Vì sao phe ly khai chống lại được quân đội Ukraine?
Chiến dịch bình định miền đông Ukraine của chính quyền Kiev đã thất bại thảm hại, khi mà Tổng thống Poroshenko thừa nhận rằng quân đội chính phủ đã tổn thất đến 65% số vũ khí hạng nặng.
Như thường lệ, truyền thông phương Tây vẫn chơi trò chiến tranh tuyên truyền, cáo buộc Nga cung cấp vũ khí, đạn dược cho quân ly khai. Nhưng có một điều mà phương Tây không hiểu là: Liên Xô đã từng chuẩn bị cho một cuộc Chiến tranh thế giới, với quân đội khổng lồ, gồm hàng triệu quân chính quy và dự bị, đi cùng đó là hệ thống các kho vũ khí, trang bị khủng, luôn phải có sẵn ở những địa điểm tập kết, sẵn sàng sử dụng khi có lệnh động viên. Số vũ khí này được đặt ở hầu khắp miền Tây Liên Xô, với các điểm tập kết thường là trụ sở các sư đoàn – những đơn vị chiến đấu chỉ duy trì bộ khung trong thời bình, nhưng sẽ tiếp nhận cả đoàn quân dự bị khi có tình huống.
Một chiếc xe tăng của quân đội Ukraine bị dân phòng miền đông tiêu diệt. Ảnh: AP
Thời kì đó, Liên Xô phân đơn vị chiến đấu làm 3 cấp: Cat I (Category I) là những đơn vị có quân số và trang bị đầy đủ; Cat II là dạng có số quân khung nhưng đủ trang bị và Cat III là ở mức thấp hơn. Mục đích là để việc huy động binh lực được thực hiện bài bản: Có thể triển khai đội hình chiến đấu trong vài ngày, vài tuần, hoặc vài tháng, tung ra những đòn đánh nhằm vào đối phương ở những thời điểm khác nhau.
Khi Liên xô sụp đổ, mô hình này bị phân rã. Nga chịu trách nhiệm đối với việc quản lý những nhà máy, cơ sở chế tạo vũ khí của các nước thuộc khối Warsaw – ví dụ như quốc hữu hóa trong phạm vi lãnh thổ Nga. Với quân số và trang bị thuộc Cat I, Moskva sẽ đưa trở lại Nga; quá trình này được triển khai nhanh chóng, cùng với việc phá hủy hoàn toàn các cơ sở hiện hữu.
Video đang HOT
Quân đội Nga sau đó đi vào thời kì khủng hoảng, cả về mặt tổ chức, vũ khí trang bị đến con người. Công việc cải tổ được tiến hành vào cuối những năm 1990; với việc co gọn lực lượng, lấy lữ đoàn thay sư đoàn là đơn vị chiến đấu trung tâm; không duy trì mô hình các đơn vị khung, với đủ kho vũ khí. Đến đây, việc chia các đơn vị chiến đấu làm 3 cấp như thời Liên Xô đã chấm dứt, mang lại sức mạnh mới cho quân đội Nga, được thể hiện rõ nhất trong cuộc can dự ở Chechnya hay Gruzia.
Một thành quả tương tự như thế đã không thể có được ở Ukraine. Sau khi tách khỏi Liên Xô, Ukraine được thừa hưởng nhiều kho vũ khí tản mát ở khắp đất nước, nhưng cơ cấu tổ chức quân đội là “con số không”. Một chuyên gia nhận xét, khi Liên Xô sụp đổ, lãnh thổ Ukraine “sở hữu” hàng triệu khẩu súng, mìn, hệ thống pháo cùng nhiều loại vũ khí khác. Khu vực đang xảy ra chiến sự ở miền đông ngày nay cũng không là ngoại lệ – có quá nhiều kho vũ khí và số này bị quân ly khai chiếm giữ.
Thực chất, quân đội Ukraine thời kì đầu cũng “bết bát” như Nga, thế nhưng Kiev đã có nhiều hơn Moskva một thập kỉ bỏ bê việc củng cố sức mạnh. Những loại vũ khí tốt nhất đều được Ukraine mang đi bán. Số còn lại hầu hết các vũ khí đều cũ, không thể hoạt động được. Thế nhưng nếu tháo dỡ 100 xe tăng hỏng lấy phụ tùng để chế ra được 10 chiếc hoạt động được thì vẫn rất hiệu quả. Đó là điều Kiev bỏ qua, còn ly khai miền đông thì làm rất tốt. Hơn nữa, vùng Donbass lại là cái nôi của rất nhiều thợ cơ khí, thợ kỹ thuật, thợ sửa chữa vũ khí, với rất nhiều người từng tham chiến ở Afghanistan, quá thuần thục việc sử dụng các loại vũ khí như dàn phóng tên lửa BM-21 Grad. Cuối cùng, cần phải thấy rằng các loại vũ khí do Liên Xô sản xuất đều rất dễ vận hành và rất bền: Một chiếc tăng T-34 ra đời từ hơn 50 năm trước vẫn hoàn toàn có thể chạy giữa trời mưa, đông tuyết!
Đó là những lý do mà dân phòng miền đông đẩy lui được các cuộc tấn công của quân đội chính phủ Ukraine. Và phương Tây thì nói rằng Nga cung cấp vũ khí cho quân ly khai.
Theo Hoài Thanh/ R.I
Tin tức
Nga sẽ công nhận bầu cử của phe ly khai tại Đông Ukraine
Bộ ngoại giao Nga ngày 28/10 đã ra thông báo khẳng định sẽ công nhận kết quả bầu cử mà phe ly khai tại Đông Ukraine tuyên bố sẽ tiến hành vào ngày 2/11 tới.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Thông tin được ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định trong một cuộc phỏng vấn với tờ Nhật báo Izvestia.
"Chúng tôi mong đợi bầu cử sẽ diễn ra như đã được đồng thuận, và chúng tôi tất nhiên sẽ tôn trọng kết quả", ông Lavrov nói. Dự kiến phe ly khai tại Đông Ukraine sẽ tổ chức bầu chọn ra các nhà lãnh đạo của mình cùng quốc hội riêng cho các khu vực ly khai vào Chủ nhật này
"Chúng tôi xem đó như một cuộc bầu cử tự do và nó sẽ diễn ra mà không bị cản trở", vị Ngoại trưởng Nga nói về các cuộc bỏ phiếu diễn ra đồng thời tại các nước cộng hòa tự phong Donetsk và Lugansk.
Ông Lavrov cho rằng các cuộc bầu cử - vốn bị Kiev phản đối - sẽ "có ý nghĩa quan trọng trong việc hợp pháp hóa quyền lực" của lãnh đạo phe ly khai. Vị ngoại trưởng cũng khẳng định Nga có khả năng sẽ công nhận các cuộc bầu cử quốc hội Ukraine vừa tiến hành hôm Chủ nhật vừa qua, cho dù họ vẫn đang đợi phán quyết của các quan sát viên Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu OSCE.
Các cuộc bầu cử tại Ukraine đã không diễn ra tại khu vực do phe ly khai kiểm soát, với hàng triệu cử tri.
Lavrov khẳng định tình trạng tiếp diễn bạo lực tại Đông Ukraine là do "bạo lực từ cả hai phía", chủ yếu do việc hai bên không thể thống nhất về một giới tuyến, để căn cứ vào đó rút các vũ khí hạng nặng theo hiệp ước hòa bình Minsk, được ký hồi tháng trước.
Thanh Tùng
Theo AFP
Khối thân phương Tây áp đảo bầu cử quốc hội Ukraine Kết quả thăm dò cho thấy các đảng ủng hộ phương Tây sẽ nắm quyền ở quốc hội mới của Ukraine, sau cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi khủng hoảng nổ ra hồi đầu năm. Tổng thống Petro Poroshenko đi bỏ phiếu ở Kiev. BBC đưa tin, hai cuộc thăm dò được công bố ngay sau khi bầu cử kết thúc...