Vì sao quan hệ Đài Loan-Phlippines vẫn căng thẳng?
Đài Bắc vẫn tiếp tục trừng phạt Manila, bất chấp lời xin lỗi mà Tổng thống Philippines Benigno Aquino đưa ra ngày 15/5.
Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu không chịu lùi bước.
Đài Loan không chấp nhận lời “xin lỗi” của Philippines
Tổng thống Benigno Aquino III đã bày tỏ sự “hối tiếc sâu sắc” về vụ nổ súng bắn chết ngư dân ngày 9/5, nhưng các quan chức Đài Loan không chấp nhận vì cho rằng lời xin lỗi này “thiếu sự chân thành”.
Theo China Daily ngày 16/5, Tổng thống Aquino đã cử Chủ tịch Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Philippines tại Đài Loan, Đặc phái viên Amadeo Perez, thay mặt ông và nhân dân Philippines xin lỗi gia đình ngư dân bị bắn chết.
Đặc phái viên Philippines Amadeo Perez đến Đài Bắc vào trưa 15/5 và sau một cuộc họp 40 phút với các quan chức Đài Loan vào buổi tối cùng ngày, ông Perez đưa tuyên bố “chân thành xin lỗi gia đình của ngư dân đã bị bắn chết”. Perez cho biết ông sẽ tiếp tục thảo luận về các vấn đề liên quan với các quan chức Đài Loan trong ngày 16/5.
Chỉ vài giờ sau khi lời xin lỗi nói trên, “Thủ tướng” Đài Loan Jiang Yi-huah công bố “làn sóng trừng phạt thứ hai” đối với Philippines, trong đó có đình chỉ trao đổi cấp cao giữa Đài Loan và Philippines. Các biện pháp trừng phạt mới cũng gạt tên Philippines khỏi chương trình miễn thị thực của Đài Loan và đình chỉ giao lưu kinh tế, hợp tác nghề cá, hợp tác khoa học-công nghệ cũng như các cuộc đàm phán hàng không song phương.
Theo phương tiện truyền thông Đài Loan, “Thủ tướng” Jiang Yi-huah phê phán phía Philippines đã không thể hiện đầy đủ “sự chân thành” trong việc xử lý vụ bắn chết ngư dân và buộc Đài Bắc tiếp tục đưa ra các biện pháp trừng phạt hơn nữa. Tại một cuộc họp báo ở Đài Bắc, “Thủ tướng” Jiang Yi-huah nói Đài Loan “không thể chấp nhận” lời xin lỗi của Philippines vì “Philippines vừa xin lỗi, nhưng lại vừa nhấn mạnh rằng đây không phải là một hành động có chủ ý”.
Các chuyên gia nói lời xin lỗi “muộn màng và cẩu thả” của Manila đã không đáp ứng đòi hỏi của Đài Bắc và không làm giảm bớt sự phẫn nộ của công chúng.
Video đang HOT
Yang Baoyun, một chuyên gia về nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Bắc Kinh, nhận xét việc phía Philippines dùng từ “đóng góp”, thay vì “bồi thường” cho gia đình nạn nhân, khiến công chúng Đài Loan phẫn nộ và cho thấy thiếu sự chân thành của Manila.
Nỗi khó xử của hai nhà lãnh đạo
Ông Yang cho biết cuộc đối đầu Philippines-Đài Bắc trở nên phức tạp hơn, khi nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu không chịu lùi bước trong vụ việc này. Ông Mã muốn chứng tỏ mình là mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại, nhất là khi giới nhà phê bình chỉ trích ông đã để cho Đài Loan quá phụ thuộc vào đối thủ chính trị Trung Quốc, mặc dù Bắc Kinh vẫn ra sức kiềm chế Đài Bắc về ngoại giao.
Về phần mình, vốn được coi là mạnh mẽ về chính sách đối ngoại, Tổng thống B. Aquino cũng không muốn bị coi là yếu kém trong con mắt của dân chúng Philippines, nhất là khi liên minh chiến thắng hầu hết các cuộc chạy đua giành 241 ghế trong nghị viện vừa qua.
Một số nhà phân tích cho rằng một lời xin lỗi thái quá sẽ bị coi là nhượng bộ lớn về chủ quyền của Philippines ở một phần của eo biển nằm giữa đảo Luzon đối với Đài Loan. Theo giáo sư Alexander Huang – chuyên nghiên cứu chiến lược tại Đại học Tamkang ở Đài Loan, “mục tiêu số 1 của Philippines là coi vụ bắn ngư dân Đài Loan chỉ là một sự cố và không làm tổn thương mối quan hệ song phương nói chung”.
Chỉ có điều, căng thẳng Đài Loan-Philippines có thể làm suy yếu liên minh lỏng lẻo giữa đồng minh của Mỹ ở vành đai Tây Thái Bình Dương (bao gồm Đài Bắc, Manila, Seoul và Tokyo) và tác động bất lợi đến nền kinh tế Philippines. Manila vẫn hy vọng duy trì được đội ngũ 88.000 người Philippines làm việc tại Đài Loan, khi mà lượng kiều hối từ hòn đảo này gửi về chiếm tới 9% GDP Philippines trong năm 2011.
Mấy năm qua, nhiều chủ doanh nghiệp Đài Loan đã từ Trung Quốc đại lục trở về vùng lãnh thổ này để tận dụng nguồn lao động rẻ hơn đến từ Philippines. Ngành du lịch Philippines cũng nhắm vào nguồn du khách Đài Loan, với việc mở siêu sòng bạc ở Manila. Năm ngoái, kim ngạch mậu dịch Đài Loan-Philippines đạt gần 11 tỷ USD năm ngoái và khiến cho Đài Loan trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Philippines.
Theo vietbao
Vợ giàu, chọn "cành cao" gặp gió lớn
Sự hậu thuẫn từ gia đình người vợ giàu có như chiếc "đòn bẩy" giup con cái phát triển bền vững. Tuy nhiên, nếu quá ỷ lại vì đậu được "cành cao" hay cậy thế "tiền nhiều" mà một số người không tự thân vận động, hoặc ứng xử không khép cũng khiến hạnh phúc gia đình gặp "bão" lớn.
Tình yêu có thể xuất phát từ sự chân thành, không vụ lợi nhưng cũng có thể là một sự toan tính, đắn đo. Đều là hành trình tìm kiếm hạnh phúc, nhưng đâu là hạnh phúc đích thực đối với những người đàn ông yêu và cưới con gái nhà giàu?
Những nẻo đường kiếm tìm
Điển trai, có học, Đức Lâm (27 tuổi, quê Tiền Giang, nhân viên ngân hàng, Q5, Tp.HCM) lọt vào tầm ngắm của rất nhiều cô gái. Thế nhưng, anh chưa chọn được ai trong số họ bởi ước mơ của Lâm là cưới vợ vừa giàu, vừa xinh để nở mày nở mặt với thiên hạ và có bệ phóng tốt. Sau những tháng ngày tìm kiếm, Lâm cũng tìm thấy được tình yêu, cô gái ấy tên là Thủy (23 tuổi, nhân viên phòng nhân sự, Q3, Tp.HCM).
Dù không xinh như "ra giá" ban đầu nhưng gia đình Thủy rất giàu có, ba cô được xem là một đại gia trong giới bất động sản, Thủy lại là con một. Đúng là người trong mộng! Lâm tấn công tới tấp, anh nghĩ ra nhiều chiêu để không chỉ chinh phục người yêu mà còn chinh phục cả bố mẹ Thủy. Quyết không để vuột mất "con cá lớn", để ba mẹ người yêu không xem thường, Lâm liều vay tiền mua một căn nhà ngay trong thành phố như minh chứng về tài chính, bên cạnh tình cảm anh dành cho Thủy. Thấy con gái quá yêu thương Lâm, ba Thủy lúc đầu đắn đo nhưng cuối cùng cũng chấp nhận. Ngày cưới ba mẹ vợ chỉ trao chút quà gọi là, vừa để thử thách con rể, lại nghĩ tài sản của mình sau này cũng là của con, chẳng vội vàng gì.
