Vì sao ‘ông trùm tài chính’ Trần Bắc Hà bị khởi tố?
Ông Trần Bắc Hà – cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV bị khởi tố vì liên quan đến những sai phạm trong hoạt động ngân hàng tại BIDV.
Ngày 29/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thực hiện tống đạt các Quyết định và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với 4 bị can Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV; Trần Lục Lang, nguyên Phó Tổng Giám đốc BIDV; Kiều Đình Hòa, nguyên Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh; Lê Thị Vân Anh, nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh.
Ông Trần Bắc Hà cùng 3 bị can trên bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ông Trần Bắc Hà phát biểu trong một hội nghị ngành ngân hàng. (Ảnh: A.C)
Trước đó, tại kỳ họp 26, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Trần Bắc Hà – nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV chịu trách nhiệm trính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020.
Ông Hà vi phạm nguyên trắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành. Ông Hà vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV.
Ông Hà vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận những vi phạm của ông Trần Bắc Hà là rất nghiêm trọng, đến mức phải xem xét kỷ luật.
Sau đó, tại kỳ họp 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, một trong những nội dung tại kỳ họp này là xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng BIDV và các cá nhân liên quan về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại kỳ họp 26 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Sau khi xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ các quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Bắc Hà.
Ông Trần Bắc Hà ký 12 quyết định cho vay 4.700 tỷ đồng thế nào?
Ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân ban rủi ro tín dụng Ngân hàng BIDV), ông Đoàn Ánh Sáng và ông Trần Lục Lang (hai Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban khách hàng doanh nghiệp và phụ trách ban quản lý rủi ro) cùng một số cá nhân khác là những người trực tiếp tham gia, xử lý hồ sơ cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay 4.700 tỷ đồng.
Ngày 24/5/2013, ông Đoàn Ánh Sáng đại diện BIDV và ông Đỗ Hoàng Linh (Phó Tổng Giám đốc VNCB) ký thỏa thuận hợp tác cùng tham gia chuỗi liên kết 4 nhà của BIDV với tư cách là ngân hàng của người bán (nhà phân phối, sản xuất vật liệu xây dựng). Theo thoả thuận, nếu VNCB có khách hàng, đối tác sẽ giới thiệu cho BIDV vào chuỗi liên kết này. Ngoài ra, BIDV sẽ xem xét cấp hạn mức giao dịch liên ngân hàng cho VNCB theo quy định.
Do cần tiền tăng vốn điều lệ theo đề án tái cơ cấu ngân hàng, ông Phạm Công Danh đến hội sở BIDV gặp ông Đoàn Ánh Sáng để giới thiệu khách hàng của VNCB sang BIDV vay vốn kinh doanh vật liệu xây dựng.
Sau khi được BIDV chấp thuận, ông Danh về chỉ đạo cấp dưới lập khống 12 công ty để đề nghị vay tổng cộng 4.700 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Danh còn dùng 6 lô đất tại Đà Nẵng và hơn 3.000 tỷ đồng tiền gửi của VNCB tại BIDV để bảo lãnh cho các khoản vay này. Ông Đoàn Ánh Sáng đã đồng ý và xin chủ trương của Phó Tổng Giám đốc BIDV Trần Lục Lang và Tổng Giám đốc, ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh các nội dung về điều kiện cấp tín dụng.
Ban Quản lý rủi ro tín dụng Hội sở chính BIDV đã thẩm định, đánh giá rủi ro theo quy định sau đó trình ban lãnh đạo về việc phê duyệt chủ trương cho vay vật liệu xây dựng theo mô hình 4 nhà với các công ty.
Tờ trình này được ông Trần Lục Lang ký duyệt và trình Ủy ban quản lý rủi ro đề nghị xem xét, phê duyệt chủ trương theo thẩm quyền (không xin ý kiến Tổng giám đốc).
Ủy ban quản lý rủi ro không họp mà lấy ý kiến từng thành viên phân ban rủi ro tín dụng thuộc Ủy ban quản lý rủi ro, sau đó lập báo cáo tổng hợp các ý kiến các thành viên phân ban rủi ro tín dụng, đầu tư và được ông Trần Bắc Hà (Trưởng phân ban) ký phê duyệt.
Video: Những con nợ ‘khủng’ của BIDV dưới thời ông Trần Bắc Hà
Ông Trần Bắc Hà đã ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay vốn. Ông Trần Lục Lang đã ký 12 công văn gửi bốn chi nhánh và Ban khách hàng doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ vay thẩm định phương án kinh doanh, quyết định cho vay đối với các phương án có hiệu quả đảm bảo khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi.
Sau khi BIDV chấp thuận giải ngân cho 12 công ty vay 4.700 tỷ đồng, toàn bộ số tiền này đều được các công ty chuyển vào tài khoản để Phạm Công Danh sử dụng.
Khi đến hạn, 12 công ty không trả được nợ nên BIDV đã tự động trừ tiền trên tài khoản tiền gửi của VNCB. Vì bảo lãnh cho các khoản vay nói trên, VNCB bị thiệt hại hơn 2.500 tỷ đồng.
