Vì sao Quốc hội “siết” Luật Biểu tình?
Sau khi khai mạc kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, người thay mặt cho Ủy ban Pháp luật của cơ quan dân cử tối cao này là ông Phan Trung Lý đã lập tức “bác” khá nhiều đề xuất từ phía Chính phủ.
Những đề xuất trên nằm trong 7 nhóm vấn đề của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và thuộc về những chủ đề bị coi là “nhạy cảm” như Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu dân ý, Luật Đất đai…
Chính phủ trinh, quốc hội bác?
Cho dù biểu tình là một thứ quyền đã được hiến định trong Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhưng 38 năm từ ngày thống nhất đất nước, vẫn chưa có bất kỳ một văn bản nào thực thi Hiến pháp về Luật Biểu tình theo đúng tinh thần cộng hòa như ở nhiều nước phát triển trên thế giới.
Và như thể tạm thời, “xã hội chủ nghĩa” vẫn giữ nguyên hàm ý “quá độ” khi Quốc hội xem xét việc đổi tên nước.
Thực trạng hổng luật cũng là một trong những nguyên do chủ yếu khiến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc can thiệp đã rơi vào tâm thế “vi hiến” và bị chính quyền cùng công an trấn dẹp thẳng tay.
Nhưng trong suốt chiều dài con sóng phản ứng của người dân về chủ quyền biển đảo, Ủy ban TVQH vẫn đều đặn thông qua nhiều đạo luật. Chỉ ngắn gọn là không một luật nào mang tính can dự vào “Mười sáu chữ vàng”.
Kỳ họp tháng 5-6/2013 cũng “ngắn gọn” như thế .
“Tại một kỳ họp quốc hội chỉ có thể thông qua từ 10-13 luật. Trong khi đó, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ được thông qua vào cuối năm 2013 nên năm 2014 sẽ phải sửa đổi, bổ sung nhiều luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật phục vụ cho việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh” – Ủy ban TVQH phác ra lý do như vậy, lồng trong một báo cáo mang tính định hướng của ông Phan Trung Lý.
Lý do trên nhằm “không tán thành với đề xuất của Chính phủ đưa Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu ý dân”.
“Hố phân cách” giữa Quốc hội và Chính phủ, hay nói cách khác là giữa nhóm lãnh đạo của hai cơ quan lập pháp và hành pháp dường như đã trở nên sâu sắc và lạ lẫm chưa từng có.
Hiện tượng này lại như đồng nhất với bầu không khí đầy suy tư cùng bất ngờ của Hội nghị trung ương 7 của Đảng, cũng diễn ra vào tháng 5/2013 và trước kỳ họp quốc hội, kèm theo kết quả nhân sự không thể ích lợi hơn cho những người theo chủ thuyết “lợi ích”.
Video đang HOT
“Dân đề xuất, quốc hội bác”
Gân đây, ấn tượng nhất có lẽ là đề xuất đưa Luật Biểu tình vào chương trình năm sau của đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Ông Chung hiện là Giám đốc Công an TP Hà Nội. Và Hà Nội lại là trung tâm của nhiều cuộc biểu tình tự phát chống “các thế lực thù địch” – hiểu theo nghĩa nào cũng được.
Nghĩa là nếu cả công an cũng đồng thuận với Luật Biểu tình, điều gì sẽ diễn ra?
Tất nhiên, hiện tượng hiếm hoi trên có thể biến thành một dấu hỏi lớn, nhất là về điều cần được coi là “lòng chân thành chính trị” – cụm từ mà các nhà nhân quyền và giới phân tích chính trị phương Tây dành để biểu tả về tổng thống Thein Sein của Myanmar – đối với những người mang sắc phục ở Việt Nam.
Nhưng dù là thế nào, tư tưởng cũng đang diễn biến sang hành động.
Một năm rưỡi sau năm 2011, đã xuất hiện những nhân vật khác.
Không chỉ ông Nguyễn Đức Chung, mà như lời trần thuật của luật sư và cũng là đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa thì “Tôi cũng trao đổi với nhiều vị công an và họ cũng mong có Luật Biểu tình”.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng xây dựng Luật Biểu tình là để “trả nợ” nhân dân nhưng cũng giúp cho nhà nước, bởi quản lý vấn đề biểu tình như hiện nay là không thích hợp.
Nhưng điều có vẻ rất khó hiểu là trong khi Chính phủ – cơ quan phải chịu trách nhiệm trực tiếp và mệt mỏi nhất về việc giải quyết khiếu kiện và biểu tình đông người – đã đồng thuận với phương án cần có Luật biểu tình và Luật trưng cầu ý dân, thì Ủy ban TVQH lại không chấp thuận, dù Quốc hội chính là cơ quan thể hiện quyền lực và quyền lợi cao nhất của người dân.
