Vì sao siêu tiêm kích tàng hình F35 được dùng cho Vệ binh Quốc gia Mỹ?
Máy bay chiến đấu F35 không chỉ phục vụ cho Không quân Mỹ mà còn cả lực lượng Vệ binh Quốc gia, thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Phục vụ nhiệm vụ đặc biệt cho Vệ binh Quốc gia
Máy bay F35 thế hệ thứ 5 lần đầu tiên được biên chế vào lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ cách đây 1 năm. Ngày 19/9/2019 tại căn cứ Lực lượng Vệ binh quốc gia Vermont ở Burington diễn ra lễ bàn giao siêu máy bay chiến đấu F-35 cho phi đội máy bay chiến đấu số 158 của Lực lượng Vệ binh quốc gia.
Đại diện Tập đoàn Lockheed Martin là đơn vị đặc trách sản xuất và cung cấp chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 này cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia.
Máy bay F35 của lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ . (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Sức mạnh không quân của Lực lượng Vệ binh quốc gia trước đó vẫn phụ thuộc vào các loại máy bay lỗi thời như F-15C/D và F-16.
Năm 2019, phi đội F-35A đầu tiên được quyết định chuyển cho Không quân Vệ binh ở Vermont. Theo đó, phi đội này dự kiến sẽ dần thay thế các máy bay F-16C/D.
Dòng máy bay F-35 đòi hỏi các phi công phải có kỹ năng bay mới, nên việc đào tạo huấn luyện lại phi công thuộc Không quân Vệ binh đã được tổ chức chặt chẽ.
Năm 2013, các nhà lãnh đạo Mỹ dự kiến trang bị cho F-35A cho Không quân Vệ binh ở bang Wisconsin và Albama, sau đó mới đến lượt các phi đội ở bang Idaho, Michigan, Florida và Texas.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ được so sánh với Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga. Nhưng trên thực tế, sự so sánh đó hoàn toàn không chính xác. Vệ binh Quốc gia Mỹ có thể xem là đơn vị dự bị của các lực lượng vũ trang, có nhiệm giải quyết tất cả các nhiệm vụ không phải của lực lượng cảnh sát.
Những nhiệm vụ này giải thích tại sao trong trong Lực lượng Vệ binh có sự hiện diện của các đơn vị hàng không và lực lượng không quân, được trang bị máy bay chiến đấu hiện đại.
Video đang HOT
F-35 đảm nhận đa nhiệm vụ cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ.
Nhiệm vụ chiến đấu chính của Không quân Vệ binh là bảo vệ không phận Mỹ, thực hiện các chức năng phòng không không quân.
Bên cạnh đó, lực lượng này còn tuần tra không phận, bảo vệ các cơ sở quan trọng trên lãnh thổ Mỹ, đánh chặn máy bay. Để hoàn thành các nhiệm vụ này, đòi hỏi Không quân Vệ binh phải đặc biệt chú ý đến lực lượng của mình, đặc biệt là các máy bay chiến đấu thế hệ mới.
Lực lượng Không quân Vệ binh quốc gia bao gồm 81 phi đội chiến đấu được phân bố khắp các bang theo tỉ lệ từ 1-5 phi đội ở mỗi bang (phụ thuộc vào tầm quan trọng và sự hiện diện của các cơ sở cần được bảo vệ trên lãnh thổ của bang đó).
Ngoài ra, Không quân Vệ binh còn tham gia vào các chiến dịch quân sự ở nước ngoài. Vậy nên các phi công Không quân Vệ binh Mỹ cũng từng chiến đấu ở Hàn Quốc, Iraq, Afghanistan,…
Do đó Không quân Vệ binh có tất cả các loại máy bay được sử dụng trong lực lượng Không quân Mỹ, trừ một số máy bay ném bom chiến lược.
Tuy nhiên, sự thật là các thiết bị hàng không thuộc Không quân Vệ binh thường được bàn giao muộn hơn so với lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ.
Tại sao phải là F-35?
Rõ ràng, sự xuất hiện của F-35 trong đội hình các đơn vị Không quân Vệ binh Quốc gia nâng cao khả năng chiến đấu và bảo vệ an ninh không phận cho nước Mỹ.
Đặc biệt, nhờ có F-35, Vệ binh Quốc gia có thể đánh chặn các mục tiêu trên không hiện đại nhất của kẻ địch trong trường hợp chúng xuất hiện trên bầu trời nước Mỹ.
Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ bảo vệ không phận tốt hơn với F-35.
Bởi vì giới lãnh đạo Mỹ hiện nay thường coi Nga và Trung quốc là những đối thủ tiềm tàng, nên Không quân Vệ binh Mỹ phải có máy bay có khả năng chống lại máy bay hiện đại của 2 nước này.
Khi khả năng chiến đấu của Không quân Trung Quốc và Nga phát triển, Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ cũng phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tế.
Ngoài ra, năng lực chiến đấu của Không quân Vệ binh cũng tăng lên khi tham gia chiến dịch ở nước ngoài, nơi đơn vị này cần phải giải quyết những nhiệm vụ phức tạp khác nhau – từ tấn công mục tiêu đối phương, đến tác chiến trên không chống lại máy bay tối tân của đối thủ.
