Vì sao ôtô Trung Quốc rẻ
Thay vì 150 lần thử nghiệm an toàn cho mỗi sản phẩm mới, Geely chỉ thử nghiệm 25 lần để cắt giảm chi phí.
Geely Group, một trong những nhà sản xuất xe hơi lớn nhất Trung Quốc, thực hiện khoảng 20-25 lần thử trong quá trình phát triển mẫu Panda, các kỹ sư nói với Reuters. Đồng nghiệp của Geely trên thế giới tiến hành trung bình 125-150 lần thử cho mỗi sản phẩm mới. Bằng cách giảm chi phí cho hệ thống máy tính đánh giá, Geely tiết kiệm 31,57 triệu USD cho 2 năm nghiên cứu Panda.
Cắt phí thử nghiệm, loại bỏ các thủ tục rườm rà, thiết kế đơn giản, sử dụng vật liệu rẻ tiền, thuê bên ngoài thiết kế và công nghệ là bí quyết hạ giá thành của Trung Quốc. Giờ đây họ có thể bán với giá chỉ 6.000 USD, bằng một nửa mẫu xe rẻ nhất của Toyota.
Mẫu Panda của Geely.
Mười năm trước, không người Trung Quốc nào nghĩ họ sẽ mua một chiếc xe nội địa, không chỉ bởi những chuyện ăn cắp bản quyết thiết kế mà còn do chất lượng và độ an toàn kém.
Nhưng giờ đây mọi chuyện khá hơn. Nhiều mẫu xe không mô phỏng y hệt trong lúc chất lượng có thể chấp nhận được. Người Trung Quốc qua cái thời coi xe là tài sản. Với họ, thời đại bây giờ là “xe vừa đủ” cho nhu cầu, không quá cầu kỳ và ít nhiều không cần tính thương hiệu. Tín hiệu tốt cho nên công nghiệp ôtô thế giới.
Các sản phẩm như Panda hay Great Wall Haval H3 không chỉ bán chạy ở trong nước mà còn xuất hiện tại những thị trường Indonesia tới Ai Cập, Ukraina. Chúng giúp Trung Quốc đạt mức xuất khẩu kỷ lục, bất chấp tăng trưởng kinh tế chậm lại. Dự kiến nước này xuất 1 triệu xe trong 2012, tăng đáng kể so với 850.000 năm ngoái. Một số chuyên gia còn đưa ra mức tăng trưởng 50%, đạt 1,25 triệu.
Quan chức ở những tập đoàn lớn lo sợ chính sách phát triển “tốt vừa đủ” sẽ tạo nên cuộc chiến khốc liệt với cách mà công nghiệp thế giới đang vận hành. Các tổng công trình sư luôn nói đi nói lại rằng họ cắt giảm hết cỡ, nhờ sử dụng thiết kế có sẵn và áp dụng phương thức mới. Nhưng Trung Quốc cắt giảm nhiều hơn thế, tới 30-40%.
GM hay Toyota phải mất 5 năm để phát triển xe mới, Trung Quốc chỉ cần 2 năm rưỡi với những quy trình bị cắt gọt. Dĩ nhiên Trung Quốc đạt mức chi phí thấp vì hy sinh các tiêu chuẩn chất lượng. Khi mở cửa, các hãng nước ngoài bán cho người giàu còn Geely tập trung vào tầng lớp nghèo hơn. Họ đã đúng. Có tới hơn 100 thương hiệu xe hơi nội địa ra đời cho đến năm 2000. Phương thức rất đơn giản là copy thiết kế từ các nhà sản xuất danh tiếng.
Nhưng thời kỳ đó đã qua. Các công ty chuyên nghiệp bắt đầu mọc lên, đi cùng với nhu cầu “chính đáng” hơn từ nhà sản xuất. Nhân lực trong ngành thiết kế không đủ nên các hãng phải thuê ngoài, và một loại những công ty mọc lên như CH-Auto, IAT Automobile Technology; TJ Innova Engineering & Technology.
Video đang HOT
Các hãng thiết kế Trung Quốc cũng đi theo con đường y hệt. Họ thường không sáng tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới mà kết hợp xu hướng từ những công ty nước ngoài. “Đó không phải là copy, mà đơn giản hóa”, giám đốc của CH-Auto nói với Reuters. Đối tượng là những người có thu nhập 7.900-9.500 USD mỗi năm nên CH-Auto không cần quá cầu kỳ.
Năm 2005, Geely thuê CH-Auto thiết kế Panda và giải pháp cả hai lựa chọn là tối giản các thành phần của chiếc Toyota Aygo. Tuy nhiên không chỉ copy, CH-Auto còn nghiên cứu cả mô hình của Panda để tìm ra cách chế tạo các chi tiết từ những công ty nội địa. Nếu phần nào khó quá, CH-Auto mới copy Aygo và đặt hàng công ty phụ kiện quốc tế.
“Mục tiêu của chúng tôi là không copy mà mô phỏng gần như y hệt Aygo”, một quan chức của CH-Auto nói.
Ví dụ điển hình là hệ thống khung sườn Panda không đảm bảo sự vững chắc khi vào cua, bởi bộ treo và gá hoàn toàn khác Aygo, vốn sử dụng công nghệ ép liền khối. Vật liệu nhẹ mà Toyota sử dụng trên Aygo cũng rất đắt, không phù hợp với đối tượng khách hàng của Panda.
Giải pháp của CH-Auto và Geely, không gì khác là lấy thép thường mà Trung Quốc có sẵn. Chia bộ khung Panda thành hai phần, trên và dưới, đơn giản hóa cấu trúc và lắp hai phần đó lại. Để khắc phục điểm yếu, Geely tập trung vào giải pháp chống ồn, chống rung để tạo cảm giác lái không quá tệ. Bằng những cách đó, Panda có chi phí chỉ bằng nửa chiếc Aygo.
Thiết kế có những bước tiến, nhưng chất lượng và an toàn của xe Trung Quốc vẫn ở khoảng cách xa so với xe Mỹ hay châu Âu. Các nhà sản xuất thực hiện rất ít lần thử. Chính phủ có tiêu chuẩn an toàn, nhưng lại không quy định phải thử nghiệm bao nhiêu lần để đảm bảo an toàn trước khi sản xuất.
Nguyễn Nghĩa (Theo Reuters)
Theo VNE
Xe Trung Quốc bị tẩy chay trên đất Việt
Người Việt vốn đã thừa định kiến về xe "Tàu", nay nghe thêm tin xe Trung Quốc bị thu hồi do có chất gây ung thư, càng có tâm lý tránh xa.
"Không có lửa thì sao có khói", xe Trung Quốc mà chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp thì người ta đã chả "kiềng". Đằng này, xe "nước bạn" vào Việt Nam mà "nhái" đủ kiểu, "bệnh" đủ đường.
Bàn về cái chuyện "xe nhái", phải nói là người Trung Quốc tài thật. Nói về tài bắt chước thì đúng là cái vị trí số 1 không ai tranh nổi họ. Thôi thì đủ thứ mặt hàng, "thượng vàng, hạ cám", từ bóng bẩy sang trọng cho đến bình dân rẻ tiền, từ đồ chơi con trẻ, từ thức ăn, đồ uống hàng ngày đến điện thoại, xe máy, ôtô... cấm có thấy thiếu một thứ gì.
Xe Trung Quốc "nhái y đúc"
Thế mới có chuyện dân nhà ta, chỗ này, chỗ nọ, khi cũ, lúc mới nhiều phen khốn đốn với hàng Trung Hoa. Khi thì nghe nói kem đánh răng gây chết người, khi thì đọc thấy trẻ em nhập viện vì đồ chơi Trung Quốc, rồi hoành thánh có... thuốc trừ sâu, sữa nhiễm melamine gây sạn thận, ung thư... đủ cả.
Quay lại chuyện những chiếc xe. Đã từng có thời kì xe "Tàu" ở Việt Nam từng làm mưa, làm gió. Người Nhật ra bao nhiêu loại xe máy ở Việt Nam thì người Trung Quốc cũng ra từng ấy loại, không khác gì mẫu mã, kiểu dáng, duy chỉ có khác về chất lượng và mấy cái tên nghe na ná. Cũng đã từng có thời kì xe máy Trung Quốc cạnh tranh mạnh mẽ với xe Nhật. Và với kiểu dáng như thế, tính năng như thế, giá lại rẻ hơn hẳn, xe Trung Quốc bán chạy hơn xe Nhật. Nhiều người tiêu dùng biết chất lượng có kém hơn nhưng vẫn mua vì không có chiếc xe nào lại hợp với túi tiền của mình đến thế.
Nhưng rồi, cái thời kì "ăn xổi" của xe Trung Quốc cũng đến hồi cuối. Nghe báo đài nói nhiều về các vụ xì-căng-đan của hàng Trung Quốc, dân ta dè dặt, thận trọng hơn. Xe máy Trung Quốc trước kia nhiều là thế, giờ đi đường thấy cũng thấy vắng. Lòng tin, sự kiên nhẫn sau những năm "làm bạn" với xe Trung Quốc của người tiêu dùng cũng vì thế mà cạn dần.
Từ xe máy đến ôtô. Mấy năm gần đây, xe hơi Trung Quốc bắt đầu ồ ạt "đổ bộ" vào Việt Nam, trước là Lifan, Chery, BYD, rồi mới đây là Haima, Geely. Vừa "mon men" bước chân vào thị trường Việt, mấy anh xe Trung Hoa đã bị người ta "bóc mẽ" là hàng nhái. Nào là Riich M1 trông y như Yaris của Toyota. Nào là BYD F0 giống Toyota Aygo, xe Haima là bản sao của những chiếc xe Mazda...
Xe của Lifan trông như Mini cooper.
Kiểu dáng xe đã nhái, chất lượng xe Trung Quốc cũng chẳng ra gì. Người chê xe Lifan có nội thất quá tệ, kẻ nói xe của Chery kém an toàn, ông thì kể từng trải qua giai đoạn khủng hoảng với xe F0 của BYD vì xe liên tục hư, khi thì chết máy giữa đường, phải kêu thợ máy tới sửa, lúc xe đứt cầu chì giữa lúc kẹt xe, có khi còn cách nhà 200m nó tự dưng không chịu chạy nữa, cả nhà phải cong người ra đẩy...
Cũng vì cái lẽ ấy mà xe Lifan vào Việt Nam được thời gian thì mất hút. Xe của Chery, Geely họa hoàn mới thấy một chiếc chạy trên đường. Và cũng vì cái lẽ ấy mà xe BYD ế đến độ các đại lý phải mở thêm dịch vụ cho thuê xe mới với giá rẻ. Mà khổ một nỗi, thuê cũng không đắt.
Xe ôtô Trung Quốc tại Việt Nam sẽ đi về đâu!?
Như vậy là câu chuyện chiếc xe hơi nó hoàn toàn chẳng giống gì với những chiếc xe máy "Tàu" từng một thời chạy đầy đường. Tâm lí tiêu dùng cộng với việc bỏ ra một số tiền lớn, người mua xe hơi chẳng dại gì mà lựa chọn những chiếc xe có xuất xứ từ Trung Quốc, cho dù giá có rẻ hơn. Không thể cạnh tranh được về chất lượng, giờ lại không cạnh tranh được về giá, xe Trung Quốc xem ra hụt hơi ở rất nhiều thị trường ôtô khác chứ chả cứ gì ở Việt Nam.
Gặp nhiều, nghe nhiều về hàng Trung Quốc, khiến dân mình thành kiến với xe Trung Quốc. Mà cái thành kiến đó xem ra cũng là hiển nhiên. Cứ đem băn khoăn "Có nên mua xe Trung Quốc không?" mà đi hỏi người này, người nọ, mười người thì đến chín khuyên "Tránh xa!". Thử hỏi, mấy hãng xe "Trung Hoa anh hùng" định vào Việt Nam làm ăn kiểu gì!?
Theo TTTD
Geely EC7 Sport đầu tiên tại Việt Nam Phiên bản EC718 Sport độ chính hãng tới tay khách hàng ngay sau khi về Việt Nam. Xe trang bị động cơ 1.8. EC7 hatchback bản thường xuất hiện từ tháng 5 nhưng đây là lần đầu tiên dòng Sport được nhập về. Giống như các mẫu trước EC7 Sport không mang logo Geely mà mang logo của thương hiệu con Emgrand. Cản...