Vì sao phim về cựu điệp viên Edward Snowden thua lỗ nặng?
Edward Snowden là nguồn cảm hứng cho nhiều bộ phim lấy đề tài tình báo Mỹ.
Hôm 15/8, Reuters đưa tin Tổng thống Trump cân nhắc ân xá cho Edward Snowden. Năm 2013, nhân vật này gây rúng động nước Mỹ khi tiết lộ thông tin chương trình nghe lén tối mật từ NSA. Sau vụ việc, Snowden được ví là “người thổi còi” vì tố giác hệ thống giám sát liên lạc của Cơ quan An ninh Quốc gia. Ảnh: Reuters.
Với nhiều người, Snowden được mệnh danh là người hùng. Song, chính phủ Mỹ xem cựu nhân viên NSA là kẻ phản bội. Tuy gây nhiều tranh cãi, cuộc đời và cách sống của “người thổi còi” là nguồn cảm hứng của điện ảnh Mỹ. Nhiều đạo diễn muốn làm phim về Snowden, trong đó có hai tác phẩm được công chiếu là Citizenfour và Mật vụ Snowden. Ảnh: Flickr.
Citizenfour công chiếu năm 2014, là bộ phim tài liệu được sản xuất bởi đạo diễn Laura Poitras. Phim gây ấn tượng bởi có mặt nhân vật chính Snowden, cựu tình báo với bê bối tiết lộ thông tin nghe lén của NSA. Không chỉ thỏa mãn tò mò của công chúng, bộ phim còn được đánh giá cao bởi giới chuyên môn. Ảnh: Citizenfourfilm.
Video đang HOT
Citizenfour được chấm 8,26/10 điểm trên Rotten Tomatoes. Metacritic đánh giá phim đạt 88/100 điểm. The Guardian bình luận phim nói về tình báo Mỹ có kỹ thuật kể chuyện, quay hình điêu luyện. Suốt 114 phút, khán giả khó bỏ qua phân đoạn nào. Sự chi tiết, tỉ mỉ của đạo diễn Laura Poitras đưa Citizenfour trở thành bộ phim tài liệu thành công nhất năm 2014. Ảnh: Flickr.
Tạp chí Time đánh giá Citizenfour đứng thứ 3 trong top 10 phim đáng xem năm 2014. Phim của đạo diễn Laura Poitras đoạt hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ, chủ yếu là hạng mục Phim tài liệu hay nhất, Đạo diễn xuất sắc của BAFTA, IDA, Oscar, Emmy… Đạo diễn 56 tuổi cũng được vinh danh khi dùng nhiều biện pháp bảo vệ tác phẩm, tránh sự khám xét của FBI. Ảnh: Shutterstock.
Năm 2016, phim điện ảnh về cựu nhân viên NSA tiếp tục được sản xuất. Tác phẩm Mật vụ Snowden tái hiện phần lớn cuộc đời của Edward Snowden, từ lúc anh tham gia quân đội đến khi tiết lộ bí mật quốc gia, sang Nga nương náu. Phim dựa trên cuốn The Snowden Files của tác giả Luke Harding và Time of the Octopus của Anatoly Kucherena. Nam diễn viên Joseph Gordon-Levitt đảm nhận vai chính Edward Snowden. Ảnh: Vendian Ent.
Được đánh giá là ứng cử viên tiềm năng trên đường đua Oscar 2017, cuối cùng Mật vụ Snowden lại không được như kỳ vọng khi công chiếu. Theo The Guardian, đây là phim đáng xem nhưng khó theo dõi vì chứa nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu. Trong khi đó, việc khai thác những mảng tối của nhân vật lại không đi đến đâu. Điều này khiến phim bị lỗ nặng khi ra rạp, chỉ thu về 37,3 triệu USD so với kinh phí 40 triệu USD. Ảnh: Vendian Ent.
Một điểm trừ khá lớn là khi phim ra mắt, nhân vật Edward Snowden bị chính phủ Mỹ tung báo cáo quá khứ không mấy tốt đẹp. Theo đó, “người thổi còi” bị tố hay gây sự với quản lý, gian lận trong thi cử. Bà Hilary Clinton thời điểm ấy cũng cho rằng Snowden là tội đồ cản trở luật pháp Mỹ. Phần lớn người hâm mộ nhận định phim của Oliver Stone tẩy trắng Edward Snowden thành chàng trai dũng cảm, đạo đức đến độ khó chấp nhận. Điều này cũng khiến phim nhanh chóng thành bom xịt khi công chiếu. Ảnh: Getty.
Joseph Gordon-Levitt được đánh giá khá thành công khi hóa thân thành mật vụ Mỹ. Chính anh cũng thừa nhận từng gặp Snowden ở Nga, đồng cảm với nhân vật, cảm phục cách làm phim của Oliver Stone. Tuy nhiên, do phe ủng hộ và đối lập cựu nhân viên NSA ở Mỹ khá tương đồng, phim Joseph tham gia khi công chiếu vẫn gặp nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh: Variety.
Tổng thống Trump cân nhắc ân xá cho Edward Snowden
Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ "xem xét kỹ" khả năng ân xá cho Edward Snowden - người tố giác chương trình nghe lén gây tranh cãi của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA).
Trong cuộc họp báo ngày 15/8, Tổng thống Donald Trump nói ông không biết nhiều về vụ án của Snowden. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo đã nghe được nhiều lập luận thuyết phục theo hướng ân xá lẫn không ân xá. Tổng thống Mỹ cho biết sẽ xem xét vấn đề này.
"Tôi sẽ xem xét rất kỹ lưỡng về Edward Snowden", ông nói.
Edward Snowden là người tiết lộ thông tin chương trình nghe lén tối mật từ NSA vào năm 2013. Ông âm thầm gửi thông tin cho tờ Guardian sau khi bỏ trốn đến Hong Kong, gây chấn động thế giới, rồi bắt chuyến bay đến Moscow để tránh lệnh truy nã và dẫn độ. Cựu nhân viên tình báo Mỹ đã được Nga cho phép tị nạn.
Edward Snowden sau khi tố giác hệ thống nghe lén của NSA đã bỏ trốn khỏi Mỹ và đang sống tại Nga để tránh truy nã. Ảnh: Reuters.
Snowden được ví von là "người thổi còi" khi tố giác hệ thống giám sát liên lạc của cơ quan an ninh Mỹ. Vụ việc khiến chính phủ Washington bị chỉ trích ơ cả trong nước và quốc tế, đồng thời châm ngòi những tranh luận kịch liệt về hoạt động nghe lén của chính phủ.
Đối với những người ủng hộ tự do dân sự, Snowden là người hùng. Nhưng cũng không ít người, đặc biệt là chính phủ Mỹ, xem cựu nhân viên NSA là kẻ phản bội.
Bình luận mới nhất của Tổng thống Trump cũng cho thấy sự thay đổi lập trường cá nhân trong câu chuyện Snowden. Bản thân ông Trump từng gọi người thổi còi này là kẻ phản bội xứng đáng bị tử hình.
Trong nhiệm kỳ, ông Trump từng ân xá hoặc giảm án cho một số nhân vật gây nhiều tranh cãi. Ông đã giảm án cho Roger Stone, một đồng minh thân quen lâu năm trước khi ông đắc cử, và ân xá cho Joe Arpaio, một cựu quan chức bang Arizona vốn có lập trường chống nới lỏng nhập cư.
Thỉnh nguyện thư ân xá Edward Snowden đã được phát động vào năm 2016 gửi người tiền nhiệm của ông Trump là Tổng thống Barack Obama. Đến năm 2017, thỉnh nguyện thư đạt đến 1 triệu chữ ký và đã được gửi đến Nhà Trắng.
Số ca Covid-19 tăng vọt, Seoul siết chặt giãn cách xã hội Hàn Quốc đã tái triển khai giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại thủ đô Seoul để đối phó với làn sóng lây nhiễm mới đang đe dọa cuộc chiến chống Covid-19 ở nước này. Theo Reuters, Hàn Quốc đã tích cực truy vết các ca nghi nhiễm và xét nghiệm diện rộng nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng...