Vì sao ông Trump ra lệnh ‘đóng băng’ các khoản hỗ trợ quân sự cho Ukraine?
Tổng thống Trump ra lệnh tạm ngừng cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine do lo ngại tình trạng tham nhũng sẽ “ăn mòn” số tiền này, The Washington Post cho biết.
Quyết định được đưa ra ít nhất một tuần trước cuộc điện đàm với Tổng thống Volodymyr Zelensky, đồng thời không liên quan gì tới nhà lãnh đạo Ukraine, The Washington Post, dẫn lời 3 quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ, hôm nay, 24/9, cho biết.
Theo các nguồn tin này, chỉ lệnh của ông Trump được chuyển tới Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc hồi giữa tháng 7, trong khi cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo mãi đến ngày 25/7 mới diễn ra. The Washington Post cũng cho biết, ông Trump cảm thấy hoài nghi về sự cần thiết phải phân bổ số tiền này, và ông muốn tìm hiểu kỹ về cách chúng được chi tiêu.
Theo lời khẳng định của một quan chức trong chính quyền Mỹ, Tổng thống Trump đang rất lo ngại về tình trạng tham nhũng “vượt tầm kiểm soát ở Ukraine”. Trong khi đó, một nguồn tin khác lại bác bỏ các cáo buộc cho rằng ông Trump đã có ý định gây áp lực lên nhà lãnh đạo Ukraine Zelensky. “ Ở đây không có bất cứ sai phạm nào liên quan đến nguyên tắc” – nguồn tin khẳng định.
Tham nhũng mới là lý do khiến ông Trump ra lệnh ‘đóng băng’ các khoản hỗ trợ quân sự cho Ukraine. (Ảnh: The White House)
Không những thế, quyết định “đóng băng” nguồn tài trợ này, theo đại diện chính quyền Mỹ, trên thực tế đã được rục rịch đề cập tới từ thời điểm năm tài chính kết thúc vào ngày 30/9 năm ngoái. Tuy nhiên, khi đó, Nhà Trắng lo sợ rằng nếu số tiền mà Quốc hội đã phê chuẩn trước đó không được sử dụng, thì điều này có thể bị coi là hành vi vi phạm luật.
Vấn đề hỗ trợ quân sự cho Ukraine
Video đang HOT
Vào cuối tháng 8, tờ Politico của Mỹ đưa tin ông Trump đã ra lệnh xem xét lại nguồn hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Theo tờ báo này, người đứng đầu chính quyền Mỹ muốn đảm bảo rằng số tiền này sẽ được sử dụng một cách hiệu quả nhất từ quan điểm lợi ích của Mỹ. Trong thời gian kiểm toán, số tiền này đã bị “đóng băng”.
Quyết định của ông Trump vấp phải sự phản đối gay gắt từ cơ quan lập pháp. Các nghị sỹ từ cả đảng Cộng hòa cầm quyền và đảng Dân chủ đối lập, công khai cảnh báo Nhà Trắng rằng họ sẽ khôi phục các khoản tài trợ trong chương trình hỗ trợ quân sự cho Ukraine, nếu như chính quyền ngừng cung cấp hoàn toàn hoặc cắt giảm số tiền này. Trong trường hợp đó, Tổng thống Mỹ chỉ có thể ngăn chặn các hành động của Quốc hội bằng cách sử dụng quyền phủ quyết.
Ngày 12/9, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ tiết lộ với hãng tin TASS rằng Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng nước này đang bắt tay thực hiện các cam kết hỗ trợ quốc phòng – an ninh cho Ukraine. Đó là các khoản hỗ trợ khoảng 250 triệu USD từ Lầu Năm Góc và khoảng 140 triệu USD nữa từ Bộ Ngoại giao Mỹ.
Nội dung điện đàm giữa hai Tổng thống
Ngày 20/9, tờ The Wall Street Journal dẫn lời các nguồn tin thân cận, cho biết trong cuộc điện đàm hồi tháng 7, “có khoảng 8 lần” ông Trump đề cập đến việc yêu cầu Tổng thống Zelensky tạo điều kiện hỗ trợ cho luật sư riêng của ông là Rudolph Giuliani – người ủng hộ tiến hành điều tra vụ việc liên quan tới cựu Phó Tổng thống Mỹ Jose Biden và con trai ông Biden.
Theo tờ báo Mỹ, ông Giuliani thừa nhận rằng các cuộc gặp gỡ của mình với các quan chức Ukraine trong tháng 6 và tháng 8 là nhằm thảo luận về vấn đề này. Luật sư riêng của ông Trump khẳng định ông Biden, với tư cách là Phó Tổng thống Mỹ, có thể đã gây áp lực với Kiev để chấm dứt cuộc điều tra chống lại công ty khí đốt Burisma – công ty Ukraine có mối liên hệ với con trai ông là Hunter. Các nhà chức trách ở Kiev thông báo rằng không có bất kỳ sự kết án nào đối với ông Joe Biden lẫn con trai ông cả.
Các đối thủ chính trị của ông Trump trước đó có lên tiếng về một kịch bản mà theo đó, nhà lãnh đạo Mỹ bóng gió trong cuộc điện đàm với ông Zelensky rằng ông sẽ chặn đứng việc phân bổ viện trợ quân sự cho Ukraine, nếu Kiev từ chối điều tra.
Các nghị sĩ Dân chủ tại 3 Ủy ban của Hạ viện Mỹ khởi xướng một cuộc điều tra liên quan đến nội dung trao đổi giữa hai Tổng thống. Họ tin rằng ông Trump, cũng như luật sư Giuliani và những người thân cận xung quanh ông Trump, đang cố gắng “xúi giục” Ukraine gián tiếp giúp đỡ người đứng đầu chính quyền Washington tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2020.
Ông Biden hiện là đối thủ tiềm năng của ông Trump trong cuộc bầu cử sắp tới. Ông đang đứng trước cơ hội rất lớn để trở thành ứng cử viên Tổng thống Mỹ đảng Dân chủ.
(Nguồn: The Washington Post)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Thủ tướng Anh đề xuất ký thỏa thuận hạt nhân mới với Iran, ông Trump khen thông minh
Theo ông Johnson, đến lúc phải ký kết một thỏa thuận hạt nhân mới để thay thế cho JCPOA, nhưng London vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ thỏa thuận hiện hành.
Khi tới New York để dự phiên họp thứ 74 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, có nói rằng đã đến lúc ký kết một thỏa thuận hạt nhân mới với Iran để thay thế Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA).
" Nếu như các bạn không còn tán thành với thỏa thuận hạt nhân cũ với Iran, thì đến lúc tiến về phía trước và ký kết một thỏa thuận mới" - ông Johnson nói. Theo lời nhà lãnh đạo Anh, London sẽ trao đổi chủ đề này với các đối tác châu Âu và Mỹ để tạo điều kiện thúc đẩy ý tưởng này.
Bên cạnh đó, Văn phòng Thủ tướng Anh, khi bình luận về tuyên bố của ông Johnson, cũng khẳng định rằng Anh vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ thỏa thuận hiện hành và kêu gọi Iran thuân thủ.
Thủ tướng Anh Boris Johnson. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tán thành đề xuất của ông Johnson. " Ông Boris - bạn của tôi - là một người rất thông minh. Ông ấy muốn ký kết một thỏa thuận mới, bởi thỏa thuận trước đó mới hết hạn gần đây" - ông Trump nói, đồng thời khẳng định mình không hề ngạc nhiên khi ông Johnson là người đầu tiên nhắc đến điều này.
Theo nhà lãnh đạo Mỹ, JCPOA không mang lại khả năng kiểm tra các hoạt động của Iran. Ông lưu ý rằng Tehran đã chế tạo vũ khí hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo, bất chấp thỏa thuận này.
Iran ký kết Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) với Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, CHLB Đức và Vương Quốc Anh vào năm 2015. Thỏa thuận này quy định Iran phải từ bỏ sản xuất plutonium cấp vũ khí và cắt giảm trữ lượng uranium được làm giàu để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt của các nước phương Tây và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận vào tháng 5/2018, và sau đó khôi phục một loạt các biện pháp trừng phạt chống lại Iran.
Đầu tháng 5 năm nay, Iran tuyên bố chấm dứt tuân thủ một số điều khoản của JCPOA liên quan đến trữ lượng uranium và nước nặng. Khi đó, Tehran tuyên bố rằng nếu các quốc gia khác không thực hiện nghĩa vụ của mình trong vòng 60 ngày, " đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng và dầu mỏ", thì nước này sẽ xem xét đưa ra một loạt các động thái mới.
Kết quả là Iran là làm đúng như những gì đã hứa. Cụ thể, vào đầu tháng 7, Iran vượt quá giới hạn trữ lượng uranium được làm giàu, đồng thời tuyên bố sẽ đẩy nhanh hơn nữa mức độ làm giàu uranium. Giải thích cho quyết định của mình, chính quyền Iran cho rằng các quốc gia khác tham gia thỏa thuận này đã không thể tiến hành các biện pháp kinh tế có lợi cho Tehran. Đến tháng 9, Tehran chấm dứt tuân thủ các quy định hạn chế đối với việc nghiên cứu hạt nhân.
(Nguồn: Bloomberg)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Ông Trump: Tôi sẽ nhận giải Nobel Hòa bình nếu được trao một cách công bằng Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông xứng đáng nhận giải Nobel Hòa bình vì "nhiều thứ làm được" nếu giải này được "trao một cách công bằng". Trong cuộc gặp Thủ tướng Pakistan Imran Khan, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích việc trao giải Nobel Hòa bình cho cựu Tổng thống Barack Obama vào năm 2009. "Tôi sẽ nhận được...