Vì sao phụ nữ bước vào hôn nhân cứ ngày càng bất hạnh?
Vì sao khi hôn nhân đã tới đường cùng không thể cứu vãn, phụ nữ vẫn cố chấp níu kéo để rồi làm khổ chính mình?
Dưới đây là một số lý do
Cô ấy yêu chồng hết mình
Cô ấy chấp nhận vô điều kiện tất cả những gì thuộc về “nửa kia” và sẵn sàng ở bên chồng chỉ đơn giản vì yêu anh ta vô bờ bến. Chính điều này đã khiến nhiều phụ nữ không nhận thấy một sự thật rằng cuộc hôn nhân không hạnh phúc đang cản trở họ và làm tổn thương đến lòng tự trọng của họ. Những người phụ nữ như thế dễ sống trong mù quáng bởi họ chấp nhận tất cả mọi sai trái của chồng.
Phụ nữ nghĩ ly hôn tồi tệ gấp trăm lần cuộc hôn nhân không hạnh phúc
Phải nói rằng đây là một suy nghĩ quá sai lầm nhưng lại không hiếm. Những nỗi sợ hãi vô lý và tưởng tượng về cuộc sống tiêu cực hậu ly hôn có thể làm sai lệch nhận thức của nhiều người vợ khi bị mắc kẹt giữa cuộc hôn nhân của mình.
Từ đó, họ cố gắng thuyết phục bản thân với ý nghĩ cuộc sống gia đình mình chưa tệ đến mức cần kết thúc và biết đâu mọi thứ vẫn cứu vãn được.
Sợ ảnh hưởng đến lòng tự trọng
Không gì làm “xói mòn” lòng tự trọng của người phụ nữ nhanh hơn việc phải đối mặt với một mối quan hệ rạn nứt. Bởi vậy, nhiều người vợ dù đã rất chán chồng nhưng vẫn không dám ly hôn bởi họ nghĩ mình không đáng phải chia tay, phải sống cảnh không chồng.
Lòng tự trọng của người phụ nữ thường làm họ sợ những điều tiếng, lời dị nghị, cái nhìn không thiện cảm của những người xung quanh khi nghĩ đến cảnh gia đình tan rã, cảnh sống độc thân, không chồng. Sai lầm chính ở chỗ họ đã đề cao lòng tự trọng hơn hạnh phúc cá nhân mình.
Nhìn quanh thấy đàn ông đều tệ như nhau
Nghe có vẻ buồn cười nhưng đúng là như vậy. Với những những người đã quá ngán ngẩm đức lang quân của mình, họ bắt đầu dòm ngó ra “ thế giới”. Nhưng cuối cùng, họ kết luận chắc nịch “đàn ông một giuộc như nhau”, chắc gì kiếm người khác đã khá hơn chồng mình?
Thế là thôi, xem như số phận an bài, sống được với nhau tới đâu hay tới đó!
Sợ đổ vỡ và khó khăn khi bắt đầu lại
Video đang HOT
Đa số phụ nữ khi kết hôn đều mong muốn gầy dựng một tổ ấm hạnh phúc bền chặt với người bạn đời của mình. Những cặp phải trải qua thử thách chông gai trước hôn nhân như gặp trở ngại, chống đối từ gia đình hai bên thì càng có ý thức về sự khó khăn khi lập gia đình.
Nghĩ đến việc phải bắt đầu lại với một người khác cùng hằng hà sa số những rào cản là họ lập tức thu mình lại.
Ảnh minh họa
Tâm lý thương con, vì con
Nhiều người sợ con không có cha uốn nắn sau này sẽ mau hư. Thực tế là con đã hư ngay khi soi vào tấm gương xấu từ cha mình. Nếu có một người cha luôn thô bạo với mọi người trong gia đình, thì con cái ít nhiều cũng sẽ hành xử với người thân giống như cha nó.
Nếu đó là một người cha vô tâm, vô trách nhiệm, suốt ngày chỉ biết rượu chè, cờ bạc, hút xách, thì ai đảm bảo con cái sẽ tránh xa được những thứ đó khi chúng được lớn lên trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy? Hoặc đó là một người đàn ông “mặc váy” thì làm sao có thể dạy con trở thành một nam tử đúng nghĩa?
Sợ dư luận xã hội
Đây là một trở ngại lớn với phần lớn phụ nữ. Bạn sợ bị xã hội soi mói, mang tiếng với mọi người, chính vì thế bạn không dám đối mặt với thực tại. Điều này đã quá xưa rồi. Giờ đây xã hội không còn những cái nhìn thiếu thiện cảm với những người phụ nữ đã ly dị nữa, vì vậy hãy dũng cảm đối diện với thực tại và bắt đầu một cuộc sống mới.
Chẳng có lý do gì mà bạn phải cam chịu chỉ vì những điều tiếng của người đời. Nên nhớ, bạn sống cho bản thân bạn, cho những gì mà bản thân bạn cảm thấy hạnh phúc chứ không phải sống vì xã hội.
Không đủ điều kiện tài chính
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ không dám bỏ chồng. Xuất phát từ thực tế phụ nữ thường không phải trụ cột trong gia đình, không thể một mình gánh vác trách nhiệm kinh tế lớn lao, trong đó có việc chăm lo con cái nên họ coi điều kiện kinh tế không đảm bảo là lý do hợp lý để nói không với ly hôn.
Song đây cũng là một trong nhiều sai lầm của phụ nữ khi quá lo lắng và phụ thuộc về kinh tế đến mức không dám ly hôn.
