Vì sao ông Trump khó dùng “ngoại giao golf” với ông Tập Cận Bình?
Chơi golf có thể coi là một cách ngoại giao của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi tiếp các nguyên thủ thế giới. Tuy nhiên, lối ngoại giao này có thể không có tác dụng khi ông tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong vài ngày tới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Getty)
Theo thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida trong ngày 6-7/4. Tuy nhiên, bất kỳ đề xuất nào về việc để họ chơi golf tại các sân thuộc sở hữu của ông Trump gần đó có thể gặp nhiều khó khăn.
Ông Tập Cận Bình vốn là người hâm mội bóng đá, và có vẻ như không phải là một người biết chơi golf. Bản thân ông Tập cũng “tuyên chiến” với bộ môn thể thao này nhằm cảnh cáo giới quan chức.
Kể từ khi nhậm chức cách đây gần 5 năm, chính phủ của ông Tập đã yêu cầu đóng hàng loạt sân golf trên toàn quốc, cấm 88 triệu đảng viên chơi môn thể thao này. “Với ông Tập, golf là một vấn đề cấm kỵ. Nó là biểu tượng của tham nhũng – một vấn nạn mà chính quyền của ông Tập đang ra sức ngăn chặn. Golf đại diện cho nhiều điều mà ông Tập đã dành phần lớn nhiệm kỳ của mình để dẹp bỏ, vì vậy rất khó để nghĩ đến viễn cảnh chính phủ nước này chấp nhận hay ít nhất là công khai trò chơi trong tương lai gần”, ông Dan Washburn, tác giả cuốn sách “The Forbidden Game: Golf and the Chinese Dream”, nhận định.
Video đang HOT
Năm 2004, Trung Quốc ban hành lệnh cấm triển khai các dự án sân golf mới nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, các quan chức địa phương do muốn kiếm lời từ việc bán đất công thường phớt lờ sắc lệnh này cho tới khi ông Tập cương quyết thực thi sắc lệnh.
Ông Trump từng chơi golf cùng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong chuyến thăm Mỹ của nhà lãnh đạo châu Á. (Ảnh: Reuters)
Trong khi đó, golf được coi là môn thể thao sở trường của Tổng thống Trump – tỷ phú bất động sản New York. Việc hai nhà lãnh đạo không có chung sở thích golf có thể sẽ buộc họ phải tìm kiếm một cách khác để tạo ra mối liên kết gần gũi hơn.
Thay vì chơi golf như trong cuộc tiếp đón Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, ông Trump có thể sẽ cần đến gợi ý từ cuốn sách của cựu Tổng thống Richard Nixon – người từng mời đội tuyển bóng bàn Trung Quốc tới Mỹ để tham gia một trận đấu giao hữu nhằm khôi phục quan hệ hai nước.
Minh Phương
Theo Dantri
Trung Quốc "rất lo ngại" sau cam kết bảo vệ Nhật Bản của Tổng thống Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 13/2 một lần nữa bày tỏ lo ngại sau khi Nhật Bản tiếp tục nhận được sự ủng hộ của Mỹ trong tranh chấp lãnh thổ giữ Tokyo và Bắc Kinh ở Hoa Đông trong một cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ở Nhà Trắng mới đây.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hội đàm tại Nhà Trắng ngày 10/2 (Ảnh: Getty)
Trong một tuyên bố chung Mỹ - Nhật được đưa ra sau cuộc gặp hôm 10/2 tại thủ đô Washington, lãnh đạo hai nước đã tái khẳng định rằng Điều 5 trong hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật bao trùm cả quần đảo Senkaku, nhóm đảo đá hiện do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
Reuters đưa tin, phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho hay Trung Quốc "rất lo ngại và kịch liệt phản đối", nói rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là "lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại".
Ông Cảnh Sảng còn nói: "Không cần biết là ai nói gì hay làm gì, điều đó không thay đổi được rằng Điếu Ngư thuộc Trung Quốc, và không thể làm lung lay quyết tâm của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ".
Trước đó, trong chuyến thăm tới Tokyo hồi đầu tháng 2, tân Bộ trưởng Quốc Mỹ James Mattis cũng khẳng định rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ giữ nguyên cam kết bảo vệ Nhật Bản trong tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông với tư cách một đối tác theo hiệp ước.
Theo Điều 5 trong hiệp ước phòng vệ chung giữa hai nước, lực lượng của Mỹ và Nhật Bản sẽ phối hợp đáp trả bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào lãnh thổ do Nhật Bản kiểm soát.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Căng thẳng tranh chấp chủ quyền quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bùng phát sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 đảo chính thuộc chuỗi đảo đá không người ở này hồi năm 2012. Kể từ đó, các tàu tuần duyên và máy bay của Trung Quốc liên tục tiến ra vào Senkaku để thể hiện chủ quyền.
An Bình
Theo Dantri
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe 'tin tưởng' ông Donald Trump Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố ông "vô cùng tin tưởng" vào Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump, sau cuộc gặp 90 phút tại tòa Tháp Trump, New York. Ông Abe mô tả cuộc gặp là "thẳng thắn" và "ấm cúng". Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của ông Trump với một lãnh đạo quốc tế từ khi...