Vì sao ông Trump không gặp chính thức Putin ở Pháp?
Tổng thống Putin và người đồng nhiệm Donald Trump sẽ không tiến hành cuộc gặp chính thức, đầy đủ khi cả hai tới dự lễ kỷ niệm Thế chiến I ở Paris, Pháp.
Lý do là, Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron đã đề nghị lãnh đạo Nga, Mỹ không làm như vậy, để tránh thu hút toàn bộ sự chú ý của công chúng vào cuộc gặp và lơ là sự kiện chính, tờ Kommersant dẫn nguồn tin ngoại giao châu Âu giấu tên cho biết.
Theo RT, có nhiều tin đồn rằng Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Putin sẽ có cuộc gặp song phương toàn diện vào ngày 11/11, khi hai ông tới dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày Thế chiến I kết thúc ở Pháp.
“Nhiều người thắc mắc tại sao hình thức cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump lại thay đổi. Và họ đã nhận được lời giải thích mang tính chính trị cao, song lý do thực sự rất đơn giản”, nguồn tin ngoại giao châu Âu cho hay.
Video đang HOT
Hiện, cả ba nước đều không chính thức xác nhận hay phủ nhận thông tin trên.
Theo kế hoạch hiện thời, Tổng thống Putin và người đứng đầu Nhà Trắng sẽ gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina. Tới đầu năm 2019, nhà lãnh đạo Nga sẽ sang thăm Mỹ.
Hoài Linh
Theo VNN
New Caledonia vẫn thuộc Pháp sau trưng cầu dân ý
Kết quả bỏ phiếu cho thấy đa số cử tri ủng hộ việc duy trì lãnh thổ ở Thái Bình Dương này thuộc về Pháp thay vì trở thành quốc gia độc lập.
Người dân tham gia bỏ phiếu vào ngày 4.11 AFP
Reuters ngày 4.11 dẫn lời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho hay vùng lãnh thổ New Caledonia vẫn thuộc về nước này sau cuộc trưng cầu dân ý vào cùng ngày.
"Trước hết tôi muốn bày tỏ tự hào to lớn rằng chúng ta đã cùng nhau vượt qua bước tiến lịch sử này. Tôi cũng muốn bày tỏ tự hào ở cương vị lãnh đạo đất nước rằng đa số người dân Caledonia chọn Pháp. Đó là dấu hiệu của lòng tin vào Pháp cũng như tương lai và giá trị của đất nước", ông nói.
Hơn 80% trong số 175.000 cử tri New Caledonia đã tham gia bỏ phiếu. Họ chọn lựa bỏ phiếu "có" hoặc "không" đối với câu hỏi về việc có muốn New Caledonia hoàn toàn độc lập hay không.
Kết quả cho thấy, 56,4% lựa chọn vùng lãnh thổ này vẫn thuộc Pháp, trong khi 43,6% ủng hộ độc lập.
Một trong những lý do này được cho là nhờ chính quyền Paris cấp cho New Caledonia 1,3 tỉ euro (34.540 tỉ đồng) hằng năm. Số tiền viện trợ chiếm khoảng 15% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của vùng lãnh thổ này, đồng thời Pháp cũng hỗ trợ cho hệ thống giáo dục và y tế chất lượng cao tại đây.
New Caledonia nổi tiếng với các bãi biển đẹp và chiếm 1/4 trữ lượng nickel trên thế giới, nguyên liệu dùng trong ngành công nghiệp điện tử. Bên cạnh đó, vùng lãnh thổ hải ngoại này còn có vị trí chiến lược đối với Pháp ở khu vực Thái Bình Dương.
Khảo sát trước đó cho thấy khoảng 63-75% cử tri muốn New Caledonia vẫn thuộc Pháp. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại cuộc trưng cầu dân ý sẽ khiến căng thẳng leo thang giữa cộng đồng người Kanak bản địa, vốn muốn độc lập, với cộng đồng người da trắng.
Chính quyền Paris tuyên bố New Caledonia là lãnh thổ hải ngoại vào năm 1853. Tuy nhiên, mâu thuẫn kéo dài dẫn đến vụ xung đột vào năm 1984 khiến 70 người thiệt mạng.
Đến năm 1998, Thỏa thuận Noumea được thông qua, với nội dung tổ chức trưng cầu dân ý vào năm 2018. Cũng theo thỏa thuận, New Caledonia được tổ chức 2 lần bỏ phiếu nữa trước năm 2022 sau khi không giành được độc lập trong lần bỏ phiếu mới nhất.
Theo TNO
Vùng New Caledonia thuộc Pháp tiến hành trưng cầu ý dân về độc lập Ngày 4/11, quần đảo New Caledonia thuộc Pháp ở Thái Bình Dương tiến hành cuộc trưng cầu ý kiến cử tri về độc lập của vùng lãnh thổ này. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) thăm hỏi người dân ở New Caledonia ngày 4/5. Ảnh: AFP/TTXVN Tổng cộng 284 điểm bỏ phiếu mở cửa từ 8 giờ sáng theo giờ địa phương (4...