Sau khi xảy ra bất đồng chưa có tiền lệ trên, trong cuộc họp báo thường kỳ cuối tháng 5/2013, chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam đã phát đi thông điệp “Chính phủ giữ nguyên quan điểm góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992″, tức bao gôm cả vân đê xem xét đưa raLuât Biêu tình.
Nhưng những người của Ủy ban TVQH, sau Hội nghị trung ương 7 của Đảng với những động thái “nội bộ” nhưng lại được quá nhiều người dân vỉa hè biết đến, dường như vẫn cố gắng bảo lưu quan điểm bất đồng thuận với Chính phủ về một số vấn đề “nhạy cảm”.
Vận mệnh quốc gia?
Không thể mô tả khác hơn, đời sống nhân dân đang lặn hụp trong nỗi bất an ngập ngụa rủi ro nhưng vẫn chưa thấy đáy. Giờ đây, tất cả chỉ còn biết ngóng trông vào một tinh thần “đồng nguyên” nào đó giữa những chính khách cao nhất, hầu mong có thể xoay chuyển vận mệnh quốc gia.
Vậy những người của Chính phủ và đại đa số đại biểu quốc hội sẽ làm thế nào để biến hứa hẹn thành hành động – một loại hành động vì lợi ích của dân chúng chứ không phải thiên lệch cho những nhóm lợi ích đã dày vò quá tàn nhẫn nền kinh tế và dân sinh ở Việt Nam?
Liệu trong thời gian còn lại của kỳ họp quốc hội lần này sẽ xuất hiện thêm những khuôn mặt đại biểu, hoặc cũ hoặc mới, với những đề nghị ủng hộ các đề xuất có vẻ hợp lòng dân của Chính phủ?
Một “gương mặt mới” của Chính phủ và những người thuộc về nó có thể là cần thiết và “lâm thời”, với điều kiện những gì thủ cựu cần được đưa vào bảo tàng.
Bài học nhãn tiền về hòa hợp và hòa giải đã có sẵn ngay trong khu vực Đông Nam Á.
Chỉ bị ngăn trở với Việt Nam bởi chưa đầy một trăm cây số đường biên giới Trung Quốc, nền dân chủ Myanmar đã lột xác kỳ diệu chỉ trong vòng hai năm.
Những gì mà Thein Sein và giai cấp của ông đã làm được, dù không tránh khỏi động cơ và động lực của tư tưởng lợi ích nhóm và chủ nghĩa thân hữu, vẫn đã mở ra một lối thoát khả dĩ cho những chính khách khôn ngoan, nếu so với triển vọng phải sống lưu vong hoặc mất trắng.
Theo vietbao
Không thể lấy kỷ luật Đảng thay thế xử lý bằng pháp luật
Trong phần giải trình việc giữ nguyên quy định về Đảng trong Điều 4 của Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Phan Trung Lý cho biết, không thể lấy việc xử lý sai phạm bằng hình thức kỷ luật của Đảng để thay thế cho việc xử lý bằng pháp luật...
Liên quan đến khoản 3, Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, ông Phan Trung Lý, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho biết, đa số các ý kiến đồng tình với quy định các tổ chức Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
"Điều này có nghĩa là tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm thì không chỉ bị xử lý, kỷ luật theo Điều lệ Đảng mà còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không thể lấy việc xử lý sai phạm bằng hình thức kỷ luật của Đảng để thay thế cho việc xử lý bằng pháp luật. Có ý kiến đề nghị không cần quy định khoản này vì mọi người đều có trách nhiệm thi hành Hiến pháp và pháp luật chứ không riêng gì các tổ chức Đảng và đảng viên" - ông Phan Trung Lý nhấn mạnh.
Khẳng định về mặt pháp lý, tổ chức Đảng và đảng viên cũng đều được đối xử như đối với các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội, tuy nhiên, Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp (DTSĐHP) cũng đồng tình với việc nhấn mạnh nghĩa vụ "hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật" đối với các chủ thể này bởi nó có ý nghĩa nhắc nhở các tổ chức Đảng và từng đảng viên không chủ quan, ỷ vào vai trò lãnh đạo của Đảng; không được có các hành vi lạm quyền, chuyên quyền, coi thường pháp luật.
"Bên cạnh trách nhiệm đối với Đảng, tổ chức Đảng và từng đảng viên còn phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trách nhiệm trước nhân dân, gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, qua đó vừa góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bản thân, vừa tăng thêm uy tín của Đảng đối với nhân dân, với xã hội" - ông Phan Trung Lý thay mặt Ủy ban DTSĐHP nói rõ thêm.
