Vì sao S-400 không bắn khi Israel tập kích Syria?
Mục đích Nga đưa S-400 đến Syria đã khá rõ ràng ngay từ đầu. Vì vậy, đánh chặn hay không đối với máy bay Israel đang đặt Moskva vào thế khó.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel Avigdor Liberman vừa bất ngờ lên tiếng nhận trách nhiệm về một số cuộc tấn công vừa qua nhắm vào lãnh thổ Syria.
Dù không nói rõ cụ thể là vụ tấn công nào, song ông Liberman chỉ nói chung chung rằng nguyên nhân họ tấn công là nhằm ngăn chặn dòng vận chuyển vũ khí từ Syria của tổ chức Hezbollah.
Giới chức Israel trước đây bày tỏ quan ngại rằng Hezbollah có thể được nhận WMD hoặc vũ khí hóa học từ chính quyền Syria.
Tuy nhiên, ông Lieberman hy vọng có thể đạt được một giải pháp hòa bình ở Syria, cho dù ông không cho rằng bạo lực và căng thẳng với người Palestine sớm dừng lại.
Chiến đấu cơ Israel.
Đây không phải lần đầu Israel công khai việc tấn công sang Syria. Hồi cuối tháng 12/2015, không quân Israel thừa nhận tấn công vào 4 chiếc xe tải chở tên lửa đạn đạo ở khu vực Bắc Damascus.
Trước đó, không quân Israel cũng nhiều lần tập kích vào khu vực Thủ đô của Syria.
Đã có nhiều quan ngại và kịch bản liên quan tới quan hệ của Nga – Israel và hệ thống phòng không S-300, S-400 mà Nga đã triển khai tới Syria.
Cần hiểu rõ, S-300 và S-400 được Nga điều tới Syria không nhằm mục đích bảo vệ Syria trước các mũi tấn công của Isreal nhằm vào Damascus.
Bởi Nga triển khai các hệ thống phòng không tiên tiến sang Syria vẫn có mục đích cao nhất là chống khủng bố và các lực lượng hỗ trợ khủng bố có mục tiêu lật đổ Tổng thống Syria Bashar Al-Assad, chứ không hoàn toàn chỉ bảo vệ các lợi ích quanh chính quyền ông Assad.
Và điểm mấu chốt của vấn đề là bởi ngay từ khi hệ thống S-400 được triển khai tại Syria, Nga từng công khai tuyên bố sẽ tiêu diệt tất cả các phương tiện bay nào đáng ngờ kể cả không người lái khi chúng tiếp cận đến các binh sĩ và lợi ích của Nga tại Syria.
Video đang HOT
Người Israel cũng đã nổi cáu và lo lắng khi hệ thống phòng thủ tên lửa S-300, S-400 được bố trí gần họ trên khu vực của Ai Cập, Syria và Iran.
Sự hiện diện của hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại của Nga đã làm thay đổi cục diện “bản đồ” Trung Đông, và các sự kiện liệt kê trên sẽ làm tăng khả năng va chạm giữa các lực lượng của Israel và Nga.
Nhưng giữa Nga- Israel còn có những ý tưởng chính trị khác. Ngay từ cuối năm 2015, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong chuyến thăm Moskva gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ về một mối quan ngại, rằng Iran và Syria đang tự trang bị cho các nhóm Hồi giáo khủng bố (Hezbollah) với vũ khí tiên tiến nhằm vào Israel. Người Nga đã trấn an các mối lo này bởi Syria đang bận rộn chiến đấu cho một nhà nước của chính họ.
Sau đó, Nga-Israel có thể đã tạo ra một “trò chơi” mà Moskva chấp nhận yêu cầu của Israel để phản đối việc có một “mặt trận thứ hai” trên cao nguyên Golan được Iran và Hezbollah tạo nên.
Đồng thời Nga chấp nhận hoạt động quân sự tiếp tục của Israel để ngăn chặn điều này. Moscow công nhận và chấp nhận các hành động tự do của Israel trước mọi nguồn cung vũ khí từ Syria cho Hezbollah.
Không quân Israel bay vào không phận Syria nhằm triệt tiêu những vũ khí chĩa vào quốc gia mình là sự đối đầu với Iran và Hezbollah, chứ không ảnh hưởng tới các lợi ích của Nga ở quốc gia Trung Đông này.
Trong một mối quan hệ phức tạp hơn nữa khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad chịu áp lực của Iran và hỗ trợ cho quốc gia này, thì việc bị các đòn không kích của Israel cũng là điều mà họ phải chấp nhận.
Hệ thống S-400 tại Hmeymim, Syria.
Nếu Nga muốn làm rõ sự việc lần này thì nhất định Thủ tướng Netanyahu sẽ phải tìm kiếm một cuộc gặp gỡ khác để giải thích với Tổng thống Putin. Nhưng nếu như Nga im lặng thì có lẽ đôi bên đã hài lòng với các thỏa thuận, đặc biệt là những thông báo về vị trí, hành trình bay trên không phận Syria sau trận “suýt” không chiến giữa F-15 và Su-30 hồi tháng 4/2016.
Và dường như Moskva đã chọn khả năng thứ 2 bất chấp sự hoài nghi từ phía Syria, vì vậy đánh chặn máy bay Israel hay không đang thực sự làm khó Nga lúc này.
Đan Nguyên
Theo Đất Việt
Bên trong nhà máy sản xuất 'rồng lửa' S-400 Nga
Nhà máy Avangard là nơi chế tạo các loại đạn tên lửa tầm xa cho tổ hợp S-400 và S-500 hiện đại của Nga.
Nhà máy Avangard trực thuộc tập đoàn tên lửa Almaz-Antey là nơi chịu trách nhiệm sản xuất và bảo quản các tên lửa thuộc tổ hợp phòng không S-300, S-400 Triumf và S-500 của Nga, theo Livejournal.
Avangard được thành lập từ năm 1942, hiện nay nhà máy đặt tại phía bắc thủ đô Moscow với diện tích khoảng 185.000 m2.
Avangard bắt đầu sản xuất tên lửa phòng không từ thập niên 1950, khởi đầu là đạn V-300 của tổ hợp S-25 Berkut (NATO định danh: SA-1 Guild). Từ năm 1954, đây là nhà máy chủ lực trong việc chế tạo các loại tên lửa cho hệ thống S-75 (NATO định danh: SA-2 Guideline).
Công đoạn chế tạo mạch điện trên các đạn tên lửa phòng không hiện đại được giao cho phụ nữ nhờ sự tỉ mỉ và kiên trì trong quá trình làm việc.
Các ống thép có vai trò bảo quản đạn, đồng thời là bệ phóng cho tên lửa thuộc họ S-300. Chúng được xử lý hóa học, sau đó sơn màu và chuyển vào khu vực lắp ráp.
Một quả đạn 48N6DM của tổ hợp S-400 đã hoàn thành việc lắp ráp, sẵn sàng đưa vào trong ống phóng. Mỗi tên lửa có giá từ 1,5 đến hơn 2 triệu USD.
Chuyên viên nạp dữ liệu của tên lửa vào ống phóng trước khi lắp ráp. Các thông tin này có thể hỗ trợ kỹ thuật viên trong quá trình vận hành và bảo quản tên lửa tại đơn vị.
Đạn tên lửa sẽ được nạp vào từ phần đuôi, các cánh lái đều được gập lại để tiết kiệm không gian. Sau khi khai hỏa, quả đạn sẽ được động cơ phụ đẩy ra khỏi ống phóng, sau đó động cơ chính mới khởi động để đẩy tên lửa tới mục tiêu.
Sau khi lắp ráp, ống phóng sẽ được nạp đầy khí trơ và hàn kín để chống lại các tác động từ môi trường. Một quả đạn tên lửa có thể nằm trong ống phóng 3 năm mà không cần kiểm tra. Sau 10 năm, hệ thống này phải trải qua một lần kiểm tra lớn để nạp lại khí trơ, điều chỉnh môi trường bên trong và đánh giá tình trạng vận hành của tên lửa.
Các ống phóng đều được dán nhãn và số series. Thông tin trên ống phóng cho thấy đây là tên lửa 48N6DM của tổ hợp S-400, có tầm bắn 250 km, tốc độ 7.285 km/h, khối lượng 1,8 tấn và trang bị đầu đạn nổ mảnh nặng 180 kg.
Toàn cảnh khu vực lắp ráp tên lửa trong nhà máy Avangard.
Nhà máy này có thể cho ra đời hàng trăm tên lửa mỗi năm, bảo đảm nguồn cung cho quân đội Nga và các khách hàng trên thế giới.
Tử Quỳnh
Ảnh: Livejournal
Theo VNE
Khả năng kiểm soát Biển Đen của dàn S-400 Nga ở Crimea Với tầm bắn tối đa 400 km, tổ hợp S-400 được Nga triển khai tại Crimea sẽ giúp nước này tăng cường khả năng kiểm soát vùng trời Biển Đen. Nga vừa biên chế tổ hợp phòng không tầm xa S-400 Triumf cho Trung đoàn Tên lửa phòng không Cận vệ số 18, đóng quân tại thành phố Sevastopol trên bán đảo Crimea,...