Vì sao Samcombank Bàu Bàng “thoát” được vụ nổ súng cướp tiền?
Qua đoạn video mà camera an ninh của Ngân hàng Samcombank chi nhánh Bàu Bàng ( thị trấn Lai Uyên, Bàu Bàng, Bình Dương) ghi lại diễn biến vụ cướp ngày 17/4 cho thấy, đã có sự chuyển biến rõ nét trong việc xử lý tình huống của bảo vệ, nhân viên và cả những người dân tham gia bắt cướp.
Trước tiên, đó là sự bình tĩnh, tất cả những người có mặt tại thời điểm tên cướp gây án không còn lúng túng, quá sợ hãi như những vụ cướp trước đây và đã phối hợp khá nhịp nhàng để quật ngã, tướt súng, bắt gọn tên cướp.
Sự dũng cảm, khéo léo của bảo vệ Lường Huy Phượng chính là yếu tố quyết định sự thành công trong việc khống chế tên cướp. Anh Phượng khá bình tĩnh, quyết đoán và chọn thời điểm phù hợp để quật ngã tên cướp dù trước đó đã bị thương bởi phát đạn mà kẻ cướp bắn vào lưng. Mạnh mẽ không kém là hai anh Nguyễn Đốc Phong và Bùi Nhật Huy, khách đến giao dịch tại đây. Sự hỗ trợ của hai người này đã chặn đứng hoàn toàn cơ hội thoát thân của kẻ cướp.
Lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương thăm hỏi anh Lường Huy Phượng tại bệnh viện.
Cuối năm 2021, khi trên địa bàn cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng xảy ra một số vụ cướp tài sản, trộm cắp tài sản tại ngân hàng với tính chất nguy hiểm, ngày càng manh động, đối tượng sử dụng vũ khí nóng để khống chế, chống trả khi bị phát hiện… gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Công an tỉnh Bình Dương đã tiến hành khảo sát công tác bảo vệ tài sản ở các ngân hàng. Qua đó cho thấy kỹ năng về chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, phối hợp xử lý tội phạm của cán bộ ngân hàng, nhân viên bảo vệ còn nhiều hạn chế, lúng túng.
Hệ thống camera cảnh báo, giám sát của ngân hàng chưa đầy đủ; chưa lắp đặt hệ thống báo động giữa ngân hàng và lực lượng công an nên công tác phối hợp, tổ chức truy bắt bị chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều trụ sở ngân hàng chỉ bố trí 1-2 bảo vệ trông giữ xe, không có bảo vệ ở phía trong ngân hàng.
Vào ban đêm bảo vệ không tuần tra xung quanh ngân hàng, không khóa cẩn thẩn các cửa ra vào, cửa sổ nên dễ dàng bị trộm đột nhập. Đến khi xảy ra tình huống thì lúng túng chẳng biết xử lý như thế nào mà cũng không cấp báo ngay với cơ quan Công an.
Từ đó, Công an tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng ngừa, ngăn chặn, phối hợp xử lý một số loại tội phạm xảy ra tại ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Có 60 ngân hàng và 10 tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương tham gia tập huấn.
Một buổi tập huấn tổ chức tại ngân hàng.
Video đang HOT
Đại tá Trần Văn Chính, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho biết, tại buổi tập huấn, các báo cáo viên Công an tỉnh Bình Dương đã triển khai 3 chuyên đề gồm: Các phương thức, thủ đoạn của tội phạm cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản xảy ra tại ngân hàng, tổ chức tín dụng và giải pháp chủ động phòng ngừa.
Các phương thức thủ đoạn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan “tín dụng đen” có sử dụng công nghệ cao và các phương án xử lý tình huống khi có tội phạm cướp tài sản xảy phương án bảo vệ trong quá trình vận chuyển tài sản trên đường và các phương án bố trí lực lượng bảo vệ tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các trụ ATM…
Cũng tại hội nghị này, Phòng CSHS Công an tỉnh Bình Dương đưa ra khuyến cáo, để chủ động phòng ngừa, các ngân hàng cần hệ thống khóa, camera báo động; tuyển chọn, sắp xếp nhân viên bảo vệ đủ số lượng được huấn luyện chuyên nghiệp.
Cán bộ Công an tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm cướp ngân hàng.
Khi xảy ra vụ cướp, nhân viên ngân hàng cần hết sức bình tĩnh, ghi nhớ thông tin về đặc điểm nhận dạng của đối tượng như quần áo, khuôn mặt, đầu tóc, giọng nói, hình xăm… và các thông tin khác như loại xe, hướng tẩu thoát…
Đặc biệt là phải bảo vệ kỹ hiện trường và cấp báo ngay đến cơ quan công an. Các ngân hàng cần lắp đặt nút báo động khẩn cấp kết nối trực tiếp tới trực ban của Công an; lắp đặt hệ thống camera an ninh tại các điểm trọng yếu; tuyển chọn nhân viên bảo vệ đủ số lượng, được huấn luyện chuyên nghiệp…
Trở lại vụ cướp ngân hàng tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Bàu Bàng cho thấy, ngay đúng vào thời điểm tên cướp hành động là 11h30 phút ngày 17/4/2023 thì trực ban Công an huyện Bàu Bàng cũng nhận được tin báo của Ngân hàng Sacombank thông báo qua hệ thống báo động liên kết với số điện thoại trực ban.
Số tiền tang vật thu được trong vụ cướp ngân hàng.
Chính điều này đã giúp cơ quan Công an nhanh chóng có mặt tại hiện trường để cùng quần chúng khống chế bắt giữ tên cướp. Hiện tại, hầu hết các điểm giao dịch, chi nhánh ngân hàng đều đã được lắp đặt hệ thống chuông báo động kết nối với số điện thoại trực ban của Công an địa phương nơi gần nhất nhằm kịp thời có mặt can thiệp, xử lý bảo đảm an toàn cho tính mạng, tài sản của tổ chức, cá nhân tại trụ sở giao dịch.
Về công tác bảo vệ cũng được các ngân hàng chú trọng tuyển chọn, đào tạo bài bản, chuyên nghiệp hơn mà trong đó anh Lường Huy Phượng là một ví dụ. Các nhân viên ngân hàng cũng vậy, họ đã biết cách xử lý khi phát sinh hững tình huống đột xuất, bất ngờ.
“Việc bắt giữ đối tượng cướp tài sản nói trên đã thể hiện tinh thần dũng cảm của lực lượng bảo vệ và những người dân đến giao dịch. Đồng thời cũng cho thấy công tác tuyên truyền, tập huấn liên tục về các phương thức, thủ đoạn và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm trộm cắp tài sản, cướp tài sản xảy ra tại các ngân hàng, tiệm vàng của Công an tỉnh Bình Dương đã phát huy hiệu quả. Sắp tới đây Phòng CSHS sẽ tiếp tục phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ khác tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền và tập huấn liên quan đến công tác phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm cướp tài sản ở các ngân hàng nói riêng” – Trung tá Lê Xuân Sang, Phó Trưởng Phòng CSHS, Công an tỉnh Bình Dương cho biết.
Bảo vệ ngân hàng cùng người dân khống chế tên cướp.
Như CAND Online đã thông tin, khoảng 10h35 ngày 17/4, đối tượng Nguyễn Tấn Phát (SN 1997, quê Bình Phước) đến Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Bàu Bàng ngồi ở băng ghế tầng trệt của phòng giao dịch để quan sát. Nhân viên ngân hàng có hỏi Phát có giao dịch gì không nhưng Phát chỉ nói chờ bạn.
Đến khoảng 11h30 , ngân hàng chuẩn bị đóng cửa nhưng Phát vẫn chưa chịu rời đi. Khi nhân viên bảo vệ bấm của cuốn đóng cửa chính phòng giao dịch thì Phát lấy khẩu súng để trong ba lô bắn 1 phát chỉ thiên lên trần nhà rồi khống chế nhân viên ngân hàng kêu cầu bỏ tiền vào ba lô cho Phát.
Lúc này anh Lường Huy Phượng là bảo vệ ngân hàng bấm công tắc cửa cuốn để đóng cửa lại. Phát yêu cầu mở cửa nhưng anh Phượng không mở nên phát bắn một phát vào lưng anh Phượng. Sau khi bị bắn, anh Phượng quay lại ôm vật đối tượng, cùng lúc đó có anh Nguyễn Đốc Phong, anh Bùi Nhật Huy là khách đến giao dịch tại ngân hàng hỗ trợ khống chế, bắt gọn đối tượng
Chi tiết vụ nổ súng, cướp tại Sacombank Bàu Bàng
Chiều 17/4, Công an huyện Bàu Bàng (Bình Dương) có thông tin chi tiết về vụ cướp ngân hàng xảy ra vào trưa 17/4 tại Phòng giao dịch Sacombank Bàu Bàng ở thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng.
