Vì sao phim 3D mất ‘thiêng’ với khán giả
Phim 3D bùng nổ từ năm 2009 đang ngày càng giảm sức hút với khán giả nước ngoài lẫn Việt Nam.
Bùng nổ mạnh mẽ vào năm 2009, dòng phim 3D hiện đã gia nhập vào trào lưu chung của điện ảnh với hàng chục bộ phim thực hiện mỗi năm. Thế nhưng, càng ngày càng có nhiều khán giả nước ngoài lẫn Việt Nam xa lánh với kỹ thuật điện ảnh hiện đại này và các bộ phim 3D nhận được nhiều lời chỉ trích hơn là ca ngợi. Phải chăng phép màu của phim 3D đang ngày một lụi tàn?
Tên tội đồ mang tên “ Avatar”
Sự ra đời của bộ phim Avatar vào năm 2009 là bước ngoặt của nền công nghệ 3D. Kể từ sau bộ phim này, người ta không chỉ nhắc tới 3D ở chiều “nổi ra ngoài”, mà còn chú ý tới chiều sâu và độ nét của khuôn hình. Để có được thành công này, đạo diễn James Cameron đã cố gắng cải thiện kỹ thuật quay phim bằng cách sử dụng 2 máy quay ghép vào một bộ phận xử lý để có thể xem hình ảnh 3D ngay khi quay.
Avatar được coi là bom tấn và cũng là “tội đồ” của dòng phim 3D.
Kết hợp cùng với chiêu marketing khôn khéo của hãng 20th Century Fox, bộ phim Avatar được dựng lên như một biểu tượng sống của dòng phim 3D của thế kỷ 21. Dù hoành tráng ở bối cảnh và kỹ thuật 3D, nhưng phim lại có nội dung khá đơn giản, xoay quanh anh chàng cự binh Jake Sully mới gia nhập căn cứ của con người trên hành tinh Pandora xa lạ.
Có nhiều lời nhận xét, Avatar giống như “ Star Wars của thế kỷ 21″ khi đem tới một chiều không gian mới thông qua những hình ảnh hùng vĩ và độc đáo, những sinh vật kỳ ảo trên hành tinh lạ Pandora, một vũ trụ của riêng đạo diễn có tầm nhìn xa trông rộng – James Cameron. Tuy nhiên, ở bất cứ lời khen ngợi nào, cái người ta phản ánh chỉ thuộc về phần “nhìn”, những thứ có thể thấy rõ và bình luận dễ dàng, mà gần như bỏ qua phần hồn của phim. Những hình ảnh độc đáo, đặc sắc, hiệu ứng 3D rõ nét và mãn nhãn cũng không thể nào che giấu đi một phần nội dung nhàm chán và đã đuợc làm đi làm lại nhiều lần từ thế kỷ trước.
Hình ảnh trong phim hoạt hình Up.
Công việc của James Cameron vì thế cũng rất nhẹ nhàng, ông nghĩ ra những tạo hình nhân vật, cảnh sắc kỳ quái, lạ mắt và đắp lên một kịch bản sáo mòn, không có nét mới. Dường như với bộ phim Avatar, đạo diễn lừng danh từng đoạt giải Oscar muốn chứng minh với cả thế giới, nội dung hay không phải là thứ quá cần thiết trong một bộ phim 3D. Đó hiển nhiên là mối lối tư duy ngược với quan điểm của giới phê bình. Nhưng điều nguy hiểm nhất chính là nhiều người trong nền công nghiệp điện ảnh lại cho rằng quan điểm đó là đúng.
Thế nên, nhiều người đã cho rằng, Avatar là một tên “tội đồ” của dòng phim 3D khi nó khiến nhiều hãng sản xuất, nhà làm phim ảo tưởng về chữ 3D và liên tục tung ra những bộ phim thiếu chất lượng. Một số nhà làm phim Việt cũng không nằm ngoài xu hướng này. Lê Bảo Trung đi tắt đón đầu, đã tung ra Bóng ma học đường, Nguyễn Quang Dũng tạo ra một bộ phim 3D về các nữ sát thủ võ hiệp có tên Mỹ nhân kế. Những bộ phim đó cho dù rất đẹp, lạ mắt, hiệu ứng 3D đặc sắc, khiến khán giả như đang tham gia vào những hình ảnh xuất hiện trên màn ảnh, nhưng quả thực lại không khiến người xem có thể hoà nhập vào câu chuyện thực sự trong phim.
