Vì sao sao trẻ SLNA dần ’sạch tên’ trên U23 Việt Nam
Người hâm mộ bóng đá nói chung và người hâm mộ bóng đá Xứ Nghệ nói riêng cảm thấy băn khoăn, tiếc nuối và đặt câu hỏi là vì sao trong các bản danh sách U23 Việt Nam, nhất là ở mấy đợt liên tiếp hoàn toàn vắng bóng các cầu thủ SLNA.
Chỉ một ngày sau thắng lợi vang dội của U23 Việt Nam trước U23 Thái Lan tại trận chung kết môn bóng đá nam SEA Games 31, danh sách tập trung của U23 Việt Nam chuẩn bị tham dự VCK U23 châu Á vào tháng 6 tới do HLV mới Gong Oh-kyun cầm lái được công bố. Theo đó, có 25 cầu thủ được triệu tập, trong đó có 14 người vừa giành tấm HCV SEA Games và những cái tên tiêu biểu từng được gọi tập trung song song với quá trình thi đấu của thầy trò ông Park Hang-seo. Cùng lúc, HLV Park Hang-seo cũng công bố danh sách tập trung ĐT Việt Nam trước trận giao hữu với ĐT Apganistan.
Điều khiến người hâm mộ bóng đá nói chung và người hâm mộ bóng đá Xứ Nghệ nói riêng cảm thấy băn khoăn, tiếc nuối và đặt câu hỏi là vì sao trong các bản danh sách này, nhất là ở U23 Việt Nam mấy đợt liên tiếp hoàn toàn vắng bóng các cầu thủ của lò đào tạo trẻ nổi tiếng SLNA?
U23 Việt Nam. Ảnh tư liệu
Hãy nhìn lại thời kỳ phát triển rực rỡ của bóng đá Việt, bắt đầu từ khi HLV người Hàn Quốc, ông Park Hang-seo về cầm lái, năm 2017. Giải đấu chính thức đầu tiên HLV này ra mắt là VCK U23 châu Á 2018 ở Thường Châu-Trung Quốc và quân số SLNA được gọi lúc bấy giờ là Văn Đức và Xuân Mạnh, là 2 trường hợp được gọi… vớt nhưng đã kịp thời tỏa sáng, sau này một trong hai người trở thành “trò cưng” của thầy cho đến nay.
Hai giải đấu quan trọng và thành công của HLV Park Hang-seo là AFF Cup 2018 và SEA Games 30-2019, quân số từ lò SLNA ở ĐT Việt Nam vẫn chỉ là Văn Đức (không kể Ngọc Hải và Trọng Hoàng đã chuyển đi), còn tại U23 có Trọng Hoàng trên 23 tuổi nhưng đang là người của Viettel. Tại SEA Games 31 vừa qua, danh sách cuối cùng 20 tuyển thủ cũng không có cái tên nào của SLNA, dù lọt vào vòng 25 người có tên tiền vệ Văn Lắm, chưa kể trước đó còn có những cái tên như Văn Việt, Sỹ Hoàng, Bá Sang…Và tại VCK U23 châu Á 2022 này, cũng không có cái tên SLNA nào, dù HLV trưởng U23 Việt Nam được chuyển tiếp từ HLV Park Hang-seo sang cái tên hoàn toàn mới là Gong Oh-kyun.
Để thấy, dù trong quá khứ thành tích đào tạo trẻ của lò SLNA là rất đáng nể nhưng gần đây đã bị tụt lại trước đà phát triển mạnh mẽ của các lò Hà Nội, Viettel, HAGL, PVF, lò SLNA có thể liên tiếp giành ngôi đầu trong các giải đấu U11, U13, U15, U17… mới nhất là thành tích của lứa Đinh Xuân Tiến-Văn Cường tại giải U17 năm 2020 nhưng lên đến lứa U19, U21 lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Tại giải U17 năm 2020 nói trên, Xuân Tiến và đồng đội hoàn toàn làm chủ cuộc chơi trước những đối thủ cùng trang lứa nhưng chỉ 2 năm sau, tại VCK giải U19, SLNA vẫn với những nhân tài đó nhưng trở lại “dưới cơ” và thua liểng xiểng trước U19 Học viện NutiFood, U19 Hà Nội, U19 Vettel…? Hy vọng lớn nhất của lò SLNA chính là lứa cầu thủ này nhưng họ nhanh chóng bị tụt lại chỉ sau một vài năm như cách Văn Trường của U19 Hà Nội vừa được gọi lên U23 Việt Nam, còn Xuân Tiến dù đầy hy vọng thì cũng còn xa vời vợi để vươn tới giấc mơ huy hoàng?
