Vì sao phi tần chủ tử có thể đánh giết nhưng tuyệt đối không được mắng cung nữ?
Chỉ được đánh thậm chí đánh tới chết cung nữ mắc sai phạm nhưng phi tần phi tử tuyệt đối không được buông lời thóa mạ bậy bạ.
Trong một cấm cung quá đông nữ giới, sự ghen ghét cạnh tranh nhau là điều không thể tránh khỏi. Ai cũng mong giành được sự sủng ái của Hoàng đế, khao khát được tấn phong làm Hoàng hậu.
Thân phận cao quý, sự cách biệt giữa chủ – tớ không thể xóa mờ. Phận làm tì nữ, có thể mất mạng bất cứ lúc nào phạm sai trái. Thế nhưng, dù có ác độc đến đâu, chỉ được đánh, không được mắng cung nữ là điều phi tần phi tử bắt buộc phải tuân theo.
Có nhiều lý do để hiểu được chuyện này.
Thứ nhất, xuất thân của phi tần, phi tử vô cùng cao quý. Được tiến cung, họ hầu hết là con gái của các gia đình vương tôn quý tộc quyền thế. Ngay từ nhỏ, họ được học cung quy phép tắc, học lễ nghĩa để trở thành một tiểu thư đích thực, đặc biệt trong lời ăn tiếng nói.
Các bậc quân vương luôn đề cao phẩm hạnh, chuẩn mực của phi tần hơn nhan sắc. Nho giáo có câu: “Dung nhan đoan trang, mộc mạc mới thể hiện ra giá trị của khí chất. Phục sức nếu quá xa hoa thì sẽ lộ ra sự dung tục”.
Nếu như hoàng hậu hoặc các phi tần dùng lời lẽ khó nghe để mắng chửi, nhiếc móc cung nữ, họ sẽ khiến cho người khác có cảm giác mình là một người phụ nữ chanh chua, không biết lề lối, phép tắc, nhẹ thì tổn hại đến danh tiếng, nặng thì ảnh hưởng tới cả gia độc.
Dáng vẻ vô lối quát tháo, thóa mạ người khác là một trong những hình ảnh không thể chấp nhận được.
Thứ 2, trong cung tai vách mạch rừng, chỉ cần một cử chỉ không đoan chính của người đẹp nào bị lộ ra ngoài đến tai Hoàng đế thì người đó lập tức bị thất sủng.
Chủ nhân bị lạnh nhạt, ở dưới hạ nhân bàn tán, cô lập, cả đời phi tấn đó sống cô quả – điều khủng khiếp nhất trong hoàng cung lạnh lẽo.
Thứ 3, cung nữ là người thân cận nhất với phi tần, hoàng hậu, nên nắm trong tay không ít những bí mật thâm cung bí sử.
Video đang HOT
Nếu mắng nhiếc, cung nữ có thể uất ức mà sinh hận, để lộ ra những chuyện “phạm” khiến chủ tử rơi vào thảm cảnh.
Thời Đường rất coi trọng cung nữ mặc dù xuất thân của cung nữ khá thấp. Công việc hàng ngày của các cung nữ rất vất vả, từ sáng sớm đến đêm khuya phục vụ Hoàng đế và hậu phi.
Tuy vất vả nhưng ở triều Đường, hoàng đế vô cùng coi trọng việc đào tạo cung nữ nên có hẳn một trường học ở hậu cung chuyên dành cho các cung nữ đọc sách, họ cũng thường xuyên được giáo dục, bồi dưỡng các kiến thức về văn hóa, âm nhạc nghệ thuật và các kỹ năng, vì thế tố chất của các cung nữ nhà Đường tương đối cao.
Thế nhưng, vi phạm cung quy thì cung nữ sẽ thảm vô cùng.
Những cung nữ vi phạm quy định thường sẽ phải chịu hình phạt “Đề linh”. Ban đêm, cung nữ bị phạt phải đi từ cung này đến cung khác, đi từng bước chậm rãi, mưa gió cũng không được dừng lại, vừa đi vừa cao giọng hát như chuông ngân “Thiên Hạ thái bình”.
Nặng hơn là phạt trượng hình, kẹp tay, hoặc chủ tử sẽ bắt cung nữ mặt hướng về phía Bắc, sau đó cúi gập người hai tay ôm hai chân, giữ tư thế này trong thời gian một canh giờ.
Đau đớn hơn là khi đau ốm thì các cung nữ cũng như tù nhân hay phế nhân, họ không được khám chữa bệnh, chỉ dựa vào may mắn mà duy trì sự sống hoặc chờ đợi cái chết.
Đến cuối đời, cung nữ không được thành thân, không được rời cung, lặng lẽ và cô độc sống trong bốn bức tường thành đến khi đã già.
Một số cung nữ khác thì phải tuẫn táng theo chủ tử hoặc bị điều tới lăng mộ của tiên hoàng để đèn nhang hằng ngày, kết thúc quãng đời đau khổ của mình.
Rợn người với quái chiêu đánh ghen tàn độc của cung tần mỹ nữ chốn hậu cung xưa
Những màn trừng trị tình địch tàn ác xoay quanh hai chữ "ghen tuông" của các phi tần, hoàng hậu chốn hậu cung quả thật khiến người đời sau rùng mình.
Chốn hậu cung vốn nhiều mưu kế tranh sủng, người này hãm hại người kia hòng có được tình yêu của Hoàng đế. Nếu bạn từng xem qua các bộ phim, truyện cung đấu, chắc phần nào biết được những chiêu trò mà phi tần làm ra để hãm hại lẫn nhau .
Tuy nhiên, trên phim có vẻ vẫn còn khá nhẹ nhàng bởi trong quá khứ, không ít vị Hoàng hậu, phi tần ghen tuông đến "mờ mắt", làm ra đủ chuyện hại người. Có thể nói, những đòn đánh ghen trong chốn thâm cung khiến ai nghe thấy cũng phải rợn tóc gáy, lạnh sống lưng.
Lý Phượng Nương ghen quá hóa ác
Lý Phượng Nương là hoàng hậu của vua Tống Quang Tông, hoàng đế thứ 12 của nhà Tống. Do được gia đình chiều chuộng từ bé nên tính khí của Lý Phượng Nương khá thất thường. Bà là người phụ nữ ưa quyền lực, sẵn sàng trừng trị tàn độc bất kỳ kẻ nào dám làm trái ý mình.
Để độc chiếm hoàng đế, Lý Phượng Nương ngày đêm nghĩ những mưu hèn kế độc để triệt hạ bằng được những tình địch của bà cũng như thỏa mãn cơn ghen vô lối.
Lý Phượng Nương nổi tiếng là người đàn bà hay ghen (Ảnh minh họa)
Có lần vua Tống Quang Tông mê mẩn bàn tay của một cung nữ, ông đã cầm lên ngắm nghía, vuốt ve rồi trầm trồ khen ngợi. Tuy chưa qua lại gì và sự việc chỉ dừng ở đó, nhưng ngay hôm sau Tống Quang Tông đã nhận được món quà ghê rợn do chính tay Lý Hoàng hậu mang tới. Khi vua tò mò hỏi đó là gì, Hoàng hậu liền trả lời là một "báu vật" mà vua rất yêu thích.
Hoàng hậu nước Kim và màn đánh ghen bằng giấm chua
Theo sách xưa kể lại, Hoàng đế nước Kim khi còn tại vị đặc biệt yêu mến hai nàng phi tần là Lệ Cẩm tây cung và Ngọc Sương ái phi. Ông sủng ái hai vị thê thiếp đến mức bỏ bê Hoàng hậu khiến nàng ta vô cùng căm hận.
Hoàng hậu nhịn nhục nhiều năm cuối cùng cũng chờ được thời cơ đến. Trước khi băng hà, Hoàng đế nước Kim dặn dò rằng ông muốn được chôn cùng 2 vị ái phi kia. Dù vậy, Hoàng hậu không để 2 vị cung phi được nguyên vẹn "bồi táng" cùng Hoàng đế mà đã hành hạ họ trước khi đưa cả hai sang thế giới bên kia.
