Vì sao Pháp hoãn giao tàu chiến Mistral cho Nga?
Ngày 5-9, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết, ông sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về khả năng chuyển giao hai tàu chiến lớp Mistral cho Nga như dự kiến vào tháng 10 tới.
Tuyên bố này đưa ra chỉ một ngày sau khi Paris tuyên bố hoãn việc giao tàu đổ bộ trực thăng Vladivostok lớp Mistral cho Nga vào tháng tới do “hành vi của Nga tại miền Đông Ukraine trái ngược lại với những nền tảng an ninh của châu Âu”.
Tàu Mistral trong chiến lược hiện đại hóa quân sự của Nga
Các tàu thuộc lớp Mistral là loại tàu đổ bộ tấn công mới của Hải quân Pháp, cũng còn gọi là tàu sân bay trực thăng. Đây là loại tàu đổ bộ tấn công, chỉ huy và cơ động lực lượng chớp nhoáng mới của Hải quân Pháp. Chúng sẽ được dùng làm tàu chỉ huy, đổ bộ tấn công, hỗ trợ hậu cần, di tản nhân đạo, bệnh viện dã chiến và thực hiện các sứ mệnh tác chiến hải quân khác.
Nga muốn sở hữu tàu chiến Mistral của Pháp trong thời gian tới. Ảnh: Today.com
Năm 2011, Pháp đã ký hợp đồng đóng hai tàu chở trực thăng hiện đại cho Nga với tổng trị giá 1,2 tỷ euro (1,6 tỷ USD), trong đó, chiếc đầu tiên mang tên Vladivostok dự kiến sẽ được chuyển giao cho Nga vào tháng 10 hoặc tháng 11 tới, chiếc tàu còn lại mang tên Sevastopol sẽ được chuyển giao vào năm 2015.
Hiện có 400 thủy thủ Nga, chia thành hai nhóm, đang được huấn luyện và thử nghiệm con tàu ở Pháp.Loại tàu chiến này dài 180m, trọng tải 22.000 tấn, có khả năng chở 16 trực thăng, hàng chục xe bọc thép và phương tiện quân sự, cùng tối đa 700 binh sĩ. Tàu lớp Mistral có kết cấu khoang đáy khá lớn, được chia làm nhiều khoang, mỗi khoang chứa đều được lắp đặt một hoặc hai thang máy phục vụ việc vận chuyển xe cơ giới và trực thăng.
Video đang HOT
Tàu đổ bộ lớp Mistral còn có khoang chứa chuyên dụng với diện tích 2.650m2 để chở trang thiết bị phục vụ các chiến dịch của hải quân… Sức mạnh của Mistral trong tác chiến thủy lục phối hợp nằm ở khả năng đổ quân nhanh với số lượng lớn các xe chiến đấu hạng nặng trên các địa hình bờ biển phức tạp.
Moscow đang thực hiện một chương trình hiện đại hóa vũ khí đầy tham vọng, với mục tiêu nâng tỷ lệ những vũ khí và trang thiết bị hiện đại trong toàn bộ các lực lượng vũ trang lên 70% vào năm 2020. Dự kiến, tàu Mistral đầu tiên sẽ được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.
Chỉ là cảnh báo?
Tuy nhiên, ngày 4-9, Pháp tuyên bố hoãn việc giao tàu đổ bộ trực thăng Vladivostok lớp Mistral cho Nga vào tháng tới do “hành vi của Nga tại miền Đông Ukraine”. Hãng tin Itar-Tass dẫn lời nhà lãnh đạo Pháp nhấn mạnh, tàu chiến lớp Mistral có thể được chuyển giao cho Nga vào tháng 11 tới với điều kiện phải có một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài và một thỏa thuận chính trị ở Ukraine được bảo đảm. Nhà lãnh đạo Pháp tuyên bố, ông sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về khả năng chuyển giao hai tàu chiến lớp Mistral cho Nga như dự kiến vào tháng 10 tới.
Phản ứng trước quyết định của Pháp, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yury Borisov khẳng định, điều này không cản trở được kế hoạch của Nga về nâng cấp các lực lượng vũ trang nước này. “Dĩ nhiên, việc này không dễ chịu chút nào và làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ của chúng tôi với các đối tác Pháp. Nhưng việc Pháp hủy hợp đồng sẽ không phải là một thảm họa đối với kế hoạch hiện đại hóa quân đội của chúng tôi”, hãng tin Itar-Tass dẫn lời ông Borisov cho hay.
Giới phân tích cho rằng, động thái này là bước đi chiến thuật của Tổng thống Hollande nhằm lấy lòng các nước đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà không mất đi hợp đồng béo bở kèm theo khoản tiền phạt khổng lồ. Trước đó, Pháp vẫn chống lại áp lực từ Mỹ và châu Âu hối thúc không giao chiến hạm cho Nga. Paris lập luận rằng, họ cần phải tuân thủ hợp đồng đã ký. Cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron nhiều lần chỉ trích hợp đồng bán tàu chiến của Pháp cho Nga. Sự chỉ trích gia tăng khi Nga bị cho là hậu thuẫn các phần tử nổi dậy ở miền Đông Ukraine. Cáo buộc này bị Nga phủ nhận quyết liệt.
