Vì sao Phu Văn Lâu bị đổ sập?
Chiều 15/5, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế mình đã mời hội đồng gồm những chuyên gia và lãnh đạo các sở XD, KHĐT, UBND tỉnh, Sở Văn hóa để đánh giá nguyên nhân Phu Văn Lâu bị đổ sập.
Kết luận bước đầu của Hội đồng về nguyên nhân gây nên sự cố là do công trình đã có tuổi thọ lâu đời (xây dựng năm 1819, trùng tu lần cuối năm 1993-1995), trải qua một số lần sữa chữa, trùng tu trước đây nhưng không triệt để, đặc biệt là trước năm 1975 (khoảng 1957-1960) đã thay bộ khung chịu lực bằng bê-tông cốt sắt nhưng vẫn sử dụng một số cột gỗ (8 cột gỗ tại tầng 1, 8 cột bê tông); hệ thống kèo thì cũng sử dụng cả bê tông và kèo gỗ.
Một góc sau của Phu Văn Lâu bị sập
Chính sự thiếu đồng bộ này đã tạo nên sự khập khiễng và qua thời gian ngày càng bộc lộ nhược điểm. Ngày 15/5 vừa qua di tích bị đổ sập một phần góc phía sau là do đầu 1 thanh xà gỗ gắn vào cột bê tông ở góc đông bắc bị đứt rời phần đầu mộng gắn gá vào đầu cột bê tông, kéo theo sự sụp đổ của 1 phần góc mái và chiếc cột gỗ cũng đã hết tính năng chịu lực bên cạnh.
“Để xử lý sự cố này, trước hết chúng tôi đã cho rào bảo vệ khu vực để đảm bảo an toàn cho người dân, du khách. Ngay trong sáng 16/5, Trung tâm đã cho chống đỡ toàn bộ hệ khung để tăng khả năng chịu lực, đảm bảo an toàn cho công trình.
Video đang HOT
Hệ khung của Phu Văn Lâu đã được chống đỡ sau khi sự cố xảy ra
Đồng thời với các việc trên, Trung tâm đã rà soát lại hồ sơ các lần tu sửa trước đây, có báo cáo nhanh gửi UBND Tỉnh, Bộ VH,TT&DL và các ngành liên quan. Sau khi có ý kiến chỉ đạo, Trung tâm sẽ khắc phục, tu sửa ngay phần bị hư hại bằng nguồn kinh phí dành cho tu sửa, bảo dưỡng hàng năm. Dự kiến việc tu sửa này sẽ diễn ra nhanh để đảm bảo an toàn và mỹ quan cho công trình. Về lâu dài, Trung tâm sẽ lập dự án để trùng tu toàn diện công trình” – TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho hay.
Cũng liên quan đến trận động đất xảy ra ở Huế tối ngày 15/5, TS Hải cũng trao đổi thêm là có thể cũng do một phần tác động làm thanh xà gỗ bị đứt. Tuy nhiên nếu có thì đây cũng là một trong các nguyên nhân bổ trợ dẫn đến di tích bị sập.
Như Dân trí đã thông tin, di tích Phu Văn Lâu tại Huế bị đổ sập một góc phía sau, hướng đông bắc vào rạng sáng ngày 15/5. Các cột, kèo, ngói ở phần đổ sập bị hư hỏng. Đây là di tích xưa kia vua chuyên để dành trưng các chỉ dụ của triều đình cho dân chúng xem. Nằm ngoài Kinh thành Huế, Phu Văn Lâu nằm trên trục thần đạo chính giữa của kiến trúc cố đô Huế, được xem như một biểu tượng của cố đô xưa.
Đại Dương
Theo Dantri
Tường thuật "nóng" từ Hoàng Sa: Lại quần thảo khốc liệt
Theo phóng viên Báo Lao Động Phan Thanh Hải tường thuật trực tiếp từ Hoàng Sa sáng 16/5, hôm nay, tàu 4033 của CSB Việt Nam nhận lệnh thay đổi chiến thuật.
Tàu Trung Quốc luôn luôn cản trước mũi tàu của Cảnh sát biển Việt Nam không cho tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981.
Tường thuật của phóng viên Phan Thanh Hải: "Từ 7 giờ sáng, còi báo động lại vang lên, chúng tôi tập trung lên boong tàu và được quán triệt tinh thần là sẽ tiến sâu vào giàn khoan Hải Dương - 981của Trung Quốc. Sáng sớm, tàu 4033 của chúng tôi sẽ đi chuyến đầu, theo đội hình 1 - 2 - 2. Nghĩa là tàu chúng tôi đi trước; chính giữa là hai tàu 2013 và 8003 đi sau hộ tống từ hai cánh trái, phải; sau cùng là tốp các tàu 2015, 2016.
Lúc 7 giờ 30 sáng, đội hình tập hợp ở tọa độ 15'32 độ vĩ bắc, 110'58 độ kinh đông, cách giàn khoan của Trung Quốc khoảng 11 hải lý. Đoàn tàu CSB Việt Nam tiến vào giàn khoan Hải Dương 981 với tốc độ chạy tàu thay đổi từ 5 - 7 hải lý/h, sau chừng 14 phút hải hành, khi chỉ còn cách giàn khoan 7 hải lý thì phía trước đã xuất hiện khoảng 30 tàu Trung Quốc trên màn hình rada. Trong đó 2 tàu hải cảnh 3411 và 31101 cùng 18 tàu hải cảnh khác của Trung Quốc đã tiếp cận các biên đội tàu CSB của Việt Nam. Tuy nhiên các chiến sỹ của CSB Việt Nam vẫn giữ nguyên vận tốc, tiến thẳng vào giàn khoan để làm nhiệm vụ chấp pháp của mình.
Khoảng 9 giờ, chúng tôi chỉ còn cách giàn khoan khoảng 6,4 hải lý, lập tức tàu hải cảnh Trung Quốc 31101 đã áp sát tàu CSB 2013. Trong khi đó, tàu hải cảnh 33101 cũng đồng thời theo sát tàu CSB 4033 của chúng tôi. Cuộc rượt đuổi, quần thảo nhau xảy ra ác liệt trong khoảng 30 phút. Nhiều lúc hai tàu hải cảnh của Trung Quốc hướng thẳng mũi vào hông tàu CSB Việt Nam rất nguy hiểm rồi đột ngột tăng tốc đến 25 hải lý/h, buộc tàu chúng tôi phải gia cường cả 3 máy để tránh sự xung đột trực diện.
Lúc này các tàu CSB của Việt Nam đều bật loa, phát cảnh báo xua đuổi sự xâm phạm trái phép trên lãnh hải của Việt Nam. Không khí căng thẳng hơn khi tàu Trung Quốc tỏ ra hung hăng, hết chặn đầu lại chuyển sang hai mạn, rồi truy đuổi phía sau tàu CSB Việt Nam với tốc độ rượt đuổi 23 - 25 hải lý/h, lại chỉ cách nhau khoảng 15 - 20m, đe dọa sự an toàn của các biên đội tàu. Tàu CSB Việt Nam lại nâng mức báo động lên cấp 1, sẵn sàng tác chiến, nhất là khi quan sát thấy trên tàu của Trung Quốc đã dỡ hết bạt của các khẩu súng nước, cũng như các khẩu pháo lớn ở trên tàu Trung Quốc chĩa thẳng vào phía tàu Việt Nam.
Con tàu chúng tôi xé biển tung bọt trắng xóa, sóng của hàng chục con tàu sùng sục cả một vùng biển Hoàng Sa. Thủy thủy đoàn 4033 - con tàu từng bị hải cảnh Trung Quốc đâm thẳng vào hầm máy hôm 3/5 đã phải về sữa chữa tại Đà Nẵng - tỏ ra rất dày dặn kinh nghiệm. Vì vậy, dù bị tàu Trung Quốc áp sát, rượt đuổi sát mạn tàu và chĩa họng súng thẳng vào đài chỉ huy, nhưng các chiến sỹ của ta không hề nao núng, xử lý khôn khéo, tránh sự va chạm trực diện, gây căng thẳng trong cuộc đấu tranh chính trị ngoại giao của nhà nước ở đất liền; song cũng thể hiện sự quyết liệt của lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình".
Theo Phan Thanh Hải (tường thuật từ Hoàng Sa)
Lao động
Dựng ô tô bẹp rúm giữa đường để cảnh báo tai nạn giao thông Để "răn đe" các tài xế về tai nạn giao thông, một doanh nghiệp đã nghĩ cách làm biển cảnh báo đặc biệt từ một chiếc xe con đã bị nát bét. Biển cảnh báo độc, lạ này đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người đi đường. Hơn 1 tháng trở lại đây, nhiều người dân tham gia giao thông...