Theo đó, khoảng 11h30 ngày 17/4, Công an huyện Bàu Bàng nhận được tin báo của ngân hàng Sacombank qua hệ thống báo động liên kết với số điện thoại trực ban Công an cho hay, phòng giao dịch Bàu Bàng xảy ra vụ việc có đối tượng sử dụng súng cướp tiền ngân hàng.
Sau khi tiếp nhận, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bàu Bàng nhanh chóng triển khai lực lượng, phối hợp các đơn vị địa phương triển khai lực lượng, phương tiện đến hiện trường nhanh chóng phối hợp với nhân viên ngân hàng và quần chúng nhân dân khống chế bắt giữ đối tượng.
Trước đó, khoảng 10h35 ngày 17/4, đối tượng Nguyễn Tấn Phát (ban đầu đối tượng khai tên là Nguyễn Tấn Phong, quê Tây Ninh), SN 1997, quê Bình Phước, điều khiển xe gắn máy BKS 53V8-0367 đến dựng tại hẻm nhà dân cạnh Phòng giao dịch Sacombank Bàu Bàng rồi đi bộ vào ngân hàng và ngồi ở băng ghế tầng trệt của phòng giao dịch để quan sát. Nhân viên ngân hàng có hỏi Phát có giao dịch gì không nhưng Phát chỉ nói chờ bạn.
Đến khoảng 11h3 , ngân hàng chuẩn bị đóng cửa nhưng Phát vẫn chưa chịu rời đi. Khi nhân viên bảo vệ bấm của cuốn đóng cửa chính phòng giao dịch thì Phát lấy khẩu súng để trong ba lô bắn 1 phát chỉ thiên lên trần nhà. Phát ném ba lô màu đen cho một nữ nhân viên ngân hàng rồi lệnh: "Tiền này không phải của chị, tiền của ngân hàng, chị không đưa là chị chết".
Đối tượng Nguyễn Tấn Phát lúc bị bắt giữ.
Nhân viên này lo sợ nên lấy nhiều cọc tiền từ tủ bỏ vào balo cho Phát. Lúc này anh Phượng là bảo vệ ngân hàng bấm công tắc cửa cuốn đóng cửa lại. Phát yêu cầu anh Phượng mở cửa nhưng anh Phượng không mở nên phát bắn một phát vào lưng anh Phượng.
Sau khi bị bắn, anh Phượng quay lại ôm vật đối tượng, cùng lúc đó có anh Nguyễn Đốc Phong, anh Bùi Nhật Huy là khách đến giao dịch tại ngân hàng và lực lượng cảnh sát thuộc Công an huyện Bàu Bàng có mặt kịp thời phối hợp khống chế đối tượng. Quá trình khống chế, Phát bắn nhiều phát đạn trúng anh Lường Huy Phượng. Bản thân Phát cũng bị thương phần đầu.
Sau khi khống chế, bắt quả tang đối tượng, cơ quan Công an thu giữ 1 khẩu súng dạng ổ xoay, trong ổ không có đạn; 1 ba lô màu đen, bên trong chứa nhiều cọc tiền hơn 800 triệu đồng và 1 túi nilong bên trong có 6 viên đạn.
Phát khai, y vay tiền ngân hàng với số tiền hơn 20 triệu đồng nhưng không có khả năng chi trả nên nhiều lần bị đòi nợ. Ngoài ra, do cần tiền để tiêu xài, không muốn mẹ làm việc cực khổ nên đối tượng đã nảy sinh ý định thực hiện hành vi cướp ngân hàng.
Để thực hiện ý định, Phát lên mạng xã hội Faceboook đặt mua 1 khẩu súng kiểu Rulo bắn đạn thể thao với giá 5 triệu đồng cùng 20 viên đạn. Sau đó, Phát đi khảo sát các ngân hàng nằm trên đường Quốc Lộ 13 từ TP Hồ Chí Minh về Bình Phước và lựa chọn ngân hàng Sacombank Bàu Bàng để gây án.
Ngày 13/4, Phát thuê một xe ô tô chạy taxi Grap đến ngân hàng này để thực hiện cướp. Tuy nhiên, khi đến ngân hàng thì Phát không dám thực hiện hành vi nên quay về. Đến ngày 17/4, Phát quay trở lại và gây ra vụ cướp
1 ngân hàng ở Bình Dương bị kẻ có súng xông vào cướp Một nam thanh niên mang theo vật giống súng, lao vào ngân hàng đe dọa để cướp tiền. Đến trưa 17-4, đại diện Công an huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương xác nhận thông tin một chi nhánh ngân hàng trên địa bàn huyện này vừa bị cướp. Cũng theo vị lãnh đạo này, cơ quan công an đã bắt giữ được một...