Poster ấn tượng của bộ phim Mỹ nhân kế.
Vì vậy, sau khi xem xong phim, khán giả chỉ hiểu được lờ mờ về những lớp ý nghĩa thực sự diễn ra trên màn ảnh, mà thay vì đó, họ xôn xao bàn tàn về những pha hành động 3D trồi ra trước mặt. Như vậy, có thể nói rằng, thay vì bỏ tiền để xem một bộ phim hoàn chỉnh, nhiều khán giả bây giờ bỏ tiền để trải nghiệm 90 phút tràn ngập hiệu ứng đặc biệt và 3D trên màn ảnh. Không thể phủ nhận rằng, hiện nay nhiều bộ phim 3D vô hồn, chưa được đầu tư nghiêm túc về nội dung vẫn được tung ra rạp và nhận đủ lời chê bai.
Thế giới 3D thời kỳ “hậu Avatar”
Trong năm 2013 này, có tới ít nhất 30 bộ phim lớn được trình chiếu dưới định dạng 3D, nâng tổng số phim 3D công chiếu trong khoảng 3 năm trở lại đây lên con số hơn 100 phim. Sau thành công lớn của Avatar, công nghệ 3D được kỳ vọng là “con gà đẻ trứng vàng”. Thế nhưng, trào lưu 3D có nhiều dấu hiệu hụt hơi cả về chất lượng 3D lẫn nội dung sau hàng loạt bộ phim gây thất vọng.
Ngoại trừ các phim hoạt hình như How To Train Your Dragon, Rio, Despicable Me và phim vũ đạo Step Up 3D, phần lớn tác phẩm 3D khác đều gây chán nản về chất lượng hình ảnh ba chiều như Clash Of The Titans, The Last Airbender, The Chronicles Of Narnia: The Voyage Of The Dawn Treader hay Gulliver’s Travel… Cả khán giả và giới phê bình đều chỉ trích kịch liệt chất lượng hiệu ứng 3D của các bộ phim này vì hình ảnh mờ, tối, không có độ sâu cần thiết, bất chấp doanh thu của chúng vẫn khá cao. Theo hãng phát hành, bộ phim có 3D doanh thu cao nhất năm nay là Kẻ trộm mặt trăng 2, một bộ phim hoạt hình gia đình ít tận dụng 3D.
Video đang HOT
Hình ảnh trong phim 3D Alice in Wonderland.
Theo trang Box Office Mojo, tính trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2010, năm 2010 là năm có số lượng vé bán ra tại Mỹ thấp nhất. Tình hình trong năm 2011 đến đầu năm 2013 còn tồi tệ hơn rất nhiều. Doanh thu phòng vé trong năm 2011 chỉ đạt 10,2 tỷ USD, giảm 4% so với năm 2009 – năm của siêu phẩm Avatar - cho dù số lượng phim 3D hơn 2 năm trước. Như vậy, phần nào ta cũng có thể thấy, việc sử dụng 3D như một trò câu khách của các nhà sản xuất đã dần thất bại bởi khán giả, “thượng đế của rạp chiếu bóng”, đủ thông minh để nhận ra điều này.
Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính kéo theo thất nghiệp khiến khán giả không chịu được mức giá vé 3D quá cao, tăng dần theo mỗi năm. Nhà phê bình danh tiếng Roger Eberts cho rằng, điều quan trọng nhất của phim muốn lôi kéo khán giả vẫn luôn là nội dung và chất lượng nghệ thuật của nó, không phải là kỹ thuật 3D.
Phim 3D đã hết phép hay là chưa từng có phép?
Nhiều nhà phê bình cho rằng, 3D không phải là một chương mới của điện ảnh, giống như phim màu hay âm thanh, bởi nó không trợ giúp gì cho cấu trúc phim và nội dung muốn truyền tải. Quả thực, phim 3D dù gì vẫn phải là một bộ phim với đầy đủ câu chuyện và cách thể hiện, phần 3D chỉ như một lớp gia vị cho vào khi cần thiết, chưa chắc bắt buộc phải có. Tuy vậy, đối với những phim nội dung nhạt, cho thêm gia vị 3D vào cũng sẽ giúp nó đánh lừa khẩu vị khán giả nhằm đạt thêm doanh thu. Nhưng đó không phải là phép thuật, là một trò bịp đang bùng nổ khá mạnh trên toàn cầu.
Ngoài ra, khi phim màu hay âm thanh ra đời, chúng cũng phải hứng chịu những búa rìu của dư luận khi cho rằng chúng là một sự phỉ báng nền điện ảnh câm chân chính. Charlie Chaplin và nhiều ngôi sao khác không chấp nhận chúng và quyết tâm không thực hiện những bộ phim nói tiếng và có màu. Chỉ sau khi bộ phim The Wizard Of Oz ra đời, người ta mới nhận ra sự ma thuật kỳ ảo của phim màu và chỉ sau The Jazz Singer, khán giả mới trở nên phát cuồng với phim nói tiếng. Bất cứ một điều gì mới trong điện ảnh cũng cần có thời gian để được chấp nhận, nếu nó thực sự có tiềm năng.
Hình ảnh trong bộ phim 3D Hugo – phim từng đoạt 5 giải thưởng trong lễ trao giải Oscar lần thứ 84 năm 2012.
Tuy nhiên, còn quá sớm để có thể nói về tương lai của một hiệu ứng kỹ thuật sang trọng như 3D, nhưng chắc chắn một điều, đến giờ, phim 3D vẫn chưa có phép màu, cho dù nó đã lóe sáng vài lần nhờ những nhà pháp thuật của Avatar, Hugo.
Phim 3D cũng sẽ có phép thuật nếu nó được thực hiện bằng cả trái tim và khối óc, nhằm hướng tới một câu chuyện say đắm và kín kẽ gửi vào những dụng ý nghệ thuật cao cả. Đó là những điều mà các nhà làm phim Việt cũng nên chú ý để tạo ra những bộ phim 3D phục vụ khán giả trong nước, cũng như quốc tế.
Theo Đất Việt
10 bộ phim 3D ấn tượng nhất
Cùng điểm qua những bộ phim thật sự thuyết phục khi dùng công nghệ 3D nhé!
3D không còn là một công nghệ xa lạ đối với khán giả, nhưng số lượng những bộ phim thực sự thuyết phục với những hình ảnh 3 chiều thì vẫn chưa nhiều.
1. Avatar (đ ạ o di ễ n: James Cameron, 2009)
Kể cả với cốt truyện không mới mẻ, Avatar vẫn làm chấn động thế giới với cách sử dụng công nghệ 3D hút hồn. Không tin, hãy nhìn cảnh Jack tập bay trên lưng Toruk, khán giả hoàn toàn chìm vào một chuyến bay đầy phấn khích và sống động trên từng giây.
2. Dial M for Murder (đ ạ o di ễ n: Alfred Hitchcock, 1954)
Ở thập kỷ 50, công nghệ 3D khác với thời hiện đại khi phụ thuộc vào chiếc kính có 2 màu xanh đỏ để lồng hình ảnh thành 3 chiều cho người xem. Đạo diễn Alfred Hitchcock đã tận dụng kỹ thuật này để tăng hiệu ứng cho hai cảnh cận trong bộ phim trinh thám của mình. Chiếc chìa khóa phòng và chiếc kéo lóe sáng đều đóng góp vào nội dung phim những hình ảnh đắt giá.
3. How to Train Your Dragon (đ ạ o di ễ n: Chris Sanders & Dean DeBlois, 2010)
Hiệu ứng 3D được sử dụng triệt để trong những khoảnh khắc quan trọng của phim, như khi Hiccup dạy Toothless bay lần đầu tiên. Khán giả gần như cảm nhận được sự phóng khoáng của hai người bạn khi lao qua vùng trời Bắc Âu. Nhưng chính cảnh chiến đấu với những con rồng ác mới là đỉnh cao của kỹ thuật 3D trong phim, khi tính kết nối với khán giả được tăng cường rõ rệt.
4. Cave of Forgotten Dreams (đ ạ o di ễ n: Werner Herzog, 2010)
Phần lớn các phim sử dụng 3D đều có hiệu ứng màu sắc rất nổi trội. Nhưng đạo diễn Werner Herzog không nghĩ đây là điều kiện tiên quyết. Bộ phim Cave of the Forgotten Dreams của ông là quá trình tìm những bức tranh cổ trong động Chauvet (Pháp). Công nghệ 3D làm những bức họa vốn bị chôn vùi như sống dậy, trong khi ngầm khẳng định hội họa là bắt nguồn của văn hóa cũng như tiền thân của điện ảnh.
5. Coraline (đ ạ o di ễ n: Henry Selick, 2009)
Hoạt hình stop-motion cũng là một thể loại phù hợp với kỹ thuật quay 3D. Kết hợp với một câu chuyện kinh dị/viễn tưởng theo phong cách độc đáo như Coraline, 3D làm bộ phim nhuốm một không khí rợn gáy nhưng đượm buồn khó quên.
6. Step Up 3D (đ ạ o di ễ n: Jon M. Chu, 2010)
Với Step Up 3D, khán giả không chỉ được thưởng thức những màn vũ đạo mê hồn, với công nghệ đa chiều mà còn có thể cảm nhận từng bước nhảy, từng điệu múa như đang hiện hữu trước mắt mình. Thật ấn tượng và hoàn toàn mãn nhãn!
7. Up (đ ạ o di ễ n: Pete Docter, 2009)
Câu chuyện ngôi nhà lơ lửng từ Bắc đến Nam Mỹ và chuyến đi của hai ông cháu Carl và Russell đã thú vị, và với hiệu ứng 3D, khán giả chỉ có ước muốn duy nhất là chạm vào những quả bóng bay màu sắc đang tung bay giữa màn hình.
8. House of Wax (đ ạ o di ễ n: André de Toth, 1953)
Tuy đã gần 50 năm kể từ khi phát hành nhưng House of Wax vẫn là một bộ phim 3D đáng nhớ, từ những chi tiết lớn như đám cháy ở viện bảo tàng, cho đến những điểm nhỏ như quả bóng bàn hay vũ công múa. Điều đáng nói là trong khi bộ phim khá thành công về doanh thu và công nghệ 3D kính màu thì chính đạo diễn phim lại chưa bao giờ được xem sản phẩm này, bởi ông bị mù một bên mắt!
9. Toy Story 3 (đ ạ o di ễ n: Lee Unkrick, 2010)
Với cách kể chuyện cảm động, Toy Story 3 có lẽ chẳng cần đến một chiều thứ 3 để chạm vào trái tim khán giả. Tuy nhiên, Pixar vẫn làm khán giả nghẹn ngào bởi cách sử dụng 3D để tô thêm chiều sâu và chi tiết cho thế giới của Woody, cũng như làm cuộc phiêu lưu thêm phần kịch tính.
10. Pina (đ ạ o di ễ n: Wim Wenders, 2011)
Tung người, xoay, quay vòng, từ góc phố cho đến sân khấu, những điệu múa của vũ công Pina Bausch được miêu tả hết sức tinh tế. Công nghệ 3D được đạo diễn Wim Wenders sử dụng để tô điểm chứ không tạo ấn tượng, khán giả có thể cảm nhận từng nốt cảm xúc trong mỗi cử động của vũ công theo cách tự nhiên nhất.
Theo Tiin
Ảnh tinh nghịch của Trấn Thành và các 'con gái' MC của "The Voice Kids" vừa hóa thân thành ông bố Gru lắm chiêu khi tham gia lồng tiếng cho bộ phim hoạt hình "Despicable me 2". Trấn Thành được biết đến với vai trò MC, diễn viên hài, diễn viên điện ảnh và diễn viên lồng tiếng. Theo học khoa diễn viên Sân khấu Điện ảnh nhưng anh chàng được biết đến...