Vì sao second home trở thành xu hướng của nhà đầu tư hiện đại?
Nhà đầu tư hiện đại ngày càng săn tìm ngôi nhà thứ 2 ưng ý, tọa lạc tại những điểm đến lý tưởng với mục đích cân bằng, gia tăng chất lượng sống và hưởng thụ tiện nghi cho bản thân cùng gia đình.
Cư dân thành thị khan hiếm không gian sống xanh
Những năm gần đây, đặc biệt sau đại dịch Covid-19, xu hướng đầu tư second home (ngôi nhà thứ hai) tiếp tục được quan tâm nhiều hơn để đáp ứng các nhu cầu an cư, làm việc, nghỉ ngơi của người dân.
Mô hình bất động sản second home lần đầu xuất hiện và phát triển tại Pháp, sau đó vươn tới Mỹ và lan rộng trên toàn cầu. Song, Mỹ vẫn là quốc gia điển hình nhất cho mô hình này. Theo số liệu từ một công ty môi giới bất động sản tại Mỹ, khi đại dịch bùng phát, nhu cầu tìm hiểu second home tại nước này đã tăng hơn 100% trong tháng 12/2020 so với cùng kỳ năm trước đó.
Việt Nam – nơi từng được xếp vào Top 20 thị trường có tốc độ tăng trưởng second home nghỉ dưỡng cao nhất thế giới (theo Telegraph) cũng không nằm ngoài xu thế của thời đại này. Tình trạng dịch bệnh, ô nhiễm không khí, khan hiếm không gian xanh, cuộc sống nội đô chật chội khiến người dân mong muốn tìm tới thiên nhiên trong lành, bình yên.
Thực tế, mật độ dân số cùng mật độ đô thị hóa ngày càng cao khiến không gian sống thiếu mảng xanh, chất lượng không khí giảm và tiện ích hạn chế tại các trung tâm đô thị lớn trên thế giới.
Tại Việt Nam, quỹ đất ở các thành phố lớn hiện rất hạn chế, nhiều người ưu tiên sử dụng bất động sản vào việc cho thuê nhằm tìm kiếm cơ hội sinh lời. Điều này đã dẫn đến việc thiếu không gian để phát triển thêm những hệ sinh thái tiện ích quy mô, có thể đáp ứng sở thích của nhiều độ tuổi. Đặc biệt, đối với các gia đình 3 thế hệ, những ngôi nhà nội thành phần lớn quá hạn chế về diện tích, hầu như không có tầng trệt ưu tiên cho người lớn tuổi sinh hoạt hay trẻ con vui chơi, trong khi khu vực công cộng lại quá đông đúc.
Những yếu tố trên thúc đẩy nhà đầu tư săn tìm ngôi nhà thứ 2 ưng ý, tọa lạc tại những điểm đến lý tưởng với mục đích cân bằng, gia tăng chất lượng sống và hưởng thụ tiện nghi cho bản thân cùng gia đình.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, từ đầu năm đến nay, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ghi nhận đà tăng tích cực. Báo cáo từ DKRA Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ 3 tháng đầu năm nay đạt 57%, tăng gấp 2,3 lần cùng kỳ năm ngoái.
Xu hướng nghỉ dưỡng, đầu tư của cư dân hiện đại
Second home tại Việt Nam được phát triển đa dạng với nhiều loại hình và phân khúc khác nhau. Trong đó, khách hàng thường săn đón những second home ở các địa điểm mang đậm dấu ấn cá nhân với số lượng hữu hạn, nằm trong hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng hoàn chỉnh, tại các điểm đến nổi tiếng như: Lâm Đồng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Phú Quốc…
Video đang HOT
Loại hình second home được đầu tư kỹ lưỡng về kiến trúc, công năng, vị trí độc tôn, vậy nên chỉ có những chủ đầu tư có tầm, tư duy chiến lược, có tiềm lực mạnh mới có đủ năng lực kiến tạo.
Dòng sản phẩm này thường hướng đến các yếu tố tái tạo năng lượng, nuôi dưỡng các giá trị tinh thần và gắn kết tình cảm gia đình cho gia chủ. Đây được xem là sự lựa chọn tối ưu cho các gia đình có 3 thế hệ, với tầng trệt ưu tiên cho người lớn tuổi sinh hoạt, an dưỡng.
Về nhu cầu nghỉ dưỡng ngắn ngày, “ngôi nhà thứ 2″ là nơi chủ nhân có thể đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và nằm trong khu quần thể tích hợp đầy đủ các tiện ích đẳng cấp. Theo đó, mô hình nhà ở này thường tọa lạc tại các vùng ngoại ô, tránh xa khói bụi trung tâm thành phố, không phải tiếp xúc với vấn nạn ô nhiễm môi trường hoặc các vấn đề quá tải dân cư.
Song, second home thường được xây dựng tại những nơi có giao thông bài bản và đạt chuẩn, kết nối đa hướng, đa chiều, giúp rút ngắn thời gian di chuyển cho cư dân. Thực tế, người trẻ hiện đại không ngại việc đi làm xa nếu hệ thống giao thông thuận tiện. Đặc biệt, không gian sống càng được ưu tiên bởi xu hướng làm việc từ xa phát triển mạnh.