MH370: Bằng chứng máy bay mất tích không phải là tai nạn
MH370 đã biến mất một cách bí ẩn hơn 6 năm trước và có nhiều giả thuyết về những gì đã xảy ra. Nhưng một bằng chứng mới xuất hiện để xác nhận sự việc năm đó chắc chắn không phải là một tai nạn.
Một chuyên gia đã phân tích bằng chứng chứng tỏ việc MH370 mất tích không phải là tai nạn.
Chuyến bay 370 của Malaysia Airlines bị mất tích vào ngày 8/3/2014, trên đường bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh với 239 người trên máy bay. Lần liên lạc cuối cùng với máy bay là lúc 1h19 ngayf 8/3/2014 (theo giờ địa phương), khi các kiểm soát viên không lưu hướng dẫn phi công liên lạc với các đồng nghiệp của họ tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hai phút sau, MH370 đã vượt qua điểm cuối cùng trong không phận do Malaysia kiểm soát và bất ngờ biến mất khỏi radar kiểm soát không lưu, bộ phát đáp không hoạt động.
Ban đầu, khi chiếc máy bay rõ ràng đã biến mất và không ai biết nó ở đâu, người ta nghĩ rằng một số tai nạn khủng khiếp có thể đã xảy ra.
Một giả thuyết cho rằng chiếc máy bay có thể đã gặp trục trặc kỹ thuật khiến cơ trưởng và cơ phó bất tỉnh, mất khả năng điều khiển máy bay.
Tuy nhiên, sau đó dữ liệu cho thấy MH370 vẫn có thể được quan sát thấy trên radar của quân đội trong khoảng một giờ sau khi nó biến mất khỏi radar dân sự.
Bằng chứng này đã tiết lộ một bức tranh hoàn toàn khác: chiếc máy bay đã chuyển hướng khỏi đường đi ban đầu, rẽ ngoặt và bay về phía bán đảo Malay trước khi quay lại và bay tới eo biển Malacca về phía quần đảo Andaman.
Khi tới Ấn Độ Dương, MH370 nằm ngoài tầm radar của quân đội, nhưng thật kỳ lạ, bộ phát đáp của nó đã hoạt động trở lại.
Chuyên gia về MH370 Jeff Wise trong cuốn sách xuất bản năm 2019 mang tên "Bắt cóc MH370" giải thích rằng, điều này đã bác bỏ giả thiết máy bay gặp tai nạn đơn thuần.
Chuyên gia MH370 Jeff Wise.
Theo chuyên gia này, MH370 đã không bay vòng tròn hoặc theo một con đường xoắn, như nó sẽ làm khi hạ cánh khẩn cấp.
Nó cũng không được điều khiển tự động, giống như chiếc máy bay tự lái trong trường hợp các phi công đã bị mất khả năng điều khiển máy bay.
Thay vào đó, MH370 đã bay ngoằn ngoèo từ điểm này đến điểm khác. Điều này cho thấy, chiếc máy bay được con người điều khiển và người này rất am hiểu cách vận hành 1 chiếc máy bay thương mại cũng như cách kiểm soát không lưu quân sự hoạt động.
Trong giờ đầu tiên sau khi chuyển hướng khỏi đường bay ban đầu, MH370 gần như chỉ bay dọc theo ranh giới của Khu vực thông tin chuyến bay (FIR).
Điều này có nghĩa là các trạm điều khiển không lưu ở Thái Lan và Malaysia đều cho rằng chiếc máy bay mà họ thấy không thuộc phận sự của họ và không cần phải chú ý.
"Bất cứ ai điều khiển máy bay, cũng đã điều khiển nó rất chuyên nghiệp, chứng tỏ rằng họ rất am hiểu về Boeing 777-200ER", ông Wise nói.
Tất cả những điều này theo ông Wise đều xác nhận sự cố không phải là một tai nạn mà là hành động cướp máy bay của một hoặc nhiều tên không tặc am hiểu về máy bay và các thủ tục kiểm soát không lưu.
Tất nhiên, sự nghi ngờ dồn vào cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah và cơ phó Fariq Abdul Hamid.
Tuy nhiên, máy ghi âm buồng lái có thể giải đáp nghi ngờ trên chưa được tìm thấy.
Điều này có nghĩa việc MH370 biến mất và ai là người đứng sau sự kiện bi thảm này vẫn là một bí ẩn nhưng bằng chứng từ radar quân sự đã xác nhận đây không phải là một tai nạn, theo ông Wise.
Nhân viên y tế đối đầu người biểu tình đòi mở cửa Nhân viên y tế xuống đường đối đầu với người biểu tình đòi tái mở cửa tại nhiều bang, kêu gọi họ về nhà và tuân thủ giãn cách xã hội. Nhiều người dân khắp các bang Virginia, California, New York, Colorado, Arizona và Vermont hôm 22/4 tụ tập biểu tình, yêu cầu các thống đốc dỡ lệnh phong tỏa, cho phép doanh...