Kết quả giám định của Ngân hàng Nhà nước cho thấy BIDV cho 12 công ty vay tiền khi chưa có đủ cơ sở để xác định các công ty có khả năng trả nợ trong hạn cam kết, chưa thực hiện đầy đủ điều kiện cho vay đối với khách hàng, không kiểm tra việc sử dụng vốn sau cho vay…
Với những sai phạm của mình tại BIDV trong việc cho Phạm Công Danh vay 4.700 tỷ đồng, ông Trần Bắc Hà từng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị kiểm điểm và xử lý hành chính.
PHÚC KHÁNH
Theo VTC
Ông Trần Bắc Hà bị bắt, BIDV nói gì?
BIDV khẳng định mọi hoạt động được duy trì ổn định, an toàn, hiệu quả, đảm bảo lợi ích chính đáng, hợp pháp của khách hàng, cổ đông trước thông tin cơ quan điều tra khởi tố ông Trần Bắc Hà cùng ba thuộc cấp.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã CK: BID) vừa phát đi thông tin liên quan đến việc khởi tố nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Bắc Hà và ba cựu lãnh đạo khác của ngân hàng này.
Theo đó, BIDV khẳng định mọi hoạt động được duy trì ổn định, an toàn, hiệu quả, đảm bảo lợi ích chính đáng, hợp pháp của khách hàng, cổ đông
BIDV cho biết, các vấn đề liên quan đến vi phạm của các cá nhân nêu trên xảy ra trước đây và đã được ngân hàng này chủ động báo cáo cơ quan chức năng xử lý, hỗ trợ làm việc với doanh nghiệp để thu hồi nợ cho ngân hàng.
"BIDV khẳng định mọi hoạt động được duy trì ổn định, an toàn, hiệu quả, đảm bảo lợi ích chính đáng, hợp pháp của khách hàng, cổ đông", đại diện BIDV nói. Đồng thời, ngân hàng cũng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
BIDV khẳng định mọi hoạt động được duy trì ổn định, an toàn, hiệu quả, đảm bảo lợi ích chính đáng, hợp pháp của khách hàng, cổ đông
Thông điệp này được BIDV phát đi ngay sau thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) tống đạt quyết định khởi tố bị can, khám xét với ông Trần Bắc Hà (61 tuổi, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV), Trần Lục Lang (cựu phó tổng giám đốc), Kiều Đình Hòa (cựu giám đốc BIDV Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (cựu trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Tĩnh).
Bốn người bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, theo điều 206 Bộ luật Hình sự 2015. Bà Vân Anh được tại ngoại, ông Hà và hai người còn lại bị tạm giam.
Bảy ngày trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố vụ án theo điều 206 để điều tra các sai phạm tại BIDV.
Cuối tháng 6, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật khai trừ Đảng với ông Hà do làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và Ngân hàng BIDV; gây bức xúc trong xã hội.
Trước đó, mạng xã hội xuất hiện thông tin cho rằng ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị bắt ở Campuchia.
Ông Trần Bắc Hà
Gia nhập BIDV từ năm 1981, ông Trần Bắc Hà đã kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo của ngân hàng, từ giám đốc một chi nhánh đến phó tổng giám đốc. Tháng 1/2008, ông chính thức giữ chức Chủ tịch HĐQT BIDV cho tới khi nghỉ hưu vào cuối năm 2016. Hơn 8 năm giữ chức chủ tịch ngân hàng, ông được xem là linh hồn và có nhiều ảnh hưởng của BIDV.
Sau khi ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu hồi tháng 9.2016, mới đây, ngày 15.11, nhà băng này mới có Chủ tịch HĐQT thay thế là ông Phan Đức Tú, người trước đó giữ vai trò là Tổng giám đốc BIDV.
Đến cuối tháng 11.2018, BIDV cơ bản hoàn thành các mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2018 đã được đại hội đồng cổ đông thông qua. Tổng tài sản đạt 1.255 nghìn tỷ đồng; dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 13,5%, nợ xấu kiểm soát thấp dưới 1,6%; lợi nhuận tăng trưởng 18%; đảm bảo các chỉ tiêu an toàn theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Tổ chức định hạng quốc tế Moody's nâng hạng tín nhiệm cơ sở (BCA) của BIDV từ mức b3 lên mức b2.
BIDV cũng đang chuẩn bị phát hành hơn 600 triệu cổ phần cho Ngân hàng KEB Hana Bank của Hàn Quốc, tương đương 17,65% vốn điều lệ hiện tại và 15% vốn điều lệ sau phát hành. Nếu phương án tăng vốn được các cổ đông BIDV thông qua và thực hiện, vốn điều lệ của nhà băng này sẽ tăng lên 40.220 tỷ đồng.
Theo Danviet
Cơ quan điều tra đề nghị xử lý hành chính đối với ông Trần Bắc Hà Theo kết quả điều tra của Bộ Công an, ông Trần Bắc Hà đồng ý chủ trương cho 12 công ty vay vốn theo giới thiệu của VNCB chứ không cho Phạm Công Danh vay, chưa đủ căn cứ xác định ông Bắc Hà giúp sức cho Phạm Công Danh phạm tội. Do đó, cơ quan điều tra chỉ đề nghị kiểm điểm...