Dự án KDC Nông thôn mới Đô Thị Xanh được đầu tư kỹ lưỡng về kiến trúc, công năng, tiện ích để trở thành second home tiêu chuẩn – Ảnh phối cảnh dự án
Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể tận dụng xu hướng second home như một phương thức kinh doanh kiếm lợi nhuận thông qua các hình thức cho thuê trong thời gian không sử dụng. Báo cáo của Savills ghi nhận có đến 45% khách hàng mua second home phục vụ cho mục đích nghỉ ngơi thư giãn của bản thân và gia đình vừa có nhu cầu cho thuê lại nhằm gia tăng nguồn thu nhập thụ động.
Có thể thấy, bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe và tái tạo năng lượng cho người sở hữu, second home còn là tài sản có tiềm năng tăng giá lâu dài khi trở thành xu hướng của nhà đầu tư hiện đại.
Mạnh tay thanh lọc những cổ phiếu kém chất lượng, gây lũng đoạn thị trường
Hủy niêm yết chứng khoán là điều mà các nhà đầu tư không mong muốn, nhưng giúp tạo môi trường đầu tư minh bạch, thanh lọc, loại bỏ những cổ phiếu kém chất lượng, gây lũng đoạn thị trường.
Việc này còn củng cố niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán, nâng cao hơn hiệu quả đầu tư, buộc doanh nghiệp hoạt động trách nhiệm hơn.
Khối ngoại bán ròng gần 56.000 tỷ đồng trong 11 tháng. Ảnh minh hoạ: TTXVN
Nhà đầu tư Nguyễn Ngọc Hưng chia sẻ, việc cơ quan quản lý "mạnh tay" xử lý đối với những doanh nghiệp bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán, những cổ phiếu kém chất lượng bị đào thải là điều tất yếu. Nhưng những nhà đầu tư đã mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ bị ảnh hưởng và cần có cơ chế để bảo vệ họ.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), từ đầu năm tới nay, có 18 doanh nghiệp hủy niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE và HNX để chuyển sang giao dịch tại thị trường của những công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM). Đáng chú ý, có tới hơn 70 doanh nghiệp bị huỷ tư cách công ty đại chúng, rời khỏi thị trường chứng khoán.
Trả lời báo chí về vấn đề hủy niêm yết cổ phiếu, ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đông Á cho biết, về mặt nguyên tắc, doanh nghiệp bị hủy niêm yết có nhiều lý đo; trong đó, chủ yếu là các trường hợp vi phạm quy định công bố thông tin, kết quả sản xuất kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tiếp, hoặc tổng lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp, hoặc âm vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính năm gần nhất tại thời điểm xem xét..., ngoài ra doanh nghiệp còn có thể tự hủy niêm yết.
Thường thì khi cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết, giá cổ phiếu lao dốc và sẽ phản ánh gần hết giá trị nội tại của doanh nghiệp. Như vậy, cổ phiếu hủy niêm yết trên HNX và HOSE chuyển sang UPCOM sẽ không gây ra thiệt hại quá lớn cho nhà đầu tư.
Khi chuyển niêm yết sang UPCOM, cổ đông sẽ không tiếp cận được nhiều thông tin về doanh nghiệp, do đó, họ không biết doanh nghiệp hoạt động ở trạng thái nào. Thị trường UPCOM có yêu cầu về mức độ công bố thông tin và báo cái tài chính thấp. Đa số cả năm doanh nghiệp mới phải công bố báo cáo tài chính. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp khi chuyển sang sàn UPCOM cổ phiếu lại tăng giá.
"Phải tìm hiểu rằng đầu tư cổ phiếu theo tiêu chí nào, nếu không xác định rõ được thì tốt nhất là nên cắt lỗ cổ phiếu bị hủy niêm yết. Nếu xác định rằng những vấn đề khiến doanh nghiệp phải hủy niêm yết và chuyển sàn không quá nghiêm trọng có thể làm doanh nghiệp phải phá sản thì vẫn còn hy vọng để nhà đầu tư chờ đợi", ông Huỳnh Anh Tuấn nói.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty Luật SBLAW cho biết, theo quy định hiện hành, cổ phiếu bị hủy niêm yết, nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCOM.
Doanh nghiệp có cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc chỉ được đăng ký niêm yết trở lại sau khi giao dịch tối thiểu hai năm trên UPCOM và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của tổ chức niêm yết.
Sau khi cổ phiếu bị hủy niêm yết, có hai trường hợp xảy ra. Với cổ phiếu hủy niêm yết chuyển sàn, nếu chuyển sang sàn lớn hơn (từ UPCOM sang sàn HNX, HSX), số cổ phiếu nhà đầu tư nắm giữ sẽ được chuyển đổi sang sàn mới và giao dịch bình thường.
Còn nếu hủy niêm yết ở Sở giao dịch lớn chuyển xuống thị trường UPCOM thì các cổ phiếu này vẫn được đăng ký giao dịch để duy trì thanh khoản. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp kinh doanh sa sút, có nguy cơ phá sản thì kết quả là thanh khoản sẽ suy giảm trầm trọng.
