Vì sao quan chức Trung Quốc liên tiếp tự tử
Với nhiều tham quan tại Trung Quốc, việc tự tử được xem như biện pháp để bảo vệ gia đình khỏi bị điều tra, bởi vụ án thường khép lại khi nghi phạm chết.
Lưu Tiểu Hoa, quan chức tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: SCMP
Chỉ riêng trong ngày 12/6, ít nhất hai quan chức Trung Quốc đã tự sát. Theo truyền thông đại lục, phó tổng thư ký (tương đương phó chánh văn phòng) tỉnh ủy Quảng Đông Lưu Tiểu Hoa, đã tự vẫn bằng cách treo cổ tại nhà.
Chỉ ít giờ trước đó, bà Tiêu Bích Ba, người đứng đầu cơ quan bảo mật khu Diêm Điền, Thẩm Quyến, đã tự sát bằng cách gieo mình từ trên cầu xuống.
Theo SCMP, cảnh sát đang điều tra nguyên nhân cái chết của hai quan chức này. Tuy vậy số lượng ngày một tăng các vụ “chết không vì nguyên nhân tự nhiên”, mà phần nhiều trong số đó là tự tử, đã khiến đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu xem xét vấn đề này từ năm ngoái.
Một bài bình luận trên Guangming Daily, có trụ sở tại Bắc Kinh, trong giai đoạn 2003 – 2012, khi ông Hồ Cẩm Đào là chủ tịch Trung Quốc, ít nhất 68 quan chức đã tự kết liễu đời mình, còn từ khi ông Tập Cận Bình lên nhậm chức, chỉ trong hai năm đầu đã có ít nhất 77 quan chức tự tử.
Số vụ tự tử gia tăng trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn được ông Tập chỉ đạo diễn ra tại mọi cấp trong chính quyền, quân đội cùng các doanh nghiệp quốc doanh.
Viên Dụ Lai, một luật sư nổi tiếng tại tỉnh Chiết Giang, cho rằng không có gì ngạc nhiên khi nhiều quan chức tự vẫn trước khi họ bị thẩm vấn bởi các điều tra viên chống tham nhũng của đảng Cộng Sản Trung Quốc, trong một quá trình còn được gọi là shuanggui (song quy – điều tra nội bộ).
“Từng đối xử cứng rắn và khó khăn với những người dân thường, một số quan chức lại bị đối xử tương tự khi họ phải đối diện với các quan chức cấp cao hơn”, ông Viên nói.
Các quan chức bị cáo buộc tham nhũng thường phải đối diện với Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), và sẽ không được liên lạc với bên ngoài trong thời gian thẩm vấn, trước khi bị chuyển cho cơ quan công tố. Các công tố viên sau đó hỗ trợ quá trình điều tra và đưa ra các cáo trạng.
Nhưng do hệ thống này được xem là cơ chế kỷ luật nội bộ, mọi việc thường không diễn ra công khai. Không hề có quy định rõ ràng nào về thời gian tối đa cho mỗi shuanggui, và đã có nhiều chỉ trích xem cơ chế này là sự lạm dụng quyền lực của một số điều tra viên.
Năm 2013, một kỹ sư trưởng 42 tuổi tại công ty quốc doanh Wenzhou Industry Investment đã tử vong sau khi bị giam giữ 38 ngày với nghi ngờ nhận hối lộ. Một khi nghi phạm chết, cơ quan công tố sẽ tuyên bố hủy cuộc điều tra hình sự.
Video đang HOT
Với một số quan chức khác, tự vẫn có thể đem đến một tác dụng khác, đó là bảo vệ gia đình họ.
Luật Trung Quốc ghi rõ rằng tòa án, thay vì CCDI, là cơ quan duy nhất được quyền phán quyết một viên chức bị tình nghi có phạm tội hay không. Nếu viên chức đó chết trước khi xét xử, tiến trình tố tụng sẽ bị hủy ngay lập tức.
“Khi nghi phạm được xác định tử vong, cơ quan công tố sẽ đình chỉ việc điều tra trách nhiệm hình sự của người đó, đóng hồ sơ hoặc hủy bỏ xét xử”, luật hình sự của Trung Quốc có đoạn viết.
Cũng do đó, thông qua việc tự sát, nhiều quan chức có tội đã tích lũy được khối tài sản bất chính khổng lồ có thể bảo vệ gia đình mình khỏi các cuộc điều tra.
