Vì sao phải lắp báo hiệu điện tử trên 5 cầu vượt sông Đào Hạ Lý?
Đơn vị quản lý vừa kiến nghị lắp đặt hệ thống báo hiệu đường thủy điện tử trên 5 cầu vượt sông Đào Hạ Lý (Hải Phòng)…
Cầu đường sắt Tam Bạc có chiều cao, rộng khoang thông thuyền hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ cao tàu trọng tải lớn va chạm, mắc kẹt vào gầm cầu
Liên tục xảy ra tai nạn tàu đâm va
Ngày 23/11, Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc cho biết vừa phối hợp Phòng CSGT đường thủy Công an TP. Hải Phòng đề xuất Cục Đường thủy nội địa VN lắp đặt hệ thống báo hiệu đường thủy điện tử trên 5 cầu vượt sông Đào Hạ Lý (Hải Phòng).
Cũng theo Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc, các loại báo hiệu đường thủy trên thuộc loại “trường hợp đặc biệt” được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy (QCVN 39: 2020/BGTVT), bắt đầu có hiệu lực từ 1/11/2020.
Video đang HOT
Quy chuẩn quy định: “Tại một số vị trí báo hiệu mực nước biến động theo thời gian, cho phép dùng các biển báo điện tử, có chữ phát sáng hoặc không phát sáng để thông báo các thông tin liên quan đến tình hình luồng lạch, chỉ dẫn việc đi lại của phương tiện để đảm bảo an toàn, xác định khu vực có công trường đang hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa.
Tại các khoang thông thuyền của các công trình cầu vượt sông phải được bố trí thiết bị cảnh báo tĩnh không tự động hoạt động liên tục 24/7 và kết nối trực tuyến, sơn vẽ thước nước ngược, vào ban đêm khoang thông thuyền phải được chiếu sáng bằng hệ thống đèn LED và được trang bị đầy đủ các báo hiệu, tín hiệu cảnh báo”.
Cuối tháng 10/2020 xảy ra vụ tàu có trọng tải gần 3.000 tấn đâm va vào cầu đường sắt Tam Bạc, làm xô lệch kết cấu nhịp dàn đường sắt, khiến phải phong tỏa đường sắt để sửa chữa, khắc phục. Đây không phải trường hợp đầu tiên, trước đó cũng xảy ra một số vụ phương tiện thủy đâm vào cầu trên tuyến sông này, gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình cầu.
Sông Đào Hạ Lý có 5 cầu vượt sông, đạt cấp kỹ thuật phù hợp cho tàu 300 tấn, song thực tế hầu hết tàu có trọng tải hơn 1.000 tấn đến 3.000 – 4.000 tấn lưu thông
Phương tiện qua cầu an toàn hơn
Sông Đào Hạ Lý dài 3km, một đầu sông nối với luồng hàng hải sông Cấm và một đầu nối với tuyến đường thủy sông Lạch Tray, nằm trên Hành lang vận tải thủy số 2 Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội qua sông Luộc. Trên tuyến có 5 cầu (trong đó 1 cầu đường sắt) và 4 đoạn cong cua nguy hiểm.
Đại diện Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc cho biết, từ đầu những năm 1990, sông Đào Hạ Lý được tổ chức cho tàu thuyền lưu thông, song do sự phát triển nhanh của phương tiện trọng tải lớn nên đến nay luôn tiềm ẩn nguy cơ đâm va vào các cầu, do nhiều phương tiện thủy có trọng tải hơn 1.000-3.000 tấn lưu thông, trong khi cấp kỹ thuật của luồng được công bố chỉ đạt cấp III, phù hợp với phương tiện tự hành trọng tải tối đa 300 tấn, sà lan đẩy 2×400 tấn.
