Vì sao “phù thủy” Park chưa thể “hô biến” thêm những Quang Hải, Văn Đức?
HLV Park Hang-seo chưa thể nâng tầm lứa cầu thủ kế cận của đội tuyển Việt Nam.
Có thể kể ra một vài ví dụ tiêu biểu như: Phan Văn Đức, Nguyễn Tuấn Anh, Trần Đình Trọng, Đỗ Duy Mạnh, Đoàn Văn Hậu, Quế Ngọc Hải…
Phan Văn Đức tiến bộ vượt bậc khi được làm việc cùng HLV Park Hang-seo
Mặc dù vậy, lớp cầu thủ kế cận của tuyển Việt Nam (sinh từ năm 1998 đổ về sau) lại không có những cái tên xuất chúng.
Nhìn vào hành trình U23 Việt Nam trải qua tại VCK U23 châu Á 2020 mới thấy được lỗ hổng lớn về mặt lực lượng của bóng đá Việt Nam.
Kể từ chiến tích về nhì tại giải U23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam liên tục có thêm nhiều thành công mới, với nòng cốt là thế hệ vàng Quang Hải, Công Phượng, Đình Trọng, Văn Thanh…
Thực tế, thế hệ vàng của tuyển Việt Nam là sự kết hợp của hai lớp cầu thủ, 1993-1995 và 1996-1997. Số này thi đấu cùng nhau nhiều năm, giàu kinh nghiệm và thấm nhuần triết lý của thầy Park.
Tuy nhiên, không ít cái tên chỉ thực sự được nâng tầm thành ngôi sao ở vị trí của mình dưới thời HLV Park Hang-seo.
Video đang HOT
Nhiều cầu thủ được đánh giá tiềm năng chưa thể phát triển vượt bậc dưới sự chỉ đạo của thầy Park giống lứa đàn anh. Ví dụ như: Bùi Hoàng Việt Anh, Lê Bảo Ngọc, Đỗ Thanh Thịnh, Trần Bảo Toàn…
Không thể đổ lỗi cho thời gian bởi đa phần cầu thủ dự VCK U23 châu Á 2020 đều đã dự SEA Games 30. Nhiều người còn từng đá vòng loại U23 châu Á cùng nhau.
Vậy tại sao HLV Park Hang-seo lại chưa thể nâng tầm lứa kế cận của tuyển Việt Nam? Thứ nhất, có thể thấy nền tảng của lứa cầu thủ này không bằng lứa Quang Hải, Công Phượng.
Thứ hai, cần phải thừa nhận rằng, U23 Việt Nam hiện tại gặp quá nhiều thách thức khi các đối thủ lớn đều dè chừng, dẫn tới lối chơi chưa ưng ý.
Thứ ba, theo bình luận viên Ngô Quang Tùng, làm bóng đá không phải cứ có 1 lứa giỏi là lứa sau cũng phải giỏi. Việc 1 cầu thủ hay 1 lứa cầu thủ xuất sắc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.
Cuối cùng, có thể thấy áp lực thành tích quá lớn khiến HLV Park Hang-seo không còn quá chú tâm được vào việc phát triển các cá nhân. Ông phải đặt chiến thắng của đội lên hàng đầu.
Vì sao đội tuyển Việt Nam luôn thua Thái Lan thời Kiatisuk?
Thống kê cho thấy, kể từ khi Kiatisuk thôi giữ vị trí HLV đội tuyển Thái Lan, bóng đá Thái Lan ở mọi cấp độ đều kém đội tuyển Việt Nam về mặt thành tích, và họ cũng chưa trực tiếp thắng chúng ta.
Sau khi HLV Kiatisuk chia tay đội tuyển Thái Lan hồi đầu năm 2017, dưới sức ép cực lớn của chủ tịch đương nhiệm Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT), ông Somyot Poompunmuang, các đội tuyển bóng đá đất Chùa Vàng tuột dốc, và kém thành tích của các đội tuyển bóng đá Việt Nam, tính từ thời điểm đó.
Cụ thể, tại VCK giải U23 châu Á năm 2018, đội tuyển U23 Việt Nam vào đến trận chung kết, trong khi U23 Thái Lan bị loại ngay vòng bảng.
Đến Asian Games cùng năm, đội Olympic Việt Nam vào bán kết, tái lặp chính thành tích của đội Olympic Thái Lan dưới thời Kiatisuk 4 năm trước, thì đội Olympic Thái Lan của năm 2018 lại tiếp tục bị loại ngay từ vòng bảng.
Thời Kiatisuk còn dẫn dắt đội tuyển Thái Lan, đội tuyển Việt Nam chưa mạnh như bây giờ
Rồi cuối năm 2018, trong khi đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup, thì đội tuyển Thái Lan của HLV Rajevac (người Serbia) bị Malaysia loại ở bán kết, khiến ông Rajevac mất việc.
Sang đến năm 2019, đội tuyển Thái Lan thi đấu khá hơn, nhưng cũng chỉ vào đến vòng 1/8 Asian Cup, rồi để thua Trung Quốc, trong khi đội tuyển Việt Nam của HLV Park Hang Seo đi xa hơn, vào đến tứ kết giải đấu này, chỉ chịu thua đội bóng cực mạnh là Nhật Bản với cách biệt tối thiểu 0-1.
Cũng vào cuối năm 2019, đội tuyển U22 Việt Nam chính là đội góp phần loại U22 Thái Lan khỏi vòng bảng của nội dung bóng đá nam, còn đội bóng của HLV Park Hang Seo thẳng tiến đến ngôi vô địch.
Riêng về thành tích đối đầu trực tiếp, sau thời Kiatisuk, bóng đá Thái Lan không thể thắng nổi đối thủ mà một thời họ rất ưa thích, đó là đội tuyển Việt Nam.
Ngoài trận hoà 2-2 của 2 đội ở SEA Games 30 cuối năm 2019, vừa nêu ở trên, đội tuyển Việt Nam và Thái Lan có 2 trận hoà nhau 0-0 ở 2 lượt đi và về, vòng loại World Cup 2022 - khu vực châu Á, diễn ra trong năm qua.
Giả sử thời Kiatisuk cách nay ít năm, đội tuyển Việt Nam đồng đều như hiện tại, chưa chắc đội Thái Lan của "Zico Thái" giành nhiều thành tích quốc tế đến vậy
Đó là dưới thời HLV người Nhật Bản Akira Nishino. Trước khi ông Nishino nắm đội tuyển Thái Lan, thành tích của đội bóng đất Chùa Vàng trước đội tuyển Việt Nam còn tệ hơn.
Đội tuyển Thái Lan của HLV tạm quyền Sirisak Yodyardthai để thua đội tuyển Việt Nam 0-1, ngay trên sân nhà ở Buriram, trong khuôn khổ King's Cup vào tháng 6 năm ngoái. Trước đó chừng 2 tháng, đội U23 Thái Lan của HLV Alexandre Gama (người Brazil) thua đội U23 Việt Nam đến 0-4 tại vòng loại giải U23 châu Á.
Đúng là sau thời Kiatisuk, đội tuyển Thái Lan mất đi sự ổn định, các HLV ngoại sau thời "Zico Thái" và trước thời HLV Akira Nishino không hiểu bóng đá Thái Lan, cầu thủ Thái Lan và đội tuyển Thái Lan, cũng như các đối thủ của đội bóng đất Chùa Vàng ở châu Á và ở Đông Nam Á, trong đó có đội tuyển Việt Nam, bằng Kiatisuk, nên xây dựng lối đá thiếu phù hợp cho các đội tuyển Thái Lan.
Chính điều này khiến cho Thái Lan không phát huy hết sức mạnh tập thể, dẫn đến sự sa sút, rồi không đạt được thành tích tốt như thời Kiatisuk (vô địch SEA Games năm 2013, vô địch AFF Cup 2014 và 2016, hạng tư Asian Games năm 2014, vào đến vòng loại cuối cùng - khu vực châu Á, World Cup 2018).
Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng khác, đó là thời Kiatisuk còn nắm đội tuyển Thái Lan, đội tuyển Việt Nam chưa mạnh như bây giờ, chưa đủ sức trở thành đối trọng của bóng đá Thái Lan, như những gì đang diễn ra ở thời điểm hiện tại.
Thời Kiatisuk còn dẫn dắt đội tuyển Thái Lan, lứa Quang Hải, Đoàn Văn Hậu, Đình Trọng... của bóng đá Việt Nam chưa khoác áo đội tuyển, những Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn, Phan Văn Đức... vẫn chưa ở độ chín, còn Quế Ngọc Hải, thủ môn Đặng Văn Lâm, hay Trọng Hoàng chưa chững chạc như hiện nay.
Hồi đấy, HLV Park Hang Seo cũng chưa nắm đội tuyển Việt Nam, chưa giúp chúng ta tập hợp tất cả những cầu thủ vừa nêu thành một tập thể mạnh, nên đội tuyển Việt Nam khi đó chưa có lực lượng đồng đều như bây giờ.
Đặt trường hợp khi Kiatisuk còn nắm đội bóng đất Chùa Vàng mà đội tuyển Việt Nam mạnh như hiện nay, cũng chưa chắc "Zico Thái" đạt nhiều thành tích đến vậy, trong vai trò HLV trưởng đội tuyển Thái Lan!
Trọng Hoàng: '10 năm trước phải xin lỗi, hôm nay đã được cảm ơn' Cầu thủ chạy cánh của U22 Việt Nam không giấu nổi sự xúc động khi cùng lứa đàn em giành tấm HCV lịch sử nội dung bóng đá nam tại SEA Games 30. Sau khi giành chiến thắng 3-0 trước U22 Indonesia, đoàn quân của HLV Park Hang-seo đã đi vào lịch sử thể thao nước nhà với tấm HCV đầu tiên ở...