Rất có thể suy nghĩ như vậy đã lóe lên trong đầu Trần Hồng Kiều, 49 tuổi, cựu chủ tịch của công ty quốc doanh Guosen Securities, người đã treo cổ tự vẫn tại nhà riêng ở Thẩm Quyến hôm 22/10/2015.
Vụ tự tử của Trần diễn ra trong bối cảnh giới chức Bắc Kinh triển khai cuộc điều tra rầm rộ, để truy trách nhiệm những cá nhân bị cho là liên quan đến sự hỗn loạn trên thị trường chứng khoán Trung Quốc mùa hè năm ngoái. Hàng nghìn tỷ nhân dân tệ đã bốc hơi khỏi thị trường sau khi giá cổ phiếu đồng loạt lao dốc.
Trần tự tử, để lại bức thư tuyệt mệnh có đoạn viết: “Xin hãy để vợ con tôi được yên”.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Quan Trung Quốc giấu giàu sang vì sợ 'đả hổ diệt ruồi'
Ngành kinh doanh mặt hàng xa xỉ ở Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng các quan chức nước này e dè khi móc hầu bao vì sợ trở thành mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi".
Nhiều cửa hàng bán đồ xa xỉ Trung Quốc không có khách hàng do tác động của chiến dịch "đả hổ diệt ruồi". Ảnh minh họa: Reuters
Chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng gần hai năm trước một mặt đã góp phần làm thanh sạch bộ máy quan chức nước này nhưng mặt khác cũng đang mang tới những tác động không mong muốn, theo BBC.
Những người nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền, có tầm ảnh hưởng rộng lớn, nay nhận ra rằng càng vung tiền chi tiêu vào những mặt hàng xa xỉ như đồ trang sức hay xe hạng sang thì khả năng họ bị rơi vào tầm ngắm của các điều tra viên chống tham nhũng càng lớn. Kết quả là họ hạn chế tối đa "móc hầu bao", khiến hàng loạt ngành kinh doanh chịu tổn thất.
Một cửa hàng bán trang sức ngọc trai đắt tiền tọa lạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, nhiều năm trước ngày nào cũng tấp nập khách khứa đến mua và xem đồ. Những viên ngọc trai sáng bóng chất thành từng đống trên các tủ kính. Nhân viên ở đây thậm chí còn không có thời gian để nhặt những viên ngọc chẳng may bị rơi xuống đất lên vì họ quá bận rộn kiếm tiền.
Trái ngược với khung cảnh năm xưa, cửa hàng này giờ đây trở nên vắng vẻ, không một bóng khách lai vãng. Tình trạng ấy cũng xảy ra với tất cả các cửa hiệu bán ngọc trai khác trong khu vực.
Jane là nhân viên lâu năm tại cửa hàng bán ngọc trai một thời đông đúc kể trên. Tình hình kinh doanh ảm đạm khiến cô cảm thấy lo lắng và chán nản.
"Hãy nhìn ra ngoài kia mà xem. Khách du lịch không còn kéo đến nữa vì lo sợ trước tình trạng ô nhiễm", Jane cho biết khi được hỏi vì sao cửa hàng vắng khách đến vậy.
"Đấy vẫn chưa phải điều tồi tệ nhất", cô tiếp tục chia sẻ. "Khách hàng Trung Quốc của chúng tôi thường là những người chi mạnh tay hơn cả. Các quan chức chính phủ từng đến cửa hàng và mua những viên ngọc trai thượng hạng để làm quà biếu. Nhưng hiện tại, họ không dám làm vậy nữa vì sợ ông Tập".
"Chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra và không ai muốn mình bị nhìn thấy trong lúc mua một món trang sức đắt tiền", Jane nhấn mạnh.
Nhà chức trách Trung Quốc tuần này thông báo, chỉ tính riêng năm 2015, khoảng 300.000 quan chức đã bị xử lý vì có hành vi tham nhũng, trong đó 80.000 người phải nhận "hình phạt nặng".
Theo BBC, chiến dịch truy quét thường được triển khai nội bộ nên người dân Trung Quốc có rất ít thông tin về việc những quan chức này là ai, họ đã làm sai điều gì và sẽ bị trừng phạt ra sao. Sự mơ hồ ấy tạo nên tâm lý hoang mang cho tất cả mọi người, đặc biệt là các quan chức "chưa bị động đến".
Ngoài những cửa hàng buôn bán đồ xa xỉ, các sòng bạc hợp pháp Trung Quốc cũng trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của chiến dịch chống tham nhũng. Tại Macau, Las Vegas của phương Đông, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sòng bạc năm ngoái giảm tới 20%. Tất cả đều do những quan chức "lắm tiền nhiều của" không tìm đến đây nữa.
