Vì sao rừng Amazon lại quan trọng?
Rừng mưa Amazon là rừng nhiệt đới ẩm ướt lớn nhất thế giới, chính vì thế nó có ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu.
Bên cạnh đó, rừng có hệ sinh vật đa dạng không nơi nào trên thế giới có được, các loài cây và động vật lớn nhỏ đều sinh sống rất đông đúc ở đây, trong số đó có cả những loài mà các nhà khoa học vẫn chưa biết đến.
Rừng có diện tích hơn 2 triệu km2, ở Nam Mỹ, chủ yếu là ở Brazil, phần còn lại thuộc Peru, Colombia và 6 quốc gia khác. Rừng Amazon được gọi là rừng mưa do điều kiện thời tiết mưa nhiều đặc trưng của nó.
Khói cuộn lên từ một đám cháy ở rừng Amazon gần Candeias do Jamari, Brazil, vào ngày 24/8/2019. (nguồn: Victor Moriyama / Greenpeace / via AFP – Getty Imag)
Nhưng mặc dù đã tồn tại suốt 50 triệu năm, rừng mưa Amazon ngày nay đang bị các hoạt động của con người đe dọa, trong đó có các vụ đốt rừng lấy đất trồng trọt và chăn nuôi, khai thác dầu, khí, đồng, sắt và vàng.
Rừng Amazon đóng góp hàng năm 8,2 triệu đô-la Mỹ cho kinh tế Brazil bằng các sản phẩm khai thác từ rừng, trong đó có cao su và gỗ.
Nhiều tháng qua, rừng Amazon bị tàn phá bởi hàng nghìn vụ cháy với tổng diện tích cháy lên đến hơn 7.400 km2 thuộc địa phận Brazil. Do đâu mà thời gian gần đây xảy ra quá nhiều vụ cháy rừng ở đây như vậy?
Hàng năm rừng Amazon vẫn có những vụ cháy tự nhiên bùng phát vào mùa khô từ tháng 9 đến tháng 10. Nhưng bên cạnh đó, các bức ảnh từ vệ tinh còn cho thấy nhiều vụ cháy rừng thuộc địa phận Brazil là do con người cố tình đốt để lấy đất.
Theo ông Douglas Morton, nhà sinh thái học làm việc cho Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA, thì điều này hoàn toàn mới xảy ra trong những năm gần đây.
Những nguy cơ nào xảy ra khi rừng bị tàn phá?
Các nhà khoa học lo ngại rừng Amazon bị tàn phá có thể dẫn đến điểm bùng phát của việc toàn bộ hệ sinh thái bị hủy hoại, khi đó các nền kinh tế trong khu vực sẽ bị què quặt, nhiều loài sinh vật bản địa sẽ tuyệt chủng.
Rừng mưa nhiệt đới Amazon đem mưa đến cho toàn vùng Nam Mỹ, do đó nếu rừng bị phá hoại thì phần lớn lục địa này sẽ bị nóng lên và khô hạn. Khí hậu khô sẽ phá hoại mùa màng ở vùng cực Nam của lục địa; nhiều nơi khác sẽ biến thành những vùng đất không thể sinh sống được. Rừng Amazon suy thoái còn có thể tác động đến khí hậu toàn cầu, mặc dù các nhà khoa học chưa khẳng định được mức độ ảnh hưởng này đến đâu. Ít nhất thì các hình thái mưa ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Phi chắc chắn sẽ thay đổi.
Video đang HOT
Mặc dù có một số bài báo viết ngược lại, nhưng các nhà khoa học khẳng định rằng việc mất rừng Amazon sẽ không hạn chế các nguồn ô-xi đến mức nguy hiểm. Ô-xi do thực vật trong rừng tạo ra phần lớn được động vật sinh sống ở đó hấp thụ, còn hầu hết ô-xi trong khí quyển Trái Đất do các sinh vật phù du dưới biển sinh ra từ hàng triệu năm trước.
Đặc điểm sinh thái của rừng mưa Amazon
Rừng mưa Amazon tích trữ một lượng khổng lồ carbon trong đất và thảm thực vật của nó. Nếu rừng bị đốt, toàn bộ lượng carbon này sẽ bị phát thải vào khí quyển. Khi đó, nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu thông qua cắt giảm phát thải CO2 từ khí thải phương tiện giao thông và các quá trình công nghiệp sẽ chẳng còn ý nghĩa gì – nhà sinh thái học Yadvinder Malhi của Trường đại học Oxford, Anh, nhận định.