Bên cạnh đó, Nga hiện đã trả gần hết số tiền mua hai tàu sân bay chở trực thăng của Pháp, và nếu Paris trì hoãn việc giao tàu do khủng hoảng Ukraine, họ sẽ mất khoản tiền bán tàu kèm tiền phạt lên đến 2,6 tỷ USD. Đó là chưa kể hàng nghìn công nhân đóng tàu của Pháp sẽ mất việc làm. “Thực tế, tuyên bố của ông Hollande chỉ dưới dạng cảnh báo. Quan điểm của Pháp nói chung không thay đổi, các tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral sẽ được bàn giao cho Nga đúng thời hạn”, một chuyên gia phân tích của Pháp nhận định.
Theo Tri Thức
Pháp đã quên điều khoản trong hợp đồng tàu Mistral với Nga?
Pháp vừa quyết định dừng chuyển giao tàu sân bay trực thăng Mistral cho Nga, một quyết định có thể khiến Pháp phải đối mặt với nhiều rắc rối.
Hãng tin RT dẫn nguồn từ Điện Elysee nói rằng các điều kiện "chưa thích hợp" cho việc chuyển giao tàu chiến Mistral đầu tiên cho Nga.
"Tình hình rất nghiêm trọng. Các hành động gần đây của Nga ở đông Ukraine mâu thuẫn với các nguyên tắc cơ bản của an ninh châu Âu", một tuyên bố từ văn phòng Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết.
"Tổng thống Pháp đã quyết định rằng, bất chấp viễn cảnh về lệnh ngừng bắn, các điều kiện để Pháp có thể chuyển giao tàu đổ bộ trực thăng Mistral đầu tiên chưa hội đủ", tuyên bố nói thêm.
Tàu đổ bộ - sân bay trực thăng lớp Mistral
Nga đã đặt Pháp đóng 2 tàu chiến đổ bộ trực thăng lớp Mistral vào năm 2011 với trị giá 1.6 tỉ USD. Chiếc đầu tiên, có tên Vladivostok, được lên kế hoạch bàn giao vào tháng 10/2014 tuy nhiên nó sẽ bị lùi thời gian bàn giao tới tháng 11, trong khi chiếc thứ 2 sẽ được hoàn thành vào năm 2015.
Phản ứng sau quyết định này của Pháp, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yury Borisov tuyên bố quyết định của Pháp không ảnh hưởng tới các kế hoạch cải cách các lực lượng vũ trang của Moscow, tuy nhiên ông này nhắc khéo Pháp về những điều khoản đã ký trong hợp đồng trước đó.
Theo các điều khoản được ký kết: "Về khía cạnh tài chính, cần lưu ý rằng hợp đồng năm 2011 đã dự kiến những biện pháp phạt nặng dành cho bên nào không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình".
"Hãy thực hiện các điều khoản hợp đồng và chuyển giao tàu chiến đúng thời hạn, hoặc là phải trả lại tiền và các bộ phận của thân tàu được lắp ráp tại xưởng đóng tàu Baltiysky Zavod của chúng tôi", Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin phụ trách về ngành công nghiệp quốc phòng cho hay.
Trước đó, tờ RIA Novosti đưa tin, trong một cuộc phỏng vấn mới đây trên kênh truyền hình TF1 (Pháp) về vấn đề hợp đồng cung cấp các tàu đổ bộ mang trực thăng Mistral với Nga, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết, nếu phía Nga tiếp tục giải quyết vấn đề Ukraine như hiện tại thì "phía Pháp sẽ xem xét việc huỷ bỏ hợp đồng (bán tàu Mistral)".
Tuy nhiên, ông Fabius cũng thừa nhận "việc này không hề dễ dàng vì điều này sẽ có tác động tiêu cực đến nước Pháp". Ông Fabius cho biết.
Theo thông số kỹ thuật, con tàu có lượng giãn nước rỗng 16.500 tấn, toàn tài 21.300 tấn, dài 199m, rộng 32m, mớn nước 6,3m. Tàu đổ bộ Vladivostok dự kiến sẽ được trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga.
Con tàu sẽ có khả năng mang được tới 14 trực thăng hải quân (8 chiếc chiến đấu Ka-52K và 4 trực thăng Kamov Ka-29TB/P), chưa kể nó chở được tiểu đoàn lính thủy đánh bộ và hàng chục xe thiết giáp lội nước.
Theo Đất Việt
Nga xem nhẹ quyết định ngừng chuyển giao tàu Mistral của Pháp Ngày 3/9, Bộ Quốc phòng Nga cho biết quyết định của Pháp về việc ngừng chuyển giao tàu sân bay trực thăng (tàu đổ bộ tấn công) lớp Mistral cho Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine sẽ không làm tổn hại tới các kế hoạch cải cách và hiện đại hóa quân đội nước này. Hãng Itar-Tass dẫn lời Thứ...