Vì sao Pháp đã thua ở Điện Biên Phủ?
Đây là câu hỏi đeo đẳng một Đại tá Pháp, từng tham chiến tại Điện Biên Phủ, trong 60 năm qua.
“60 năm qua, không giây phút nào tôi không tự hỏi “Vì sao Pháp đã thua ở Điện Biên Phủ”. Tâm sự của vị Đại tá Pháp Jacques Allaires – người từng là thượng úy trong tiểu đoàn lính dù số 6 ở Điện Biên Phủ- phản ánh nỗi ám ảnh đeo đẳng nhiều cựu chiến binh Pháp suốt 6 thập kỷ qua. Nhưng cũng suốt 60 năm qua, ông không ngừng tìm đọc tài liệu và lục lại ký ức để tìm ra câu trả lời.
PV Đài TNVN thường trú tại Pháp có cuộc phỏng vấn với Đại tá Jacques Allaire.
PV Đài TNVN thường trú tại Pháp phỏng vấn với Đại tá Jacques Allaire.
Thưa Đại tá, xin ông cho biết sau khi trở về từ Điện Biên Phủ, trận đánh khi ấy đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời của ông cũng như nhiều cựu chiến binh Pháp sau này ?
Những trận đánh lớn dĩ nhiên đều gây ra những căn bệnh tâm lý. Nước Mỹ đã mất thời gian dài để nguôi ngoai hội chứng chiến tranh Việt nam và tôi nghĩ nước Pháp cũng mắc phải căn bệnh tương tự sau Điện Biên Phủ. Bản thân tôi tôi nhớ là mình đã không tìm đến bác sỹ tâm lý như nhiều người khác. Tôi nghĩ rằng, nếu một cựu binh lính đến gặp bác sỹ tâm lý thì người bác sỹ đó sẽ chỉ làm anh ta nhớ lại nỗi kinh hoàng của chiến tranh mà anh ta đã trải qua mà thôi. Nếu không đến gặp bác sỹ tâm lý thì ngay lập tức phải tìm cách để quên đi. Tôi đã cố quên nhưng không giây phút nào trong 60 năm qua, tôi không tự hỏi mình rằng Vì sao nước Pháp đã thua?”.
Và ông đã tìm ra câu trả lời?
Tôi nhảy dù xuống Điện Biên Phủ trong tiểu đoàn số 6, chúng tôi đã ở Điện Biên Phủ trong khoảng 3-4 tháng để xây dựng cứ điểm với những phương tiện không đủ. Cứ điểm Điện Biên Phủ được lập ra để tạo một điểm nối cho khu vực dân tộc Thái và bảo vệ Lào.
Cá nhân tôi, tôi nhìn nhận rằng Điện Biên Phủ là một vùng đất quá mạo hiểm đối với không quân Pháp, máy bay khó có thể tiếp viện và giải cứu những binh lính bị thương. Điều này Đại tướng Võ Nguyên Giáp hiểu rất rõ, bởi rút kinh nghiệm từ trận Nà Sản, khi ấy bộ đội Việt thua vì không có chiến lược chống máy bay và không quân Pháp đã tiếp viện hiệu quả.
Tủ sách với 1500 cuốn về Việt Nam và Điện Biên Phủ
Đại tướng Giáp đã rút kinh nghiệm từ Nà Sản trong khi bộ chỉ huy quân Pháp không rút ra được bài học cho mình. Khi Điện Biên Phủ bị bao vậy, dưới sức ép của các sư đoàn của Việt nam với hỏa lực mạnh và chiến lược phòng không, máy bay Pháp đã không thể tiếp viện từ ngày 28/3 và chúng tôi đã sống từ ngày 28/3 đến ngày 7/5 mà không có sự hỗ trợ của không quân.
Hơn 60 máy bay đã bị bắn hạ và không quân Pháp thực sự bị vô hiệu hóa. Bộ phận y tế trung tâm của Pháp ở Điện Biên Phủ chỉ có thể đón khoảng 40 binh lính bị thương nhưng riêng đêm chiến đấu đầu tiên đã có 170 người bị thương. Những ngày tiếp theo cứ như thế.
Trong khi đó bộ đội Việt Minh ngày càng lớn mạnh. Khi chúng tôi đến vào năm 1954, họ có khoảng 5-6 sư đoàn, những sư đoàn thực sự mạnh, được tổ chức tốt. Ở Điện Biên Phủ, chúng tôi đã vấp phải những người bộ đội ở vào giai đoạn đỉnh cao của quân đội nhân dân Việt nam. Khi nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, tôi nhận ra rằng chúng tôi ở quá xa Hà nội, khác hẳn với địa hình của Nà Sản -cứ điểm đầu tiên được lập vào năm trước đó. Chúng tôi ở quá xa Hà nội và chiến thắng là không thể, là quá xa vời với chúng tôi.
