Vì sao rau bong non có thể khiến cả mẹ và con tử vong khi đã ở 3 tháng cuối thai kỳ?
Sản phụ bị phù, tăng huyết áp, men gan tăng nhập viện trong tình trạng đau bụng từng cơn, ra máu, tử cung căng cứng… Các bác sĩ tiên lượng rủi ro cao, sản phụ và cả thai nhi có thể tử vong ngay trong phòng phẫu thuật.
Mẹ con sản phụ bị rau bong non được cứu sống tại BV Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí tiến hành phẫu thuật cho 1 trường hợp thai lần 2, thai 36 tuần bị rau bong non, suy thai trên nền bệnh gan thoái hóa mỡ cấp, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu.
Trước đó, sản phụ đã đến khám tại Trung tâm y tế thị xã Đông Triều với biểu hiện phù, tăng huyết áp, tăng men gan, mệt mỏi ăn kém được chẩn đoán thai 36 tuần dọa đẻ non/rau tiền đạo và được chuyển đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.
Sản phụ nhập viện trong tình trạng đau bụng từng cơn, ra máu âm đạo, tử cung căng cứng, nhịp tim thai rời rạc.
Xác định đây là ca bệnh với biến chứng điển hình của rau bong non, ngay lập tức kíp phẫu thuật được triển khai với sự có mặt của bác sĩ khoa Sản, Khoa Sơ sinh và khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức.
Các bác sĩ cho biết việc phẫu thuật cho sản phụ có biến chứng sản khoa là rất nguy hiểm tiềm ẩn rất nhiều biến chứng. Hơn hết trên sản phụ này lại có rất nhiều bệnh lý phức tạp kèm theo thì mức độ nguy hiểm và rủi ro trong quá trình phẫu thuật là càng tăng. Sản phụ và cả thai nhi có thể tử vong ngay trong phòng phẫu thuật.
Tuy nhiên, ca phẫu thuật được triển khai nhanh chóng sau khoảng 5 phút 1 trẻ nam chào đời với cân nặng 2.300 gram. Các bác sĩ sơ sinh đã tiến hành hồi sức kịp thời, trẻ đã hồng hào trở lại, nhịp tim ổn định và được chuyển về khoa sơ sinh để theo dõi. Về phía sản phụ, bằng những nỗ lực của các bác sĩ và cả kíp phẫu thuật, sản phụ an toàn trải qua cuộc phẫu thuật, bảo toàn tử cung. Hiện sức khỏe mẹ con sản phụ ổn định và sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Theo các bác sĩ sản khoa, thông thường trong mỗi ca sinh, khi sản phụ sổ thai xong thì rau thai mới bong ra để đảm bảo chức năng nuôi dưỡng thai nhi cho tới khi chào đời. Trường hợp rau bám đúng vị trí song bị bong trước khi sổ thai thì gọi là rau bong non.
Đây là một biến chứng sản khoa nặng thường xảy ra ở ba tháng cuối của thời kỳ thai nghén, nó biến chuyển đột ngột, nhanh chóng có thể đe doạ tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 1 năm 2021, cũng tại BV Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí cũng đã cứu sống mẹ con sản phụ bị rau bong non ở tuần thai thứ 33.
Theo sản phụ Lê Thị H. trước khi nhập viện chị có cảm thấy đau bụng dưới, cơn đau mỗi lúc dày thêm. Nhận thấy bất thường chị đã nhập viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí để thăm khám.
Sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán: Suy thai cấp, rau bong non và chỉ định phẫu thuật cấp cứu để cứu sống thai nhi. Nhờ tiến hành phẫu thuật kịp thời, bé gái nặng 2.040 gram chào đời khỏe mạnh, sức khỏe sản phụ ổn định và bảo toàn được tử cung.
BSCKII Vũ Thị Dung – Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí cho biết, với những trường hợp sản phụ bị rau bong non nếu không được tiến hành phẫu thuật cấp cứu kịp thời thì tính mạng của sản phụ và thai nhi có thể nguy hiểm, tử cung của sản phụ sẽ phải cắt bỏ để tránh việc ra máu.
Lý do là bởi, bệnh có diễn biến đột ngột, nhanh chóng có thể đe doạ tính mạng của mẹ và thai nhi do tình trạng sốc mất máu, biến chứng rối loạn đông máu hay vô niệu. Điều này đòi hỏi, sản phụ cần phải chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời mới có thể cứu sống mẹ và thai nhi.
Thường thì rau bong non sẽ xảy ra ở các trường hợp sản phụ có tiền sử tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc do chấn thương, tuy nhiên theo bác sĩ Vũ Thị Dung “cũng có những trường hợp trước đó sức khoẻ của sản phụ hoàn toàn ổn định”.
Vì vậy sớm phát hiện ra những bất thường về sức khỏe trong quá trình mang thai mà đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ tính mạng của sản phụ và thai nhi.
“Khi phát hiện ra bất thường, sản phụ cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sản để thăm khám kịp thời tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra”, BS Vũ Thị Dung nhấn mạnh.
Rau bong non tiến triển nhanh, nếu không xử lý kịp thời sẽ đưa đến những biến chứng nguy hiểm như sau:
Sốc mất máu: sốc xảy ra nhanh, nhất là sau khi thai và rau thai được sổ ra ngoài. Điều cần chú ý là lượng máu ứ lại trong lòng tử cung có thể rất nhiều so với lượng máu chảy ra ngoài âm đạo.
Rối loạn đông máu: do thiếu sinh sợi huyết, phát hiện sau khi sổ rau thấy máu loãng không đông vẫn tiếp tục chảy ra ngoài âm đạo. Biến chứng này càng nặng nếu diễn biến rau bong non càng kéo dài, vì vậy cần phải phát hiện sớm để có ngay hướng xử trí.
Vô niệu: cần theo dõi nước tiểu liên tục trong những giờ đầu và những ngày tiếp theo sau đó để phát hiện biến chứng này. Người bệnh có biểu hiện tiểu ít, thậm chí là không có nước tiểu, đau vùng hông lưng, ure huyết tăng cao nhưng ure niệu giảm.
Vô niệu phần lớn là do tình trạng sốc gây tụt huyết áp, chảy nhiều máu. Một số khác do hoại tử không hồi phục của lớp vỏ thận, tiên lượng nặng, có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài ra rau bong non có thể để lại các di chứng khác hết sức nguy hiểm như: suy gan thận cấp, suy tuyến thượng thận, tăng huyết áp, …
Nhiều bệnh nhi sốt xuất huyết biến chứng phải nhập viện
Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát khiến không chỉ người lớn mà nhiều trẻ em phải nhập viện. Tại TP Hồ Chí Minh, 1 bé trai 13 tuổi, chuyển từ Trà Vinh lên Bệnh viện Nhi đồng TP trong tình trạng sốc sốt xuất huyết rất nặng ngày thứ 4, dẫn đến suy gan, rối loạn đông máu, phải thở máy.
Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm nhận định, sốt xuất huyết hiện đang bước vào cao điểm, nhiều trẻ bị biến chứng sốt buộc phải nhập viện điều trị. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, cả nước đã ghi nhận 3 ca tử vong do sốt xuất huyết.
Có gia đình nhiều người mắc sốt xuất huyết
Nằm điều trị tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương đã được 8 ngày, bé Nguyễn Trung Kiên (6 tuổi, trú tại Tân Hội, Đan Phượng, Hà Nội) đã đỡ sốt và bắt đầu có các nốt xuất huyết trên da.
Chị Thế Thi Thu Trang - mẹ cháu bé cho biết: Ngày 31/8 cháu bắt đầu sốt, gia đình không nghĩ cháu bị sốt xuất huyết. Nhưng hôm sau, cháu bắt đầu sốt cao, từ 40-41 độ, uống thuốc giảm sốt không hạ, bỏ ăn và nôn. Vội vàng đưa con đi bệnh viện huyện khám, thấy tình trạng của cháu tiến triển nặng, tiểu cầu giảm nhanh nên gia đình đã đưa cháu tới Bệnh viện Nhi Trung ương. Theo chị Trang, sau khi nhập viện điều trị, đến nay sức khỏe của cháu Kiên đã tiến triển tốt hơn, tuy nhiên cháu vẫn còn rất mệt, ăn uống kém.
Bệnh nhân nhi đang được điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Trần Hằng
Theo lời kể của chị Trang, hàng xóm quanh nhà cũng có nhiều người bị sốt xuất huyết. Sau 2 ngày cháu Kiên nhập viện, anh trai cháu ở nhà cũng bắt đầu sốt, đi khám được xác định mắc sốt xuất huyết, nhưng bệnh nhẹ nên không phải nhập viện. Hai hôm trước, ông ngoại cháu cũng được xác định mắc sốt xuất huyết.
Tại Hà Nội, từ đầu năm 2020 đến nay đã ghi nhận 1.802 bệnh nhân sốt xuất huyết, trong đó từ 31/8 đến 6/9 có 228 ca mắc, xuất hiện nhiều "ổ" sốt xuất huyết trong gia đình, có nhà tới 3-4 người cùng bị bệnh.
Nằm cùng phòng với bé Kiên là bé trai 8 tuổi (ở đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội) tối 2/9 sốt cao 40,5 độ, nôn, được gia đình đưa vào Bệnh viện Tâm Anh. Sau khi xét nghiệm mắc sốt xuất huyết, ngày 7/9 gia đình chuyển cháu đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Trong gia đình có cô ruột cũng bị sốt, khi xác định cháu bị sốt xuất huyết, người cô đi khám và làm xét nghiệm đã được chẩn đoán mắc bệnh.
Tại Trung tâm có bệnh nhi trong 3 năm 2 lần mắc sốt xuất huyết. Đó là cháu M.M.Đ (9 tuổi, trú tại Đào Tấn, Hà Nội). Lần thứ nhất cháu mắc sốt xuất huyết cách đây 3 năm, nhưng không phải nhập viện điều trị. Đến lần này, cháu sốt cao từ 39-40 độ, gia đình không nghĩ cháu mắc sốt xuất huyết, nhưng khi uống giảm sốt không hạ, nôn và mệt mỏi, gia đình lo lắng cho cháu đi bệnh viện thì kết quả cháu mắc sốt xuất huyết nặng.
Theo TS.BS.Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay có 60 ca sốt xuất huyết, nhưng chủ yếu tập trung tháng 8, 9. Hiện đang bước vào cao điểm của dịch sốt xuất huyết. Rất may, chưa có ca bệnh nhi nào tử vong. Tại bệnh viện xuất hiện nhiều ca mắc sốt xuất huyết trong cùng 1 gia đình, hay bệnh nhân nhỏ nhất là trẻ 5-6 ngày tuổi, tuy nhiên không nặng.
Tuyệt đối không dùng hạ sốt ibuprofen khi sốt xuất huyết
Chỉ trong vòng hơn nửa tháng, cả nước ghi nhận 2 ca tử vong do sốt xuất huyết (Hà Nội 2 ca, TP Hồ Chí Minh 1 ca). Ca bệnh nguy kịch mới đây nhất ở Trà Vinh chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh mắc sốt xuất huyết biến chứng suy đa tạng, dịch tràn đầy màng phổi, màng bụng, gan bị tổn thương nặng, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, phải thở máy. Tuy bệnh nhân đã qua cơ nguy kịch sau khi được điều trị tích cực, nhưng đây cũng là cảnh báo cho bậc phụ huynh phải theo sát nhằm phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh để đưa con tới viện.
Chị Nguyễn Thị Vân (trú tại đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội), có con gái 5 tuổi đang điều trị sốt xuất huyết ở Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Khi con sốt cao, buồn nôn, uống hạ sốt không có tác dụng, chảy máu cam, tôi đã nghĩ ngay tới sốt xuất huyết. Vì Hà Nội đã có 2 ca tử vong khi tự điều trị tại nhà, nên tôi cấp tốc đưa con vào bệnh viện, không dám chậm trễ.
Trao đổi với phóng viên, TS.BS Nguyễn Văn Lâm cho biết: "Cơ bản sốt xuất huyết là do virus gây nên biểu hiện khởi phát giống bệnh nhân nhiễm trùng hoặc virus khác như mệt mỏi, đau người, sốt nhẹ, ngày 2-3 sốt cao và thêm biểu hiện xuất huyến, nôn ói, kém ăn, rối loạn về ý thức, nếu nặng có biểu hiện sốc do thoát dịch. Theo đó, căn bản phải theo dõi được dấu hiệu cảnh báo ở trẻ em. Ngoài ra, cần hạ sốt, quan tâm nơi trẻ nằm thoáng mát, dinh dưỡng hợp lý để trẻ có sức khỏe phòng chống bệnh tật...".
Bác sĩ Lâm cũng nhấn mạnh, do các dấu hiệu ban đầu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên cha mẹ cần cho trẻ đến cơ sở y tế thăm khám, theo dõi chẩn đoán bệnh và được hướng dẫn chăm sóc. Nếu thể nhẹ trẻ cần được chăm sóc hợp lý, hạ sốt đúng cách và theo dõi biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, tiểu ít nặng. Nếu trong quá trình chăm sóc, cha mẹ cần theo dõi tránh bỏ sót các dấu như xuất huyết trên da, niêm mạc... thấy bất thường đưa trẻ đến viện để được điều trị kịp thời.
Ông Lâm cũng cảnh báo, với sốt xuất huyết nguy hiểm nhất là sốc do thoát dịch, trường hợp khi đến giai đoạn ngày thứ 3-6 thường biểu hiện nặng, trẻ có thể sốc do thiếu dịch, do vậy bù dịch rất quan trọng. Tuy nhiên, sau ngày thứ 5-6 thường là giai đoạn tái hấp thu, nên bù dịch không đúng theo phác đồ trẻ dễ tràn dịch đa màng, khó thở... rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, cần lưu tâm đến hạ sốt trong xuất huyết, có một số thuốc chống chỉ định ibuprofen (gây xuất huyết tiêu hóa), nên chỉ dùng Paracetamon thông thường, dùng đúng liều theo chỉ đẫn của bác sĩ. Theo cảnh báo của bác sĩ Lâm, đã có trẻ sốt xuất huyết được mẹ cho hạ sốt bằng paracetamon, nhưng nhiệt không giảm, mẹ đã dùng thêm ibuprofen nên dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, phải nhập viện. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải hết sức lưu ý, theo dõi sát diễn biến bệnh của con, nếu có dấu hiệu bất thường phải đưa con ngay tới cơ sở y tế.
Phẫu thuật khẩn cấp cứu thai phụ bị rau bong non Tình trạng rau bong non ở thai phụ có thể biến chuyển đột ngột và nhanh chóng đe dọa tính mạng của mẹ lẫn thai nhi. Theo thông tin từ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), bệnh nhân là H.T., 30 tuổi, trú tại Đông Triều, Quảng Ninh, mang thai lần thứ 2. Chị T. nhập viện ở...