Video đang HOT
U19 SLNA đi đến bán kết vòng chung kết U19 Quốc gia 2020. Ảnh tư liệu của Quỳnh Vũ
Vậy tại sao nền tảng từ đầu tốt mà càng lên cao, thành tích của những “nhà vô địch nhí” SLNA càng xuống thấp so với đối thủ? Phải chăng “đầu vào” của SLNA, vốn chỉ tuyển sinh chủ yếu trong tỉnh, không so được với các lò khác, khi họ tuyển sinh rộng rãi nguồn trong cả vùng, cả nước? Phải chăng, đào tạo trẻ bằng kinh nghiệm, theo các phương pháp cũ đã không thể sánh được với các phương pháp khoa học, tiên tiến, do các ông thầy nước ngoài truyền dạy? Trả lời được các câu hỏi này, phải chăng là tìm ra “đáp số” cụ thể cho việc càng ngày quân số của lò SLNA càng vắng bóng trong các đợt “chốt sổ” chính thức ở các giải đấu quan trọng nhất của bóng đá nước nhà?
Tiện thể, xin được dẫn lại lời của tuyển thủ U23 Việt Nam Văn Xuân tham dự SEA Games 31 nhân chuyện nói về đào tạo trẻ. Văn Xuân từng được đào tạo tại lò PVF, từng thi đấu tại CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh và nay thuộc quân số của Hà Nội FC, là người thay thế vị trí của Văn Hậu khi cầu thủ này điều trị chấn thương. Văn Xuân kể rằng, hồi luyện tập ở PVF cũng như khi về Hà Nội FC rằng, ” không phải lo thứ gì, chỉ việc tập trung chơi bóng. Nhưng đã chơi là phải ra ngô ra khoai. Không vô địch là thất bại”. Và điều quan trọng nhất giúp cầu thủ này cùng các đồng đội trở nên bản lĩnh hơn là thường xuyên được thi đấu cọ xát “Những nơi khác cầu thủ trẻ chỉ được đá trên dưới 10 trận/ năm. Chúng tôi đá 20 trận là bình thường. Năm 2016, tôi được chơi tới khoảng 60 trận, được du đấu nước ngoài liên tục. Trong đó có khoảng 30 trận tại Nhật Bản…”
Trong khi ở đâu đó cứ thỏa mãn, tự hào với những thành tích ban đầu, thành tích thi đấu nội bộ, thi đấu với những đội bóng nặng tính phong trào thì khi đối đầu với những lò như PVF nơi Văn Xuân từng tập luyện, lò Viettel của Thanh Bình, Mạnh Dũng, Tuấn Tài… chỉ có thất bại toàn diện mà thôi. Đó là chưa kể chuyện cầu thủ tài năng “chữa chấn thương bằng tự đắp lá” thì “mơ” gì nổi chuyện đi xa, tiến dài về phía trước?
Điều cần nói là trong các lần được triệu tập đội tuyển, đâu chỉ có người của Hà Nội, Viettel, HAGL…với sự cạnh tranh quyết liệt như cách Văn Tùng, Văn Trường mới thi đấu lứa U19 đã “qua mặt” được các đàn anh Xuân Tú, Văn Đạt (cùng ở CLB Hà Nội) để lọt vào danh sách chính thức, mà còn có cả Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương…? Ở đó không có “lò” đáng tự hào nào cả mà vẫn có những ngôi sao thượng thặng được gọi lên tuyển, trong khi lò vang bóng SLNA 3-4 năm nay chỉ “đậu” lại một cách chật vật mỗi Văn Đức, nay có thêm Ngọc Hải vừa trở lại, mà thôi?
Tất nhiên vẫn còn một “cửa” an ủi là có thể nhiều cầu thủ SLNA tài giỏi nhưng không hợp với triết lý bóng đá của thầy Park, thầy Gong, như cách Văn Quyết, Hữu Tuấn, Văn Triền, Văn Vũ… phải chấp nhận lâu nay. Vậy thì hãy cố gắng, chăm chỉ, vượt lên, thể hiện bằng được phẩm chất, năng lực của mình ở một sân chơi khác, như V. League, như AFF Champions chẳng hạn?
Đến khi đó, dù được gọi, không được gọi cũng không việc gì phải băn khoăn, trăn trở mà chỉ cần niềm tin ở chính mình là đủ, là đúng?
Báo Trung Quốc: Bóng đá Việt Nam tạo nên lịch sử, CĐV Trung Quốc thêm phần lo lắng
Chức vô địch của U23 Việt Nam tại SEA Games 31 đã gây ấn tượng mạnh với truyền thông Trung Quốc.
Thành tích bảo vệ HCV SEA Games của thầy trò HLV Park Hang-seo đã gây ấn tượng mạnh với truyền thông nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Ngày 24/5, tờ Sohu có bài bình luận với tiêu đề: "Bóng đá Việt Nam đã làm nên lịch sử và người hâm mộ Trung Quốc có thêm cảm giác lo lắng".
