rung chuyển thành phố Anh gây tranh cãi Một tiếng nổ lớn gây chấn động thành phố Salford, Anh khiến người dân tranh cãi về nguồn gốc của nó bởi không có sự cố nào xảy ra trong khu vực. Khói phát ra ở công viên Buile Hill, Anh sau khi tiếng nổ vang lên. Ảnh: Darren Ogden/MEN. Một tiếng nổ lớn vang lên lúc 23 giờ ngày 15/1 làm rung...