Cụ thể, vị Hoàng hậu đã sai người hủy hoại dung nhan, rồi ném cả hai nàng phi tần vào chum giấm chua. Vị Hoàng hậu đã tin rằng, nếu làm như vậy, Hoàng đế dưới suối vàng sẽ vô cùng sợ hãi khi nhìn thấy vẻ ngoài xấu xí của họ.
Đát Kỷ và những hình phạt ác độc rất "hồ ly tinh"
Cũng theo sử sách nhà Trung để lại thì thời nhà Thương, Trụ Vương say mê vị ái thiếp là Đát Kỷ đến mức bỏ bê việc triều chính. Nhờ vào ân sủng của Trụ Vương, Đát Kỷ gây đủ phong ba trong chốn hậu cung, những ai chống đối nàng đều phải chịu nhục hình vô cùng đau đớn, khổ cực.
Đát Kỷ đã nghĩ ra cực hình tên là "sái bồn" với một cái hầm dài 200 thước, sâu 50 thước rồi thả rất nhiều rắn độc vào đó rồi không cho chúng ăn. Các cung nhân được truyền đến đây sẽ bị lột bỏ quần áo và đẩy vào hầm.
Còn những phi tần khác, nếu biết ai tỏ ý ghen ghét với Đát Kỷ hoặc tìm cách lôi kéo quyến rũ Trụ Vương, nàng ta cũng không tha cho người nào. Theo như lịch sử có ghi chép, những hình phạt dã man trong những trận ghen ghét của Đát Kỷ đã lên đến đỉnh điểm của sự hung ác man rợ, không chỉ hành hạ người lúc sống, mà còn xâm hại thi thể.
Biến tình địch thành "người lợn"
Lưu Bang xuất thân là thường dân nhưng đã lọt vào mắt xanh của cha Lữ Trĩ. Lữ Trĩ đã phải chịu không ít khổ cực khi cùng chồng gây dựng nhà Hán song khi giành được thiên hạ, Hán Cao Tổ Lưu Bang lại đi ân sủng người phụ nữ khác và không đoái hoài tới bà.
Lưu Bang đặc biệt yêu chiều Thích Phu Nhân (Ảnh minh họa)
Những năm cuối đời, Lưu Bang càng đặc biệt yêu chiều Thích Phu Nhân. Thậm chí Thích Phu Nhân còn thuyết phục Hán Cao Tổ Lưu Bang đưa con trai mình trở thành người kế thừa vương vị, thay cho Lưu Doanh - con trai của Lữ Hậu.
Lưu Bang qua đời, Hán Huệ Đế Lưu Doanh lên ngôi khi mới 17 tuổi nhưng quyền lực thực chất nằm trong tay Hoàng Thái hậu Lữ Trĩ. Với các phi tần của chồng, Lữ hậu đều hậu đãi đặc biệt, trừ một người bị bà ra tay tàn ác cho sống không bằng chết.
Lữ hậu sai người bắt Thích phu nhân giam vào trong cung Trường Hạng - Vĩnh Hạng, nơi nhốt các cung nữ phạm lỗi trong hậu cung. Ở đây, Thích phu nhân bị cạo đầu, hai chân bị khóa bằng xích sắt, hàng ngày phải kéo như trâu như ngựa.
Lữ hậu còn mạnh tay tra tấn Thích phu nhân dã man, rồi cho vào chuồng lợn ở. Bà nói với tất cả mọi người trong cung, rằng đây là "người lợn". Bất lực trước sự độc ác của mẹ, Hán Huệ đế buồn rầu mà sinh bệnh rồi qua đời khi mới 23 tuổi.
Màn đánh ghen cực cao tay, không tốn sức của vị cung phi: Chỉ dùng vài câu nói mà mượn tay vua, hủy hoại tình địch vĩnh viễn Nhận được câu trả lời này, Sở Hoài Vương hài lòng, càng yêu mến Trịnh Tụ hơn. Câu chuyện này đã được ghi chép lại trong cuốn "Chiến quốc sách". Chốn hậu cung từng có những câu chuyện đánh ghen khiến người đời sau đọc lại phải sợ hãi tột cùng. Nguyên do bởi những người xưa có thể nghĩ đến chuyện xử...