Tờ báo Trung Quốc ca ngợi chiến tích bảo vệ HCV mà không để thủng lưới bàn nào của U23 Việt Nam, đồng thời ấn tượng với bầu không khí cổ động cuồng nhiệt của CĐV Việt Nam:
"Ở trận chung kết môn bóng đá nam SEA Games 31, U23 Việt Nam đã đánh bại Thái Lan 1-0 để giành chức vô địch. Hàng vạn CĐV có mặt tại sân vận động chứng kiến khoảnh khắc lịch sử này đã hò reo ăn mừng vì họ đã rất chờ đợi giây phút này.
Chức vô địch này là minh chứng cho thấy trình độ của bóng đá Việt Nam ngày càng phát triển, trái ngược với sự xuống dốc của bóng đá Trung Quốc. Khoảng cách giữa bóng đá Việt Nam và Trung Quốc đang ngày càng lớn và điều này khiến CĐV Trung Quốc thêm phần lo lắng!
Truyền thông Trung Quốc luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới các đội tuyển bóng đá Việt Nam.
Phải nói rằng trận chung kết tổ chức trên sân Mỹ Đình đã chứng kiến thời khắc lịch sử. 4 vạn CĐV đã bất chấp trời mưa, cuối cùng, giữa sự reo hò sục sôi của CĐV, U23 Việt Nam đã đoạt chức vô địch và đó là khoảnh khắc vinh quang của bóng đá Việt Nam. Chức vô địch càng đặc biệt bởi U23 Việt Nam đã không để thua bất kỳ một bàn nào trong suốt giải đấu, điều chưa từng có trong lịch sử.
Đây là sự trưởng thành của bóng đá Việt Nam, tiếp nối thành công của ĐTQG khi tuyển Việt Nam đã đánh bại tuyển Trung Quốc 3-1 hay cầm hòa cả Nhật Bản. Về cần đề này, nhiều CĐV Trung Quốc cảm thấy e ngại1...".
Khá tương tự, tờ Sun News của Trung Quốc đặt tiêu đề ca ngợi thầy trò HLV Park Hang-seo: "Trỗi dậy! Cả bóng đá nam và nữ Việt Nam đều vô địch SEA Games".
"Đại hội Thể thao Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam, nên CĐV Việt Nam đã rất mong chờ họ sẽ vô địch ở các môn bóng đá. Cả tuyển nữ và U23 Việt Nam đều đã đoạt chức vô địch và điều này với bóng đá Việt Nam có ý nghĩa rất lớn bởi đối với họ, đây là sự thúc đẩy, khiến bóng đá Việt Nam vững bước đi theo con đường phát triển mà họ đã vạch ra.
Mặt khác, bóng đá Trung Quốc liên tiếp thất bại trên con đường đến World Cup, thậm chí không đăng cai được VCK Asian Cup 2023. Cứ theo đà này, khoảng cách giữa bóng đá Việt Nam và bóng đá Trung Quốc sẽ ngày càng được nới rộng".
Báo Trung Quốc cho rằng HLV Park đã có màn chia tay hoàn hảo với U23 Việt Nam.
Trang Eastday.com lại cho rằng chức vô địch SEA Games chính là lời chia tay hoàn hảo của HLV Park với U23 Việt Nam:
"Năm 2019, HLV Park Hang-seo từng tạo ra cột mốc lịch sử khi dẫn dắt U23 Việt Nam giành chức vô địch SEA Games lần đầu tiên. Vừa qua, ông Park lại làm nên lịch sử khi giúp U23 Việt Nam bảo vệ chức vô địch SEA Games, ghi được tổng cộng 8 bàn mà không để thủng lưới một bàn nào.
Sau trận đấu, ông Park cũng thông báo sẽ kết thúc nhiệm vụ ở đội U23 và sẽ chỉ tập trung cho ĐTQG. Với chức vô địch tại SEA Games 31, nhà cầm quân người Hàn Quốc đã có lời chia tay hoàn hảo với U23 Việt Nam".
Chỉ ít ngày sau chức vô địch SEA Games, U23 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của tân HLV Gong Oh-kyun sẽ tập trung để chuẩn bị sang Uzbekistan dự VCK giải U23 châu Á, nơi đội tuyển nằm cùng bảng với U23 Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia.
Trong khi đó, HLV Park Hang-seo sẽ cùng ĐTQG chuẩn bị cho trận giao hữu gặp Afghanistan, dự kiến vào ngày 2/6 tới.
Tiền đạo đội CAND lên tuyển U23 Việt Nam đá giải châu Á Tiền đạo Lê Minh Bình của CLB bóng đá Công an nhân dân có tên trong danh sách đội tuyển U23 Việt Nam tham dự VCK U23 châu Á 2022 vào tháng 6 tới. Chiều 23-5, tân HLV trưởng ĐT U23 Việt Nam - Gong Oh-kyun đã công bố danh sách 25 cầu thủ tham dự VCK U23 châu Á 2022 vào tháng...