Nhưng những gì đang diễn ra không đồng nghĩa với việc đảng Cộng sản Trung Quốc đã hoàn thành nhiệm vụ làm trong sạch bộ máy của mình, bình luận viên Celia Hatton nhận định.
"Tôi không cho rằng điều đáng quan tâm nằm ở sự thay đổi số lượng các quan chức vi phạm pháp luật", một nữ quan sát viên am hiểu vấn đề nói, đồng thời giải thích rằng những người bên ngoài Trung Quốc đã hiểu sai mục tiêu cũng như ý nghĩa sâu xa của chiến dịch "đả hổ diệt ruồi".
Theo bà, thứ mà ông Tập nhắm tới không phải trừng phạt các quan chức tham nhũng. Thay vào đó, Chủ tịch Trung Quốc chỉ đang cố gắng thể hiện uy quyền của mình, khiến các quan chức khác e dè và không thể hiện thái độ phản kháng để từ đó ông có thể áp dụng mọi chính sách, chiến lược đề ra một cách dễ dàng hơn.
Thực chất, đây là một nỗ lực nhằm đảm bảo và duy trì sự trung thành đối với lãnh đạo bên trong bộ máy nhà nước và kể cả các đế chế tài chính của chính phủ, Hatton đánh giá. Các công ty dầu khí quốc gia, quân đội và cả những ngân hàng lớn đều có khả năng trở thành mục tiêu bị điều tra tham nhũng. Đến cả bản thân cơ quan chống tham nhũng cũng có nhân viên điều tra nội bộ riêng.
Thế giới ngầm
Trung tâm thương mại vắng khách là tình trạng tương đối phổ biến. Ảnh minh họa:China Business Review
Dù vậy, những hoạt động mờ ám đằng sau cánh cửa đóng kín vẫn còn đó. Theo một nguồn thạo tin, các nhà hàng "bí mật" hiện trở thành địa điểm được nhiều người săn tìm. Tại tầng trệt, chúng trông không khác gì quán trà tồi tàn nhưng những tầng cao hơn lại là nơi thường xuyên diễn ra các buổi tiệc linh đình.
Thực tế, một số mặt hàng xa xỉ vẫn phổ biến, chỉ có điều chúng được giao dịch một cách bí mật, Hatton cho hay.
Gần nơi Hatton sống ở Bắc Kinh có một loạt cửa hàng bán toàn đồ đắt tiền. Chúng nằm trong một trung tâm thương mại ngoài trời, quy tụ tất cả các hãng thời trang, đồ gia dụng, điện tử sang trọng và hiện đại bậc nhất đến từ châu Âu. Nhưng kỳ lạ là những cửa hiệu này lúc nào cũng vắng vẻ, gần như không ai ra vào.
Nhưng Hatton đã bị bất ngờ khi một ngày bà bước chân xuống bãi đỗ xe phía dưới trung tâm thương mại. Mọi chỗ trống đều được lấp đầy bởi những chiếc ôtô thuộc các hãng nổi tiếng thế giới như BMW, Lamborghini hay Rolls Royce. Phía sau chúng là các thang máy cá nhân. Mỗi cửa hàng đều sở hữu thang cuốn riêng. Khách hàng không cần phải mạo hiểm đi ra bên ngoài để vào mua sắm bằng lối cửa chính.
Đứng trước câu hỏi "khi nào thì chiến dịch chống tham nhũng kết thúc?", một chuyên gia Trung Quốc giấu tên cho biết nó "sẽ chấm dứt khi ông Tập Cận Bình cảm thấy mình đã hoàn toàn nắm quyền kiểm soát".
Ông Tập có nhiều cán bộ thân tín nhưng "nhiều người khác lại không ưa ông và luôn mong muốn ông thất bại", vị chuyên gia giấu tên nói. "Nếu điều này xảy ra, tham nhũng sẽ trở lại như vũ bão".
Lúc đó, người ta sẽ không còn cần đến những bãi xe ngầm bí mật như ở trung tâm thương mại nọ nữa, Hatton bình luận.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc nhờ Hồng Kông giúp bắt quan tham Đối mặt với những khó khăn trong chiến dịch bắt quan chức tham nhũng tẩu thoát ra nước ngoài, giới chức Trung Quốc lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ từ Hồng Kông. Hồng Kông được xem là cửa ngõ các quan chức Trung Quốc sau khi phạm tội lựa chọn để trốn ra nước ngoài - Ảnh: Reuters Bên lề cuộc họp...