Do các loài thực vật và động vật sống ở đây vô cùng phong phú cho nên giá trị sinh học và sinh thái học của rừng Amazon lớn đến mức không thể đo đếm hết được. Nơi đây là nhà của khoảng 390 tỷ cây xanh và hơn 16.000 loài thực vật cùng hàng triệu loại động vật.
Nhà sinh thái học Yadvinder Malhi nói rằng “đây là nơi giàu có nhất trên hành tinh của chúng ta, từ hàng tỷ năm tiến hóa của sự sống trước khi con người xuất hiện. Đây là một trong những thư viện vĩ đại của tự nhiên trên Trái Đất”.
Trong số những loài động vật sống trong rừng Amazon, có một số loài chim cực kì quý hiếm và vô cùng sặc sỡ; hàng trăm loài khỉ; nhiều loài mèo to lớn như là báo đốm, báo đen; và những loài kì lạ như là lợn vòi và chuột lang nước. Đây còn là nơi sinh sống của các loài cá sấu, kì đà, rắn khổng lồ như là trăn Nam Mỹ, các loài động vật lưỡng cư như ếch phi tiêu độc, cá heo sông và một số loài cá đặc biệt khác như cá hải tượng long và cá răng đao.
Tất cả những loài này và hàng nghìn loài sinh vật khác có thể bị mất đi nếu rừng mưa Amazon bị tàn phá.
Phạm Hường
Theo Nbcnews
Điều gì sẽ xảy ra nếu đám cháy thiêu rụi toàn bộ rừng Amazon?
Nếu còn đang bàng quan hay vẫn nghĩ rằng, những vụ cháy rừng ở cách xa hơn 17 ngàn cây số chỉ là chuyện của châu Mỹ và không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của bản thân, thì bài viết này sẽ buộc bạn phải thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình.
"Cháy rừng Amazon" chính là vấn đề môi trường nóng nhất trong những ngày vừa qua. Tính từ đầu tháng 8 năm 2019 đến nay đã có ít nhất 74.155 vụ cháy rừng, và ở thời điểm hiện tại vẫn có tới 2500 điểm cháy đang ngày đêm thiêu đốt dần cánh rừng mưa lớn nhất thế giới.
Những điểm màu đỏ là nơi xảy ra cháy rừng.
Nếu còn đang bàng quan hay vẫn nghĩ rằng, những vụ cháy rừng ở cách xa hơn 17 ngàn cây số chỉ là chuyện của châu Mỹ và không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của bản thân, thì bài viết này sẽ buộc bạn phải thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình.
Với diện tích lên đến 6,7 triệu km vuông, rừng Amazon được ví như là lá phổi xanh của thế giới, khi đang ngày đêm tạo ra đến 20% lượng Oxy cho Trái Đất. Bên cạnh đó, cánh rừng này cũng chính là bảo tàng thiên nhiên vĩ đại nhất, nơi đang là nhà của 30% số loài sinh vật của hành tinh!
Sự bùng phát của một số lượng chưa từng có trong lịch sử các vụ cháy rừng, trong thời gian gần đây ở Amazon đang được xem là mối đe dọa lớn nhất đến sự tồn tại của cánh rừng này. Tuy nhiên, ở một góc nhìn bao quát, những vụ cháy này thực sự chỉ là một phần của những vấn đề to lớn hơn nhiều, bởi hàng năm có đến hơn 22 ngàn km vuông rừng biến mất, chủ yếu do nạn chặt phá rừng để phục vụ cho các mục đích của con người. Theo ước tính của các nhà khoa học, nếu không có gì thay đổi thì sau 20 năm nữa, cánh rừng này sẽ mất đi khoảng 40% diện tích.
Cũng có thể không cần đến 20 năm, bởi hiện tại lửa ở rừng Amazon vẫn đang cháy và cứ mỗi phút, rừng mưa này lại bị thiêu rụi một diện tích tương đương với 1,5 sân bóng đá tiêu chuẩn. Hãy thử đặt ra một giả thiết (hoàn toàn có thể xảy ra) rằng: Chính phủ các nước không tìm ra một tiếng nói chung để giải quyết thảm họa Amazon và đám cháy trở nên mất kiểm soát, để cuối cùng thiêu rụi toàn bộ khu rừng này.
Vậy điều tồi tệ nào thực sự sẽ xảy đến khi cái tên Amazon hoàn toàn biến mất khỏi hành tinh xanh?
Các vấn đề về khí quyển
Như đã đề cập, rừng Amazon hiện sản xuất 20% lượng Oxy của Trái Đất. Chính vì vậy, việc Amazon mất đi cũng đồng nghĩa với việc thế giới không còn nguồn cung Oxy khổng lồ này. Dẫu vậy, đây không thực sự là điều đáng ngại, bởi chúng ta vẫn còn đủ lượng Oxy phục vụ cho việc hô hấp đến từ những cánh rừng khác, đặc biệt là các loại thực vật phù du dưới nước.
Thảm họa lớn nhất về phương diện khí quyển, trong trường hợp này thật ra lại đến từ lượng khí thải mà rừng Amazon đã giúp con người hấp thụ và lưu trữ (khoảng 86 tỷ tấn Carbon). Khi rừng bị cháy, lượng thán khí tích tụ qua nhiều năm này sẽ bị trả lại cho môi trường. Trước mắt, nó làm suy giảm chất lượng không khí, mà biểu hiện rõ nhất là sự tăng lên về các bệnh liên quan đến đường hô hấp của những người dân ở khu vực lân cận và rồi lan rộng ra toàn thế giới.
Tiếp theo, lượng khí nhà kính cũng sẽ khiến Trái Đất ấm lên nhanh hơn, từ đó làm trầm trọng thêm vấn nạn biến đổi khí hậu, vốn vẫn đang gây ra những tác động ghê gớm đến toàn thế giới. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn cho rằng, loài người sẽ chính thức thua cuộc, mọi cố gắng giải pháp sẽ trở nên vô nghĩa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nếu lượng Carbon này quay trở lại bầu khí quyển.
Sự tổn thất về đa dạng sinh học
Mất đi Amazon cũng chính là sự mất mát to lớn đối với đa dạng sinh học của Trái Đất! Khi hệ sinh thái khổng lồ này bị tận diệt, con người sẽ mất một nguồn cung khổng lồ về thực phẩm và đặc biệt là dược phẩm. Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng, các loại thuốc Tây y có nguồn gốc nguyên liệu từ Amazon, trong đó có nhiều loại thuốc dùng để chữa trị căn bệnh ung thư. Thậm chí, các nhà khoa học còn tiết lộ rằng, chúng ta chỉ mới khám phá được tiềm năng dược liệu của 5% số lượng loài thực vật có trong cánh rừng này!
Thảm họa hạn hán ở quy mô toàn cầu
Hạn hán là một vấn đề nghiêm trong nữa mà chúng ta không thể không nhắc đến, nếu rừng Amazon bị thiêu rụi. Cùng nhớ lại một vài kiến thức sinh học thời phổ thông: Cây xanh hút nước từ rễ, sử dụng một ít và trả lại phần lớn cho môi trường thông qua lá. Lượng hơi nước này sau khi thoát khỏi lá sẽ bay lên không để tạo mây mưa, hình thành nên vòng tuần hoàn của nước.
Theo ước tính, nếu rừng mưa Amazon không còn cây, tổng lượng mưa toàn cầu sẽ giảm đến 20%. Nếu đã và đang là nạn nhân của đợt hạn hán kéo dài vừa qua trên toàn quốc, chắc chắn bạn sẽ hiểu được con số 20% này lớn và có tác động mạnh mẽ đến mỗi chúng ta như thế nào!
Hy vọng nào cho rừng Amazon?
Rừng Amazon vẫn đang cháy nhưng không có nghĩa là con người hoàn toàn mất hết hy vọng trong việc kiểm soát ngọn lửa. Là mỗi công dân của địa cầu, việc thiết thực nhất mà chúng ta cần làm lúc này là góp tiếng nói kêu gọi toàn thế giới chung sức xử lý thảm họa Amazon. Bên cạnh đó, hãy tạo cho mình thói quen sống xanh, giảm lượng giấy sử dụng thường ngày, ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, hay sản phẩm có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo!
Minh Nhật
Theo dantri.com.vn
Kinh tế trả giá bằng môi trường? Chỉ trong tháng 7, diện tích rừng Amazon bị thiêu rụi lên tới 1,345 km vuông, gấp đôi diện tích thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Theo CNN, rừng Amazon đang cháy với tốc độ và tần suất kỉ lục, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Tháng 6, một thoả thuận thương mại đã được kí kết giữa khu vực Nam...