Cùng với chiến lược quân sự sai lầm, Ủy ban điều tra thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ vào năm 1955 còn nhắc nhiều đến trách nhiệm của chính phủ Pháp lúc bấy giờ. Ông nghĩ sao về lời chỉ trích đó?
Chiến tranh đã kéo dài 9 năm và trong 9 năm ấy, Pháp đã thay chính phủ đến 19 lần khiến trắng đen lẫn lộn. Chúng tôi đã có từ 7-8 tổng tư lệnh ở Đông Dương, cũng chừng đó Cao ủy Pháp ở Đông Dương.
Vào năm 1953, tướng Navarre được chỉ định thay tướng Salan làm Tổng tư lệnh quân Pháp ở Đông Dương. Đó là một vị tướng giỏi nhưng không biết gì về Việt nam và đã đánh giá thấp về đối thủ. Chúng tôi đã rơi vào một trạng thái rất yếu kém, chúng tôi còn không nắm được tình hình chính trị của nước mình và hàng nghìn người đã chết ở Đông Dương ngày này có thể đòi hỏi trách nhiệm từ phía những chính quyền đã ra lệnh cho họ dấn thân vào cuộc chiến đó.
Ông đã bị bắt làm tù binh sau thất bại Điện Biên Phủ. Nhưng trong những cuốn sách về Điện Biên Phủ có phỏng vấn ông, ông đều bày tỏ thái độ tôn trọng đối với những cựu thù của mình- bộ đội Việt Minh. Tại sao lại như vậy?
Đúng là bị bắt làm tù binh là điều không vẻ vang gì đối với một người lính gắn cả đời binh nghiệp như tôi và đã có nhiều lúc tôi nghĩ đến việc kết liễu cuộc đời.
Nhưng kể từ khi bị bắt làm tù binh, tôi có cái nhìn thông hiểu hơn về những kẻ thù của mình. Tôi hiểu và tôn trọng họ, những người đã chiến đấu hết mình vì độc lập dân tộc. Nói như tướng Bigeard – người phụ trách trực tiếp tôi – thì nếu chúng tôi sinh ra là người Việt Nam, chúng tôi cũng sẽ tham gia đội quân Việt Minh. Họ chiến đấu không chỉ bằng vũ khí mà bằng toàn bộ trái tim và tâm hồn để giành độc lâp cho dân tộc.
Video đang HOT
Tôi biết nhiều người trong quân đội Bảo Đại, họ không có động lực và quyết tâm nào, họ không đại diện cho ước nguyện của người dân Việt và không dám hy sinh mạng sống vì Tổ quốc. Trong khi đó, bộ đội Việt Minh là những người lính thực thụ với quyết tâm, lòng dũng cảm và đạo đức.
Tôi được biết ông là một trong số những cựu chiến binh đầu tiên trở lại Điện Biên Phủ. Câu trả lời về chiến tranh khiến ông rút ra điều gì?
Trong cuộc đời, tôi đã đến Việt Nam tổng cộng 6 lần, 3 lần chiến đấu, 1 lần trở lại để tham gia bộ phim về Điện Biên Phủ và 2 lần quay lại thăm quan. Tôi đã luôn nghĩ rằng Pháp và Việt nam có thể là những người bạn, những đối tác chứ không phải là kẻ thù. Vào thời điểm đó, tôi còn quá trẻ và không hiểu những điều to lớn.
Là một người lính gắn cả đời binh nghiệp, quân đội và chính phủ yêu cầu đi đâu, chúng tôi phải tuân theo, chứ không thể nghĩ quá nhiều đâu là cuộc chiến phi nghĩa hay chính nghĩa nữa. Việt Nam là một nền văn minh lớn, cũng có những nhà trí thức từng học tập ở Pháp, và khi quay Việt Nam, gặp lại người Việt, tôi tự hỏi họ cũng là những con người giống mình, tại sao lại phải đánh nhau. Trên tất cả, dù tôi là một người lính trong cả cuộc đời mình, tôi vẫn nghĩ phải tìm đến mọi giải pháp trước khi bắt đầu một cuộc chiến.
Xin cảm ơn ông!
Theo Thùy Vân
VOV – Paris
"Điện Biên Phủ - 60 năm một bản hùng ca"
Sáng 7/5, tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (TP Quy Nhơn, Bình Định) đã tổ chức trưng bày triển lãm chuyên đề "Chiến thắng Điện Biên Phủ - 60 năm một bản hùng ca", thu hút đông đảo quần chúng nhân dân và học sinh đến xem.
Đây là hoạt động mang ý nghĩa lịch sử to lớn của dân tộc và thời đại chào mừng kỷ niệm 39 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tiến sĩ Đinh Bá Hòa, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định cho biết: "Với 100 hình ảnh được trưng bày, đã phân nào phản ánh những mốc lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy hy sinh, gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang của dân tộc, trong đó trọng tâm là chiến dịch Điện Biên Phủ oai hùng, cùng với những đổi thay của mảnh đất Điện Biên lịch sử trong 60 năm qua".
Các chiến sĩ bộ đội biên phòng tỉnh Bình Định chăm chú nghe giới thiệu về cuộc chiến lịch sử Điện Biên Phủ
Cách đây 60 năm, ngày 7/5/1954, trải qua 56 ngày đêm "khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt", quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, và sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí đạn dược, quân trang quân dụng của địch, làm nên một chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến công lớn nhất, chói lọi nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, Lào và Campuchia, góp phần quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
Chiến thắng này còn chứng minh chân lý của thời đại "Một dân tộc dù nhỏ bé, nếu biết quyết tâm, đoàn kết chiến đấu và có một đường lối đúng thì có thể đánh bại được bất cứ tên đế quốc sừng sỏ nào".
Các em học sinh cũng hào hứng đến xem buổi trưng bày hình ảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là sự kết tinh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của toàn dân tộc, là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu bền chặt, thủy chung, son sắt giữa quân đội nhân dân 3 nước Đông Dương và sự đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ của các nước anh em và bạn bè quốc tế.
Với chiến thắng này, không những đã bảo vệ và phát triển thành quả của cách mạng tháng Tám, giải phóng hoàn toàn Miền Bắc, châm dứt ách thống trị 80 năm đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta, đưa cách mạng Việt Nam bước sang một giai đoạn mới. Miền ắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa và miền Nam tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, dân chủ tiến tới thống nhất đất nước.
Một số hình ảnh trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định:
Các đơn vị bộ đội băng rừng, vượt suối tiến vào Điện Biên Phủ
Với trên 2 vạn người đoàn dân công xe thồ ngày đêm vận chuyển lương thực phục vụ tiền tuyến. Đây là một trong những yếu tố bất ngờ với kẻ địch góp phần chiến thắng của quân và dân ta
Các chiến sĩ công binh cắt hàng rào dây thép gai, mở đường cho các chiến sĩ xung kích tiêu diệt địch
Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh tiến vào khu trung tâm
Các chiến sĩ của ta tấn công một cứ điểm của quân Pháp tại khu đồi C
Giữa lúc chiến trường khốc liệt, phút nghỉ ngơi của chiến sĩ ta vẫn một niềm tin quyết thắng
Tháng 12/1953, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở mặt trận chiến lược tiêu diệt tập đoàn cứ điểm quân tinh nhuệ Pháp tại Điện Biên Phủ
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ chỉ huy chiến dịch bàn kế hoạch tác chiến cho từng trận đánh
Giao thông hào của ta cắt đôi sân bay Mường Thanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến sĩ xung kích tiêu diệt địch
Khối bục phá 1.000kg phá tan hầm ngầm cố thủ cuối cùng của quân Pháp trên đồi A1
Chứng tích vụ nổ khối bộc phá nặng 1.000 kg phá tung hệ thống hầm ngầm cố thủ của địch trên đồi A1
Ngày 22/4/1954, vị trí 206 bị các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam tiêu diệt, những tên địch sống sót giơ tay đầu hàng
Một trong 62 máy bay địch bị quân ta bắn rơi trên bầu trời Điện Biên
Nhiều loại vũ khí của quân địch bị quân ta thu giữ tại mặt trận
Ban tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và Tướng De Castries ra hàng
Bếp Hoàng Cầm tại Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở xã Mường Phăng, huyện Điện Biên
Di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mương Phăng, huyện Điện Biên
Di tích hầm De Castries tại khu trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
TP Điện Biên Phủ, một trận địa oanh liệt trong chiến tranh nay đã đổi thay tráng lệ
Và con đường Võ Nguyễn Giáp ở trung tâm TP Điện Biên Phủ sẽ gắn mãi với tên tuổi vị Đại tướng thiên tài Võ Nguyên Giáp, người trực tiếp chỉ huy trận đánh này.
Doãn Công
Theo Dantri
Sự kiện lịch sử đánh dấu bước ngoặt trong quá trình chống ngoại xâm Trận đánh Điện Biên Phủ là ví dụ tiêu biểu khi suy nghĩ về trí tuệ của một con người có ảnh hưởng phản xạ to lớn đến các vị tướng, chiến sĩ của mình và đối thủ - Tiến sĩ khoa học (TSKH) sử học Vladimir Kolotov viết về chiến thắng Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. VnMedia xin...