Vì sao pin ô tô điện sẽ không bị thải bỏ bừa bãi ra môi trường?
Nguồn cung nguyên liệu cho pin lithium hạn chế khiến chi phí để làm ra một bộ pin xe điện đắt đỏ. Đó là lý do không ai vứt bỏ những bộ pin ô tô điện ra môi trường mà phải thu gom, tái chế và tái sử dụng.
Cơn sốt giá nguyên liệu pin lithium
Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, thế giới chứng kiến giá lithium, thứ kim loại quan trọng trong ngành công nghiệp pin, tăng phi mã. Trong bối cảnh xe điện đang nổi lên như một xu thế mới, lithium càng có lý do để tăng giá.
Tính đến trung tuần tháng 3, giá lithium đã tăng 68% so với đầu năm, lên 11.250 USD/tấn. Sự “lên ngôi” của xe điện đã khiến cho thứ kim loại này được săn đón. Chỉ tính riêng tháng 1, doanh số bán xe điện ở Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới, đã tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ở châu Âu, xe điện và dòng xe lai cũng đắt hàng. Nhiều nhà sản xuất ô tô đã đặt lộ trình chỉ sản xuất xe điện trong tương lai.
Không tạo ra khí thải, xe điện không chỉ được người dùng ưa chuộng mà còn nhận được rất nhiều ưu đãi từ chính phủ các nước. Vài quốc gia châu Âu đang có chương trình trợ giá cho người mua xe điện. Ở Mỹ, chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng cam kết xây 500.000 trạm sạc pin để giải quyết nhu cầu cho những người sử dụng loại phương tiện này.
Với những gì đang diễn ra, xe điện sẽ trở thành một xu thế tất yếu không thể cưỡng lại. Tuy nhiên, sự giới hạn của nguồn nguyên liệu lithium đang đặt các nhà sản xuất trước những thách thức phải giải quyết. Đó là nghiên cứu, phát triển các công nghệ pin mới để giảm phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu và thân thiện hơn với môi trường, đồng thời đẩy mạnh việc tái chế pin để tối ưu giá trị sử dụng.
Video đang HOT
Tái chế pin là bắt buộc
Cha đẻ của pin lithium-ion Akira Yoshino, người được trao giải Nobel Hóa học năm 2019, khẳng định tầm quan trọng của việc tái chế pin, đồng thời nhấn mạnh đây là nhiệm vụ tiếp theo của ngành công nghiệp xe điện.
Giống như xe điện, tái chế pin cũng đang trở thành ưu tiên của nhiều chính phủ và cả các nhà sản xuất. Các công ty cũng đang đua nhau tìm cách tái chế những bộ pin lithium đã qua sử dụng để thu hồi nguyên liệu. Nó hứa hẹn sẽ làm dịu một phần “cơn khát” lithium đang bao trùm khắp các châu lục và mang lại lợi ích cả về kinh tế lẫn môi trường.
Ở thời điểm hiện tại, công nghệ tái chế pin lithium đang được đầu tư mạnh mẽ và gặt hái được những thành tựu vượt trội. Các hãng đang hướng tới việc tái chế tới hơn 90% nguyên liệu cấu thành pin. Sau khi được xả hết năng lượng, pin hỏng được nghiền nát và sử dụng những phương pháp đặc biệt để tách lithium, coban, mangan, niken ra thành nguyên liệu thô.
Ngay cả các nhà sản xuất xe điện cũng đang đóng vai trò trong lĩnh vực tái chế. Volkswagen, tập đoàn xe hơi của Đức, đã khai trương nhà máy tái chế pin vào ngày 2/2/2021 với công suất xử lý khoảng 1.500 tấn pin đã qua sử dụng từ 3.600 xe điện mỗi năm. Volkswagen tin rằng dự án sẽ giúp hãng tái chế tới 97% nguyên liệu trong pin xe.
Với các nhà sản xuất xe điện, họ có những chiến lược khác nhau để đảm bảo những bộ pin sẽ được thu hồi đúng cách. Cho thuê pin là cách hiệu quả hàng đầu đang được nhiều hãng xe điện, trong đó có VinFast của Việt Nam, theo đuổi.
Chi phí pin thường chiếm tới 30% giá thành xe điện. Việc tách pin khỏi giá ô tô khiến người tiêu dùng dễ dàng mua xe hơn. Trong khi đó, việc thuê pin sẽ giúp khách hàng xóa bỏ hoàn toàn nỗi ám ảnh phải bỏ ra số tiền khổng lồ để sửa chữa hoặc thay pin khi chúng không còn hiệu quả.
Trong khi đó, thương hiệu xe điện lớn nhất thế giới là Tesla thì tuyên bố 100% pin dùng trong ô tô điện của hãng là loại có thể tái chế. Tăng trưởng mạnh mỗi năm, việc chủ động tái chế pin giúp Tesla có thể hạn chế tới mức tối thiểu tác động của thị trường nguyên vật liệu đến quá trình sản xuất của mình trên toàn thế giới.