Sau một năm "gồng" mình trả nợ, Lâm đuối sức. Khi đứa con ra đời vài tháng cũng là lúc giang hồ đến đòi nợ, lại còn đe dọa bắt cóc con. Chuyện vỡ lở, vì thương con cháu, ông bà nhạc không trình báo công an mà lặng lẽ chuyển hơn 1 tỷ đồng vào tài khoản con rể để giải quyết vụ việc. Số tiền không quá lớn nhưng lòng tin họ dành cho Lâm giảm sút hẳn.
Bố mẹ mạnh tay, con chưa hẳn sướng
Không phải chỉ trao chút quà "gọi là" như ba mẹ Thủy, anh Quốc Dũng, chủ trại mộc chuyên sản xuất đồ nội thất ở An Giang "vượt mặt" cả nhà trai về cái khoản "của hồi môn" cho con gái. Trong khi sính lễ của nhà trai chỉ gồm 1 cây vàng 18K thì anh Dũng cho hẳn con gái hơn 2 cây vàng 24K kèm thêm một cửa hàng kinh doanh bia, nước giải khát ở chợ huyện, cách nhà chồng chừng 2 cây số.
Thế nhưng, anh con rể không quen, cũng chẳng thiết tha chuyện buôn bán vì trước giờ tự do, nay sáng, trưa, chiều, tối phải đầu tắt mặt tối với việc dọn hàng, tiếp khách, giao hàng... Mà anh này cũng mới 23 tuổi, vốn được ba mẹ cưng chiều nên tính vẫn còn ham chơi. Trước đây, bạn bè ai gọi một tiếng là xách xe, rồ ga và biến mất. Dù có vợ, tính cách ấy vẫn không thay đổi. Chỉ là, có mặt vợ, cũng ngán, sợ vợ mach ông bà nhạc thì lại lôi thôi, còn có nguy cơ mất "nguồn cung ứng vốn" lớn. Cho nên chỉ đến khi vợ mang bầu, một mình trông coi cửa hàng, anh này mới như "chim sổ lồng", đóng cửa đi giao du bạn bè liên tục. Mối lái làm ăn mất dần, buôn bán lỗ vốn. Anh này ngọt nhạt xúi vợ về "mượn" tiền ông nhạc. Cô vợ cũng vài lần nghe theo. Nhưng rốt cuộc, cô phải dọn đồ về nhà mình vì thương ba mẹ và nghĩ mình bị lợi dụng.
Dù vô tình hay cố ý, lấy được vợ giàu đều là những cuộc tìm kiếm "nhạy cảm". Có người lấy vợ giàu cốt chí để khoe khoang, sĩ diện. Lại có người "hy sinh" cuộc đời, lấy người mình không yêu, để đổi đời. Có người sau khi kết hôn, lại đua đòi ăn chơi, đòi phân chia tài sản, làm xáo xào nội bộ gia đình nhà vợ. Rõ là muôn hình vạn trạng quanh chuyện lấy vợ giàu.
Chưa kể nhiều gia đình dư dả, không biết "xài" sự giày có của mình hợp lý, mạnh tay chi tiền, nghĩ là mang lại cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc cho con gái, con rể nhưng lầm khi kết cục thì ngược lại.
Tuy vậy, cũng không thể nhìn bức tranh hôn nhân vợ giàu, chồng nghèo với một màu xám bởi thực tế đời sống cũng có rất nhiều người vì lòng tự trọng nên cũng tỏ ra e dè, dù tình yêu của họ dành cho cô gái là tình cảm chân thành, xuất phát từ trái tim. Để minh chứng tình yêu, để không bị gia đình vợ dòm ngó kiểu "chuột sa hũ nếp", họ đã tự khẳng định mình để xây đắp một tình yêu đẹp.
Đằng nào cũng phải khéo
Trong hôn nhân, tác động từ phía gia đình, nhất là khi gia đình vợ giàu có, can thiệp quá sâu đến đời sống tình cảm con cái, ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc lứa đôi. Người con rể nếu không có sự chân thành, lòng tự trong và sự cầu tiến sẽ dễ khiến bố mẹ vợ giàu hoài nghi sự trung thực của mình, lo rằng người đó cưới vợ chỉ vì tiền. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ cũng ít nhiều bị ảnh hưởng từ những điều ấy và dễ dàng bị lung lay. Làm sao để hóa giải những xung đột, sự hiểu nhầm tiềm ẩn trong mối quan hệ được xem là khá nhạy cảm giữa một bên là bố mẹ vợ giàu có với chàng rể và duy trì hạnh phúc?
Chia sẻ quanh vấn đề này, Ths Nguyễn Thị Thu Huyền - giảng viên Khoa tâm lý - giáo dục trường Đại học sư phạm TP.HCM cho rằng, cả cha mẹ vợ, con gái, con rể đều phải khéo léo trong cách cư xử, giải quyết các vấn đề, nhất là các vấn đề liên quan tới tiền bạc. Trước và sau khi kết hôn, cha mẹ vợ không nên hứa hẹn bất cứ điều gì về việc giúp đỡ tài chính. Sau khi kết hôn, gia đình vợ tránh có những khoản chu cấp nhỏ hàng tháng cho con gái hoặc cháu ngoại để tránh tâm lý ỷ lại của cả hai vợ chồng hoặc gây mặc cảm nhờ vả ở người con rể. Khi vợ chồng người con cần một khoản tiền lớn, chính đáng để phục vụ chuyện làm ăn, mua nhà, đất... thì gia đình vợ có thể cho vay mượn.
Tuy nhiên, phải có hợp đồng vay mượn và được công chứng ở cơ quan nhà nước rõ ràng. Lãi suất hàng tháng là phải có (có thể không nhiều như ngân hàng). Bố mẹ vợ có thể giữ lại số tiền lãi đó, sau này cho lại con cái khi cần nhưng nhất định, mọi chuyện phải rõ ràng.
Các cô gái trước và sau khi kết hôn cũng không nên "vô tình nói chuyện" về số tài sản của gia đình mình, tránh dấy lên suy nghĩ lợi dụng hay ỷ lại ở người chồng. Trong cư xử hàng ngày, không nên so sánh tiềm lực tài chính giữa hai bên gia đình, cần rạch ròi về mức đóng góp của cả chồng và vợ chứ đừng nghĩ mình con nhà khá giả, không cần tiền của chồng nên không yêu cầu anh ấy đóng góp. Làm như vậy để người chồng thấy mình có vai trò, trách nhiệm quan trọng với gia đình. Việc này cũng khiến người chồng mất dần đi ý nghĩ lợi dụng nhà vợ (nếu có).
Về phần mình, người chồng nếu thực sự không có ý định lợi dụng hay dựa dẫm gia đình vợ thì nên thể hiện rõ quan điểm của mình. Trước khi kết hôn, nên nói rõ vấn đề tài chính của bản thân.Nếu người vợ chấp nhận cùng chia sẻ mà không trông cậy sự giúp đỡ của cha mẹ ruột thì tiến tới hôn nhân. Nếu không thì cần chờ thời gian, thuyết phục người vợ, tránh tình trạng, ngườ phụ nữ do không quen sống cảnh khó khăn nên sau khi kết hôn lại quay về nhờ bố mẹ giúp và nảy sinh ý coi thường chồng.
Trong trường hợp phải nhờ đến sự giúp đỡ tài chính của nhà vợ, chàng rể nên làm đúng thủ tục vay mượn của pháp luật để ông bà nhạc thấy mình không có ý lợi dựng, nhưng vẫn thể hiện sự biết ơn về sự giúp đỡ đó, cố gắng trả nợ đúng hạn để gia đình vợ thực sự yên tâm và tin tưởng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Cho" tôi tất cả, em vẫn theo người khác Đã chung sống với tôi suốt 3 năm nhưng em vẫn bỏ tôi để theo người đàn ông giàu có Sau khi đọc được bài viết "Chỉ muốn cho anh tất cả", tôi như tìm thấy chính mình trong những dòng tâm sự chân thành của bạn. Tôi cũng đã từng một lòng một dạ yêu người ấy... một tình yêu sâu sắc...