Không ban hành Luật Đảng
Quá trình lấy ý kiến về Hiến pháp cho thấy, có ý kiên đề nghị làm rõ hơn cơ chế, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, cơ chế chịu trách nhiệm của Đảng và cơ chế để nhân dân giám sát Đảng. Ý kiến này đề nghị cần có luật về Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Đảng thực thi vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình đối với Nhà nước và xã hội, tạo sự minh bạch trong hoạt động của Đảng, tạo cơ sở cho nhân dân giám sát hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên.
Về vấn đề này, theo phân tích của Ủy ban DTSĐHP thì "Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo về mặt chính trị thông qua Cương lĩnh, chiên lược, các định hướng và chính sách, chủ trương lớn của mình. Cách thức, nội dung lãnh đạo được thê hiên linh hoạt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn, từng thời kỳ. Bên cạnh đó, quy định mọi tổ chức Đảng, đảng viên hoạt đông trong khuôn khô Hiên pháp và pháp luât hiện đã là một bảo đảm quan trọng để nhân dân có điều kiện giám sát, giúp cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Hơn nữa, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cũng là vấn đề đang được tổng kết, nghiên cứu."
Vì vậy, Ủy ban DTSĐHP đã đề nghị không đưa vân đê ban hành luật về Đảng vào Hiên pháp.
"Không ai khẳng định nhiều đảng tốt hơn một đảng"
Góp ý cho Điều 4 của Dự thảo Hiến pháp, có ý kiến đề nghị yêu cầu phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập vì như vậy mới bảo đảm dân chủ.
Về vấn đề này, Ủy ban DTSĐHP phân tích: "Về lý luận, dân chủ không đồng nghĩa với đa nguyên, không phải có đa nguyên là có dân chủ. Dân chủ là quyền của nhân dân tự mình quyết định hoặc tham gia với Nhà nước quyết định với những vấn đề nhất định. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một hình thức chính trị - nhà nước. Nó thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực. Quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa thành các chuẩn mực mang tính nhà nước và pháp quyền, thành nguyên tắc tổ chức và vận hành của Nhà nước cũng như các thiết chế chính trị khác, tạo nên chế độ dân chủ. Vì vậy, không ai khẳng định là nhiều đảng sẽ tốt hơn một đảng".
Dẫn chứng thực tiễn ở Việt Nam, ông Phan Trung Lý cho biết, không có tiền đề cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
"Ở nước ta chỉ có một đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng ta luôn là Đảng của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là sự lựa chọn mang tính lịch sử và phù hợp với thực tế, hoàn cảnh xã hội nước ta. Điều đó được thể hiện và được đảm bảo trong đạo luật cơ bản của Nhà nước là Hiến pháp" - ông Phan Trung Lý khẳng định.
Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng phân tích sâu thêm về thực tế đa đảng ở các nước khác. Theo đó, trên thế giới, tuy có nhiều nước tuyên bố theo chế độ đa đảng chính trị, nhưng thực chất vẫn chỉ là đảng đại diện cho một lực lượng xã hội duy nhất là giai cấp tư sản mặc dù các đảng này có thể có các tên gọi khác nhau. Các đảng thay nhau lãnh đạo đất nước, cùng bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp tư sản. Tuy thế, giữa các đảng phái này cũng luôn có sự tranh chấp quyền lợi với nhau (thực chất là sự tranh chấp giữa các nhóm lợi ích, giữa quyền lợi của các nhóm tư bản trong từng ngành, từng lĩnh vực) và điều này thường dẫn đến tình trạng bất ổn về chính trị trong nội bộ đất nước, cản trở sự phát triển chung của xã hội.
"Do vậy, dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế một đảng hay đa đảng, mà nó phụ thuộc vào bản chất của chế độ cầm quyền phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào cũng như cách thức vận hành cụ thể của bộ máy nhà nước trong từng xã hội" - Ông Phan Trung Lý nhấn mạnh.
Tổng hợp các ý kiến và phân tích từ lý thuyết tới thực tiễn, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý thay mặt Ban soạn thảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định "giữ quy định về Đảng ở mức độ như đã thể hiện trong Dự thảo Hiến pháp là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân".
Theo vietbao
Chính phủ quyết tâm giữ kinh tế ổn định Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng sức mua, đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa nhưng không làm bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát cao trở lại là một trong những mục tiêu mà Chính phủ đề ra trong báo cáo sẽ được Phó Thủ tướng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân...