Vì sao ông Trump không mang giấy bút vào phòng họp giống ông Putin?
Trong cuộc họp riêng với Tổng thống Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã không mang giấy bút vào phòng họp như người đồng cấp Nga vì lo ngại chi tiết của cuộc trao đổi sẽ bị rò rỉ ra bên ngoài.
Ông Putin dường như đã chuẩn bị sổ ghi chép và bút cho cuộc gặp riêng với ông Trump. (Ảnh: AFP)
Wall Street Journal trích một nguồn thạo tin cho biết, trong cuộc họp thượng đỉnh lần đầu tiên với ông Putin diễn ra tại Helsinki, Phần Lan ngày 16/7, Tổng thống Trump đã không mang giấy bút vào phòng họp riêng với Tổng thống Nga do lo ngại nội dung chi tiết của cuộc họp có thể bị rò rỉ. Theo Newsweek, cuộc họp riêng của 2 tổng thống có thể dường như không có văn bản chính thức ghi chép lại nội dung.
Trong khi đó, bức ảnh chụp khi 2 nhà lãnh đạo trao đổi với giới truyền thông cho thấy ông Putin đã chuẩn bị một cuốn sổ nhỏ kèm theo 1 cây bút và đặt ngay ngắn trên bàn. Bên phía ông Trump dường như không có sự xuất hiện của giấy hay sổ ghi chép cho cuộc họp riêng kéo dài tới gần 3h đồng hồ. Theo dự kiến ban đầu, 2 lãnh đạo sẽ chỉ trao đổi trong vòng 90 phút.
Video đang HOT
Trong cuộc họp riêng giữa 2 nguyên thủ, chỉ có các phiên dịch được phép có mặt trong căn phòng họp tại Phủ tổng thống Phần Lan. CNN dẫn lời một quan chức giấu tên của Mỹ cho rằng có nhiều hơn 1 lý do khiến phía Washington muốn ông Trump và ông Putin họp riêng.
Ngoài việc ông Trump muốn có thời gian để đánh giá về người đồng cấp nhằm gây dựng mối quan hệ thì Tổng thống Mỹ có thể không muốn bị các trợ lý làm gián đoạn khi đang trao đổi với ông Putin. Ông Trump cũng được cho là từng rất không hài lòng khi nội dung các cuộc họp của ông với các nhà lãnh đạo trước đó bị rò rỉ. Vì vậy, ông đã muốn họp riêng và không muốn lưu lại những thông tin về những vấn đề ông đàm phán với ông Putin, nhằm tránh việc các nội dung có thể bị đưa ra bên ngoài.
Trước cuộc họp, ông Trump lên Twitter cá nhân viết rằng quan hệ Nga-Mỹ “không thể tệ hơn được” vì những sai lầm trong quá khứ của nước Mỹ và vụ điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016. Trả lời phóng viên trước khi bắt đầu cuộc hội đàm riêng, ông Trump cho biết ông kỳ vọng sẽ thiết lập “mối quan hệ tuyệt vời” với ông Putin. Ông cũng đánh giá việc Mỹ xây dựng quan hệ tốt đẹp với Nga là “một điều tốt, không hề tệ”.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nga ảnh hưởng ra sao tới an ninh thế giới?
Chuyên gia Phần Lan Teija Tiilikainen cho rằng, cuộc gặp Trump-Putin có thể giúp tăng cường an ninh toàn cầu.
TASS ngày 16/7 dẫn lời bà Teija Tiilikainen, Giám đốc Học viện Ngoại giao Phần Lan nhận định, cuộc gặp của Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại Helsinki có thể giúp tăng cường an ninh toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có mặt ở Helsinki, Phần Lan chuẩn bị cho cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.
Trả lời phỏng vấn báo Ilta-Sanomat, bà Teija Tiilikainen nói: "Chúng ta đã thấy rằng trong những năm gần đây, quan hệ giữa Nga và Mỹ đang trải qua một cuộc khủng hoảng. Điều quan trọng là họ ngồi lại với nhau bên bàn đàm phán và suy nghĩ lại. Thế giới rõ ràng rất quan tâm đến việc hai bên có thể giải quyết được bất đồng".
Theo chuyên gia Tiilikainen, đối thoại giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ là rất quan trọng bởi mối quan hệ căng thẳng cao độ giữa hai cường quốc này cần phải được cải thiện. Bà Tiilikainen cho rằng, Hội nghị Thượng đỉnh ở Helsinki chính là cơ hội để hai Tổng thống có thể kiểm tra thiện chí giải quyết những khúc mắc còn tồn tại giữa hai bên.
Bà Tiilikainen chỉ ra rằng: "Điều quan trọng đối an ninh của Phần Lan nói riêng và các nước nhỏ khác nói chung là lãnh đạo của các cường quốc có thể duy trì mối quan hệ với nhau. Nếu không, rủi ro sẽ cao hơn.
"Khi phát sinh xung đột và hai bên có lập trường khác biệt mà không có đối thoại hiệu quả thì họ sẽ có ấn tượng tiêu cực về nhau", bà Tiilikainen nhấn mạnh.
Hội nghịThượng đỉnh Nga-Mỹ sẽ diễn ra tại Helsinki, Phần Lan trong ngày hôm nay (16/7). Trước đó, ông Putin và ông Trump đã có cuộc hội đàm lần đầu tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức hôm 7/7/2017. Tháng 11/2017, hai nhà lãnh đạo này một lần nữa có cuộc trao đổi ngắn gọn bên lề Hội nghị APEC tại Việt Nam và thông qua được một tuyên bố chung về Syria. Ngoài ra, ông Trump và ông Putin cũng có nhiều lần trao đổi qua điện thoại.
Theo Hùng Cường
VOV
"Nga coi Tổng thống Trump là đối tác, không phải đối thủ" Bình luận về tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump coi người đồng cấp Nga Vladimir Putin là "đối thủ", một cố vấn cao cấp của ông Putin cho hay, Nga coi ông Trump là đối tác. Cố vấn quan hệ quốc tế của Tổng thống Putin, Yury Ushakov (Ảnh: Kremlin) RT ngày 13/7 đưa tin, trong cuộc phỏng vấn với báo...