Còn với cổ phiếu hủy niêm yết không chuyển sàn, nhà đầu tư rất khó để chuyển nhượng. Khi đó, có 2 hình thức để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Đó là công ty phát hành cổ phiếu phải bỏ tiền mua lại số cổ phiếu này hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ yêu cầu chuyển cổ phiếu đó lên sàn giao dịch không chính thức hoặc thứ cấp để nhà đầu tư có thể tiếp tục bán cổ phiếu.
Khi cổ phiếu đang nắm giữ có quyết định bị hủy niêm yết, nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu ngay khi chuyển sang UPCOM để thu hồi vốn vì độ rủi ro của cổ phiếu ở giai đoạn này rất cao. Với cổ phiếu có khả năng phục hồi, thanh khoản của những cổ phiếu này có giảm nhưng vẫn có thể bán.
Còn với cổ phiếu hủy niêm yết và không chuyển sàn, nhà đầu tư nên liên hệ với doanh nghiệp này và đề nghị cấp sổ cổ đông. Việc cổ phiếu bị hủy niêm yết trên sàn không có nghĩa nhà đầu tư mất luôn số tiền đã đầu tư mà quyền nắm giữ cổ phần của họ không bị thay đổi.
"Cổ phiếu bị hủy niêm yết không đồng nghĩa với việc không còn giá trị. Nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xem có khả năng phục hồi hay không", luật sư Nguyễn Thanh Hà khuyến nghị.
Theo quan điểm của ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam, tại bất kỳ thời điểm nào mà có nhiều doanh nghiệp phải rời sàn niêm yết vì vi phạm các quy định là hợp lý, cho thấy tính nghiêm minh của pháp luật.
Thị trường chứng khoán luôn diễn ra quá trình sàng lọc các doanh nghiệp theo thời gian. Chỉ những công ty có hoạt động tốt, tuân thủ pháp luật về chứng khoán mới đủ các điều kiện để niêm yết lâu dài.
Với các công ty không đảm bảo các yếu tố tối thiểu của pháp luật thì việc loại các công ty này khỏi sàn niêm yết cũng giúp giảm rủi ro cho các nhà đầu tư mới, giúp họ tránh mua phải những cổ phiếu của công ty "kém chất lượng" trong giai đoạn hiểu biết về thị trường còn hạn chế, chưa tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức để đánh giá được chất lượng doanh nghiệp khi đầu tư hoặc đầu cơ chứng khoán.
Cũng theo vị chuyên gia này, khi doanh nghiệp vị hủy niêm yết sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Cụ thể là doanh nghiệp bị ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh thương hiệu trong mắt đối tác, nhà đầu tư; giá trị cổ phần và vốn hóa của công ty sẽ giảm mạnh khi thông tin ra thị trường trước khi cổ phiếu chính thức bị hủy niêm yết.
Đối với nhiều công ty có dùng cổ phần làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay tín dụng hoặc trái phiếu trước đây sẽ đối mặt với áp lực phải bổ sung tài sản đảm bảo cho các khoản vay, khi giá trị tài sản giảm và mất thanh khoản.
Đối với nhà đầu tư, thiệt hại lớn nhất là giá trị đầu tư giảm mạnh theo sự mất giá của cổ phiếu, thậm chi mất trắng nếu cổ phiếu không thể thanh khoản được do bị hủy niêm yết và công ty không thể khắc phục được các nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị hủy niêm yết bắt buộc để có thể đăng ký cổ phiếu giao dịch trở lại trên UPCOM.
Dù vậy, ông Đỗ Bảo Ngọc cho rằng, theo quy định hiện hành đã cơ bản đảm bảo được quyền lợi nhà đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp bị hủy niêm yết. Thực tế, đối với trường hợp hủy niêm yết bắt buộc, các cổ đông nằm ở tâm thế bị động. Vì thế, Sở giao dịch chứng khoán đã cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cảnh báo đến nhà đầu tư ngay khi khởi động quy trình xử lý.
Đối với hủy niêm yết tự nguyện, một trong những điều kiện để thực hiện là phải có nghị quyết của đại hội đồng cổ đông với trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn thông qua.
Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ, đề cao tiếng nói của cổ đông nhỏ trong trường hợp doanh nghiệp hủy niêm yết tự nguyện là ý chí của nhóm cổ đông lớn vì mục đích chia tài sản doanh nghiệp trong các trường hợp thâu tóm qua sàn, nhiều trường hợp đi ngược với tiếng nói của cổ đông nhỏ, do đó quy định hiện hành là hợp lý, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam Đỗ Bảo Ngọc nêu quan điểm.
Thời điểm thị trường bất động sản lộ diện nhà đầu tư 'đuối sức" Sau thời kỳ thị trường sôi động, đến nay đã bước vào giai đoạn chững lại, theo đó nhiều nhà đầu tư dưới áp lực tài chính đã bán cắt lỗ. Tuy nhiên, dù lỗ nhưng một số nhà đầu tư vẫn tỏ ra còn may mắn vì đã bán được đất. Bán lỗ để thoát "nợ" Năm 2021, có trong tay 1,5...