Những thành tựu đang ngày càng trở nên vượt trội trong công nghệ tái chế pin kết hợp với tầm nhìn của các nhà sản xuất xe điện trong việc quy hoạch gọn gàng pin thải loại để xử lý mở ra hướng đi tiềm năng nhằm giải tỏa cơn khát cho ngành công nghiệp pin lithium. Bên cạnh đó, những cục pin không bị thải ra môi trường giúp cuộc sống con người trở nên an toàn hơn trước công nghệ mới.
Tesla vẫn đang "mất tiền" từ việc bán ô tô điện
Nếu không có lợi nhuận từ bán tín dụng carbon, ông lớn xe điện Tesla vẫn chưa thể thoát lỗ.
Vốn hóa Tesla đã bay 230 tỉ USD. Ảnh: AFP
Vốn hóa "bốc hơi" hơn 230 tỉ USD
Tuần từ 1 đến 5.3, cổ phiếu Tesla đã mất 11% giá trị, nối dài đà giảm sang tuần thứ 4 liên tiếp, chuỗi dài nhất kể từ tháng 5.2019.
Đà lao dốc của cổ phiếu Tesla vượt xa đà giảm chung của thị trường và thổi bay hơn 230 tỉ USD khỏi vốn hóa thị trường của hãng xe điện này trong 4 tuần qua.
Năm 2020, đà tăng mạnh của cổ phiếu cùng với nhiều quý lãi liên tiếp đã giúp hãng xe điện của Elon Musk góp mặt vào hàng ngũ công ty S&P 500.
Tuy nhiên, đà tăng nhanh chóng chuyển thành đà lao dốc mạnh trong năm 2021 giữa lúc nhiều hãng xe hơi lâu đời như General Motors Co., Ford Motor Co. và Volkswagen AG đều nhảy vào thị trường xe điện, công bố các dòng xe điện của riêng họ và dự định mở rộng quyết liệt trong thị trường mới nổi này.
Hãng xe điện tiên phong Tesla nằm trong nhóm giảm mạnh nhất trong chỉ số Nasdaq 100 và S&P 500 trong ngày 5.3. Vốn hóa thị trường của Tesla hiện ở mức 574 tỉ USD, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 837 tỉ USD hồi cuối tháng 1.2021.
Các start-up xe điện quy mô nhỏ hơn như Lordstown Motors Corp., Nio Inc., Workhorse Group Inc. và XPeng Inc cũng giảm theo Tesla trong ngày 5.3.
Tesla vẫn đang "mất tiền" từ việc bán xe
2020 là năm đầu tiên trong lịch sử Tesla đạt lãi ròng cả năm. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận này không đến từ việc sản xuất và bán ô tô điện - lĩnh vực chủ chốt của hãng.
Theo CNN Business, 11 tiểu bang của Mỹ yêu cầu các hãng sản xuất ô tô đến năm phải đạt một tỉ lệ nhất định trong doanh số là xe có mức phát thải bằng 0. Nếu không làm được việc đó, các hãng xe sẽ phải mua tín dụng carbon (carbon credit) từ những hãng đáp ứng vượt mức quy định đề ra, chẳng hạn như Tesla - công ty chỉ bán xe chạy điện.
Tín dụng carbon chính là mảng kinh doanh béo bở của Tesla. Trong 5 năm qua, Tesla đã thu về 3,3 tỉ USD từ bán tín dụng carbon. Riêng năm 2020, doanh thu từ tín dụng carbon là 1,6 tỉ USD, vượt xa khoản lãi ròng 721 triệu USD, đồng nghĩa nếu không bán tín dụng carbon, hãng đã có thêm một năm thua lỗ.
Năm 2020, giá cổ phiếu Tesla tăng 743%, đưa hãng này trở thành một trong những công ty đại chúng đắt giá nhất ở Mỹ và trên thế giới. Tuy nhiên, con số nửa triệu xe mà Tesla bán được trong 2020 chỉ bằng một phần nhỏ so với tổng cộng hơn 70 triệu ô tô được bán trên toàn cầu.
Tuy nhiên, toàn ngành công nghiệp ô tô thế giới đang dịch chuyển về phía động cơ điện, vừa để đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải thắt chặt, vừa để thỏa mãn nhu cầu xe điện ngày càng gia tăng. Ngoài ra, việc sản xuất xe điện cũng đòi hỏi ít nhân công, ít phụ tùng và ít chi phí hơn so với xe chạy động cơ đốt trong truyền thống.
Volvo: Từ 2030 chỉ sản xuất xe điện và chuyển dần sang bán hàng online Mới đây, Volvo đã cam kết sẽ chỉ sản xuất các dòng xe sử dụng động cơ điện vào năm 2030, đồng nghĩa với việc sẽ khai tử các dòng xe sử dụng xăng, dầu Diesel và động cơ lai. Với nỗ lực giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu, Volvo đang nhắm tới mục tiêu chỉ sản xuất các dòng xe...