Tiếc công, tiếc của
Những cặp đôi từng chung lưng đấu cật, trải qua gian khó để gầy dựng được cơ ngơi, thì cho dù người chồng có bạo hành hoặc phản bội, người vợ cũng nhất quyết không ký đơn li dị. Họ không cam tâm để người chồng rước nhân tình về nhà danh chính ngôn thuận, và đem dâng hiến tài sản mà họ đã đổ mồ hôi sôi nước mắt kiếm được cho tình địch.
Khi cuộc hôn nhân đã đến mức báo động, nếu không thể xoay chuyển, thì hãy mạnh dạn kết thúc nó. Nên nhớ rằng bên cạnh bạn còn rất nhiều người thân sẵn lòng dang tay giúp đỡ bạn. Hãy dẹp bỏ những nỗi sợ mơ hồ và sáng suốt nhìn ra vấn đề của mình. Đừng để những dằn vặt trong lòng bạn đè nặng lên không khí gia đình, lên con cái, lên chính cuộc đời của mỗi người.
Buông bỏ không phải là sự chấm hết, mà là con đường để tìm kiếm những thứ tốt đẹp hơn.
Theo Phonglinh/Phunutoday
Những điều không bao giờ có ở một người chồng chân chính
Những đặc điểm tính cách mà tất cả những người chồng "trong mơ" luôn tránh xa để giữ cho gia đình tràn ngập yêu thương, hạnh phúc.
1. Thói trăng hoa ong bướm
Năm 2015, trên mạng xã hội tràn ngập những tin giật chồng, cướp chồng. Bất hạnh bởi người chồng ngoại tình đến dồn dập, khiến biết bao người phụ nữ phải viết những dòng tâm thư trong nước mắt.
2. Thiếu tôn trọng gia đình vợ
Người vợ sau khi về nhà chồng thì tất cả mọi việc trong gia đình chồng đều đến tay, từ cơm nước, cúng bái, thậm chí là quà cáp những dịp lễ Tết.
Thế nhưng, nhiều ông chồng lại cho đó là điều đương nhiên và thậm chí coi gia đình nhà vợ như không tồn tại.
3. Thói vô tâm
Những cặp vợ chồng trẻ thường gặp phải vấn đề này, bởi người chồng chưa đủ chín chắn và chu đáo. Nhiều khi, đó là sự vô tư đến mức vô tâm, khiến người vợ phải chịu nhiều tủi thân.
Họ thường vô tâm khi vợ ốm, vô tâm khi con khóc, ham vui ham chơi cùng chúng bạn trong khi vợ phải vất vả một mình ở nhà, v.v.. Nếu không muốn một ngày người vợ yêu dấu bỏ mình mà đi, tính cách này nhất định nên sửa đổi.
4. Có hành vi bạo lực
Bạo lực gia đình được coi là một trong những tội nghiêm trọng nhất trong bộ luật hôn nhân gia đình ở mọi quốc gia. Những người đàn ông chỉ thích nói chuyện bằng nắm đấm, hở ra là động tay động chân thì không chỉ đem lại đau đớn về thể xác lẫn tinh thần cho vợ mà còn là nỗi khiếp sợ trong suốt tuổi thơ con cái.
Những ông chồng lý tưởng sẽ luôn nâng niu, chăm sóc cho vợ từng ly từng tý. Dù có bất đồng, cũng sẽ thẳng thắn nói chuyện trao đổi với nhau. Vợ mình, thương còn không hết, cớ gì còn đánh đập?
5. Gia trưởng, ích kỷ
Biểu hiện của một người chồng gia trưởng quả thực rất nhiều: nóng nảy, luôn cho mình là đúng, muốn vợ phải nhất nhất làm theo ý mình bằng mọi giá, thậm chí còn hay nghi ngờ, ghen tuông vô cớ và tìm cách kiểm soát bạn mọi lúc mọi nơi.
Một người chồng tốt chân chính sẽ không bao giờ như vậy. Lắng nghe ý kiến của vợ, thẳng thắn chấp nhận nếu mình sai, tin tưởng và cho vợ không gian riêng, đều là những việc nên làm.
6. Lười biếng, không bao giờ chia sẻ việc nhà
Đây cũng là một biến tướng của thói gia trưởng, khi trong đầu họ luôn có tư tưởng "Đàn ông chỉ làm việc lớn".
Đi làm về, trong khi vợ phải tất tả đi chợ, đón con, rồi lao vào bếp chuẩn bị cơm nước thì nhiều ông chồng chỉ nằm khểnh đọc báo, xem tivi. Thói xấu này tưởng chừng rất nhỏ nhưng về lâu về dài có thể khiến người vợ mệt mỏi, ức chế vô cùng.
Những ông chồng "soái ca" trong mơ kể cả không giỏi nấu nướng, nhưng chắc chắn sẽ tìm cách san sẻ gánh nặng việc nhà cho vợ mình.
Ăn xong, thay vì chỉ ngồi uống trà, ăn hoa quả, họ sẽ bắt tay vào rửa bát, dọn dẹp bếp núc sạch bong để vợ được nghỉ ngơi.
Ngoài ra, những đồ nội thất bám bụi lâu ngày, họ cũng vui vẻ nhiệt tình lau chùi cho sáng bóng. Chỉ bằng những hành động nhỏ như vậy thôi, cũng đủ để phái nữ cảm động và yêu thương chồng hết mực rồi
Theo Phununews
6 quy ước cần phải 'phê duyệt' trước khi 'góp gạo thổi cơm chung' 'Quốc có quốc pháp, gia có gia quy', trước khi kết hôn, hãy đặt ra những quy ước giữa hai vợ chồng để tránh những mâu thuẫn đáng tiếc nhé. Kết hôn tức là cả hai đã trở về với đời thực, chấm dứt những chuỗi ngày 'dạo bước trên mây', đắm chìm trong không gian được nhuộm hồng đến chói mắt. Cơ...