Theo cấp kỹ thuật trên, khoang thông thuyền các cầu có chiều rộng hơn 40m, chiều cao thông thuyền 7m. Tuy nhiên, thực tế cầu đường sắt Tam Bạc có chiều rộng khoang thông thuyền chỉ 27m, chiều cao 3,2m (ứng với mực nước tần suất 5%) nên có nguy cơ cao nhất bị phương tiện thủy trọng tải lớn đâm va vào cầu.
“Hiện việc tổ chức điều tiết chủ yếu tổ chức để phương tiện đi theo một chiều qua tuyến, còn tại các cầu trên tuyến không được bố trí trực điều tiết. Quy tắc giao thông đường thủy hiện không cấm, hạn chế hay xử phạt tàu có trọng tải lớn, kích thước lớn lưu thông qua luồng có cấp kỹ thuật nhỏ hơn. Thuyền trưởng, người điều khiển phương tiện chịu trách nhiệm tìm hiểu điều kiện thực tế của tuyến, cầu vượt sông để quyết định đưa phương tiện qua cầu an toàn”, ông Đoàn Văn Tạo, Trưởng phòng Quản lý hạ tầng Chi cục Đường thủy nội địa cho biết.
Cũng theo ông Tạo, việc bổ sung báo hiệu đặc biệt trên tuyến sông Đào Hạ Lý sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn tàu đâm va vào cầu.
Sông Đào Hạ Lý tổ chức luồng một chiều, đổi giờ cấm tàu
Đơn vị quản lý đường thủy tổ chức cho phương tiện thủy lưu thông một chiều qua sông Đào Hạ Lý, giờ cấm luồng trong tháng 7/2020 có sự thay đổi.
Khu vực cầu Thượng Lý trên tuyến sông Đào Hạ Lý
Ngày 4/7, Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc cho biết, sông Đào Hạ Lý (dài 3km, Hải Phòng) được bố trí lực lượng chốt trực 24/24h để điều tiết, hướng dẫn tàu thuyền qua lại một chiều.
Theo đó, trong tháng 7/2020, giờ cấm luồng và mở luồng tại hai đầu sông (Ngã ba Niệm, giao với sông Lạch Tray và Nga ba Xi Măng, giao với sông Cấm) trong từng ngày được thực hiện theo từng khung giờ cụ thể.
Căn cứ diễn biến thủy văn, điều kiện thực tế, giờ cấm, mở luồng trong các ngày của tháng 7/2020 có sự thay đổi so với cùng ngày của tháng trước. Chẳng hạn, giờ cấm luồng tại Ngã ba Niệm trong ngày 4/7 là 16h30, ngày 5/7 là 17h30, ngày 6/7 là 18h30...
Lịch cấm, mở luồng hai đầu sông Đào Hạ Lý trong tháng 7/2020
Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc khuyến nghị các tổ chức, cá nhân vận tải thủy và người điều khiển phương tiện chủ động lên kế hoạch đi lại phù hợp trước khi lưu thông qua sông Đào Hạ Lý. Các thuyền trưởng, người lái phương tiện thủy hành trình qua luồng phải chấp hành nghiêm lịch điều tiết, quy chế giao thông, tuân thủ hệ thống báo hiệu đường thủy tại khu vực. Đồng thời, chủ động tìm hiểu điều kiện thực tế luồng lạch, chú ý giảm tốc độ, kiểm tra chiều cao phương tiện và đối chiếu với chiều cao tĩnh không cầu trước khi lưu thông qua khu vực cụm cầu Xe Hỏa - Tam Bạc, cầu Thượng Lý.
Hải Phòng: Cầu đường sắt Tam Bạc bị tàu thủy đâm biến dạng VNR đang đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép sửa chữa khẩn cấp cầu đường sắt Tam Bạc (Hải Phòng) bị hư hỏng do tàu thủy đâm vào. Sửa chữa, khắc phục sự cố vụ tàu thủy va vào cầu đường sắt Tam Bạc. Ảnh: VNR. Ngày 25/10, thông tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết...