Vì sao ông trùm an ninh Chu Vĩnh Khang bị điều tra?
Không phải một chính khách quá mạnh như Đặng Tiểu Bình, nhưng Tập Cận Bình chắc chắn hơn nhiều so với Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.
Bưu điện Hoa Nam ngày 29/7 dẫn lời giới phân tích bình luận, việc thông báo chính thức điều tra “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang vào đầu giờ tối qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực “bằng cách lảng tránh những người tiền nhiệm của mình”.
Tập Cận Bình sẽ cần một sự đồng thuận mạnh mẽ trong giới tinh hoa đương chức và đã nghỉ hưu trước khi bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng với quy mô lớn, “đồ long, đả hổ, đập ruồi”. Lần đầu tiên 1 cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị bị điều tra tham nhũng.
Chu Vĩnh Khang và Tập Cận Bình
Mặc dù nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn tuyên bố rất mạnh mẽ rằng sẽ không cho phép bất cứ ai đứng trên luật pháp, nhưng thông thường các ủy viên đương nhiệm và cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị không thể trở thành trọng tâm của chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập Cận Bình phát động, các nhà phân tích cho biết.
Chủ tịch Trung Quốc sẽ vẫn bị giới hạn bởi nguyên tắc tập thể lãnh đạo được Đặng Tiểu Bình củng cố như một cách để kết thúc thời kỳ hỗn loạn chính trị trong Cách mạng Văn hóa. Nhưng dù sao cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang đã cho phép Tập Cận Bình với tư cách Tổng bí thư củng cố thông điệp của mình khác với những người tiền nhiệm sử dụng các căn cứ quyền lực và các công ty, tập đoàn chủ chốt của nhà nước.
“Điểm mấu chốt của vấn đề là nó cho thấy Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực của mình là 1 nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc được bao xa. Không phải một chính khách quá mạnh như Đặng Tiểu Bình, nhưng Tập Cận Bình chắc chắn hơn nhiều so với Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào”, Steve Tsang, giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc từ đại học Nottingham cho biết.
“Điều này đặt Tập Cận Bình vào một vị thế mạnh mẽ hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào của Trung Quốc kể từ Đặng Tiểu Bình”, Steve Tsang bình luận. Ông Tập Cận Bình sẽ cần ít nhất một tỉ lệ đa số rõ ràng từ giới tinh hoa trước khi tiến thêm một bước và để đảm bảo nhận được sự ủng hộ chắc chắn, việc thông báo điều tra Chu Vĩnh Khang có thể đã bị trì hoãn.
Từ tháng 8 năm ngoái, Bưu điện Hoa Nam đã dẫn nguồn tin riêng cho biết, các nhà lãnh đạo cấp cao đương nhiệm và đã nghỉ hưu đồng ý điều tra Chu Vĩnh Khang sau một cuộc họp tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà. Nhưng sự chậm trễ của một thông báo chính thức cho thấy cuộc thương lượng nội bộ đã phải kéo dài bất chấp sự sụp đổ của 1 đồng minh chủ chốt của Chu Vĩnh Khang, cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng, trước khi chính thức công bố quyết định điều tra Chu Vĩnh Khang, ông Tập Cận Bình đã lần lượt tháo dỡ, phá bỏ sân sau quyền lực của ông Khang trong ngành công nghiệp dầu khí Trung Quốc, tỉnh Tứ Xuyên, Bộ Công an và thiết lập các vấn đề pháp lý.
Chu Vĩnh Khang từng đảm nhiệm chức Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc, sau đó là Bí thư Tứ Xuyên rồi tới Bộ trưởng Công an trước khi được bầu vào Thường vụ Bộ chính trị đầy quyền lực và được giao phụ trách ngành cảnh sát, tòa án, kiểm sát.
Ủy ban Kiểm tra – kỷ luật của đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt giữ hàng chục quan chức cấp bộ có quan hệ với Chu Vĩnh Khang, gồm Tưởng Khiết Mẫn – Chủ nhiệm Ủy ban quản lý tài sản nhà nước, Lý Đông Sinh – Thứ trưởng Bộ Công An, Vương Vĩnh Xuân – Phó Chủ tịch tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc, Lý Xuân Thành – Phó Bí thư Tứ Xuyên, Quách Vĩnh Tường – Chủ tịch Tứ Xuyên, Ký Văn Lâm – Phó Chủ tịch tỉnh Hải Nam, Dư Cương và Đàm Hồng là 2 thư ký riêng trực tiếp của Chu Vĩnh Khang.
Giới phân tích cho rằng chiến dịch chống tham nhũng lần này của Tập Cận Bình mở đường cho ông điều chỉnh lại khu vực nhà nước và các cơ quan an ninh của đảng mà ông cho là tham nhũng nhất trong hệ thống. “Nó cho thấy rằng chính trị đã thực sự thay đổi ở Bắc Kinh”, tiến sĩ Kerry Brown, một giáo sư về chính trị Trung Quốc tại đại học Sydney bình luận.
Video đang HOT
Brown cho rằng ông Tập Cận Bình có thể đã cảm thấy tính hợp pháp của đảng Cộng sản Trung Quốc bị xói mòn bởi các thành viên sử dụng các sân sau là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để làm giàu bất chính.
Câu hỏi đặt ra là liệu cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang có phải một bước ngoặt trong trách nhiệm của chính phủ hay chỉ đơn thuần là một cảnh báo cho các quan chức tham nhũng. Trong lịch sử, chỉ có 2 ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc bị mất chức, nhưng là vì đấu đá chính trị chứ không liên quan đến tham nhũng, đó là Lưu Thiếu Kỳ năm 1966 mất chức Chủ tịch nước và Lâm Bưu năm 1971.
Truyền thông phương Tây cũng đã có những báo cáo cho biết các cựu quan chức cấp cao Trung Quốc đang sở hữu khối tài sản khổng lồ. Năm ngoái The New York Times cho biết các doanh nghiệp sân sau của ông Ôn Gia Bảo, cựu Thủ tướng kiểm soát có trị giá ít nhất 2,7 tỉ USD.
Steve Tsang nói rằng măc dù Chủ tịch Tập Cận Bình đã tạo dựng được uy tín chính trị to lớn nhưng vẫn có rất nhiều nghi ngờ về việc ông Bình sẽ nhắm mục tiêu “đồ long đả hổ” tiếp theo vào các nhà lãnh đạo khác như Ôn Gia Bảo hay Giang Trạch Dân vào lúc này. Ông không hy vọng các cựu thành viên khác trong Thường vụ Bộ chính trị bị đặt trong tình trạng như Chu Vĩnh Khang.
Vụ điều tra Chu Vĩnh Khang được giới quan sát xem như nhằm phục vụ mục đích chuyển hướng chú ý hoặc giảm nhẹ sự tức giận bị dồn nén của dư luận về những bất công xã hội và khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng gia tăng. Nhưng để khắc phục những vấn đề này, đòi hỏi nhiều hơn những biện pháp chữa cháy như điều tra tham nhũng, mà cần phải có các hệ thống quản lý, giám sát quyền lực hiệu quả trên nền tảng pháp luật.
Theo GDVN
Đánh giá về ngoại giao Tập Cận Bình
Một báo cáo quan trọng vừa ra trong tháng Sáu tìm hiểu những thay đổi và mâu thuẫn trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình.
Từ khi chính thức trở thành lãnh đạo tối cao của Trung Quốc tháng Ba 2013, ông Tập Cận Bình đã thâu tóm quyền lực vô cùng nhanh chóng. Điều này chứng tỏ sự chống đối nội bộ không nghiêm trọng như dự đoán trước đó, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington.
Báo cáo của Christopher K. Johnson, viết cùng nhiều người khác, cho rằng các sắp xếp nhân sự của ông Tập bảo đảm rằng " toàn bộ các quyết định quan trọng đi qua và xuất phát từ ông".
Chủ thuyết ngoại giao
Các lãnh đạo Trung Quốc khi lên nắm quyền đều đề ra tư tưởng chiến lược mới. Với Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, đó là các cụm từ "Lý luận Đặng Tiểu Bình", "Tư tưởng ba đại diện" và "Tư tưởng phát triển khoa học".
Còn Chu tich Trung Quôc Tâp Cân Binh lại nói muc tiêu phat triên trong tương lai là thưc hiên "Giâc mơ Trung Quôc", đem lại "sư phuc hưng vi đai cua dân tôc Trung Hoa". Điều này có nghĩa là đến năm 2049, cũng là 100 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Bắc Kinh muốn trở lại vị trí thống lĩnh khu vực.
Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) ra chính sách, Thủ tướng Lý Khắc Cường thực hiện?
Trong khuôn khổ chiến lược này, Bắc Kinh tiếp tục xem quan hệ ổn định với Mỹ là "mục tiêu đối ngoạI chủ chốt". Ngoại trưởng Vương Nghị, vào tháng Ba 2014, tuyên bố phong cách mới của quan hệ nước lớn là "phá vỡ mô hình lịch sử của xung đột và đối đầu giữa các nước lớn".
Tuy vậy, các tác giả nói vẫn không rõ các điều kiện của Trung Quốc đặt ra để có sự ổn định này.
Nhìn lạc quan, Trung Quốc xem quan hệ Mỹ - Trung hơi giống giai đoạn hòa hoãn giữa Mỹ và Liên Xô trước đây: tránh xảy ra xung đột trực tiếp.
Nhưng lại có đánh giá bi quan hơn rằng Trung Quốc muốn Mỹ phải chấp nhận định nghĩa "lợi ích cốt lõi" của Bắc Kinh. Cũng trong tuyên bố của ông Vương Nghị hồi tháng Ba, ông này định nghĩa tôn trọng nhau là tôn trọng "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, hệ thống xã hội và con đường phát triển, và các lợi ích cốt lõi và quan ngại".
Hai cách tiếp cận trái ngược này cùng hiện rõ trong hành vi của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Một mặt, quân đội Mỹ - Trung đã cải thiện quan hệ. Báo cáo thậm chí cho rằng "có dấu hiệu" Trung Quốc sẽ khó cắt đứt toàn bộ quan hệ quân sự nếu Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Hai nước cũng bày tỏ mong muốn sẽ thiết lập hệ thống thông báo cho nhau về các diễn biến điều động quân đội trong vùng.
Nhưng những tháng gần đây, bằng chứng "đen tối hơn" đã có. Hồi tháng Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn, khi họp báo với người tương nhiệm Mỹ Chuck Hagel, kêu gọi Mỹ phải giữ Nhật Bản "trong vòng kiềm chế, không dễ dãi và ủng hộ". Ông này cũng gọi đồng minh Philippines của Mỹ là "giả vờ làm nạn nhân" khi nộp đơn kiện Trung Quốc vì biển đảo. Nó cũng giống như các bình luận của quan chức và học giả Trung Quốc cho rằng quan hệ Mỹ - Trung bị xấu đi vì Mỹ ủng hộ các nước có mâu thuẫn với Trung Quốc.
Ngoại giao nước lớn
Một điểm quan trọng trong chính sách ngoại giao thời Tập Cận Bình là sự nhắc lại quan niệm "ngoại giao nước lớn", vốn lần đầu được đề cập dưới thời Giang Trạch Dân. Trước đây, Giang chủ tịch thừa nhận Trung Quốc vẫn phải chịu các hạn chế do Mỹ áp đặt. Nhưng hiện nay, quan niệm này lại đặt mối quan hệ với Mỹ ở trạng thái bình đẳng hơn.
Dĩ nhiên ông Tập muốn có quan hệ tốt và ổn định với Mỹ. Nhưng báo cáo cho rằng khác với các lãnh đạo Trung Quốc trước đây, ông Tập dường như muốn gửi tín hiệu cho Washington rằng "chúng tôi còn nhiều lựa chọn". Nó thể hiện qua mối quan tâm của ông Tập dành cho Nga trong hợp tác an ninh, chính trị, và châu Âu trong quan hệ thương mại.
Ông Tập Cận Bình tăng cường quan hệ với Nga
Trước Nhật Bản, quan niệm rằng Trung Quốc cần hành xử như một đại cường dẫn đến hệ quả đòi Nhật phải đứng thấp hơn trong quan hệ song phương và trong địa chính trị khu vực. Việc lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông là một trong những biện pháp nhằm tạo sức ép liên tục và gây cảm giác cô lập cho Nhật.
Tương tự, trong quan hệ với Bắc Hàn, ông Tập muốn nói với Bình Nhưỡng rằng "quan hệ đặc biệt" trong quá khứ đã không còn, được thay bằng quan hệ "bình thường" giữa nhà nước với nhau.
Quan hệ với ASEAN
Ông Tập Cận Bình gọi quan hệ với các nước Đông Nam Á "như môi vơi răng". Ông hứa hẹn sẵn sàng cung vơi cac nươc ASEAN ban thao viêc ky kêt Hiêp ươc Lang giêng hưu nghi va Hơp tac. Chủ tịch Trung Quốc cũng hy vọng đến năm 2020, kim ngach thương mai hai chiêu giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ lên tơi môt nghin ty đôla My.
Vụ giàn khoan Hải Dương 981 khiến Việt Nam lên án Trung Quốc
Tuy vậy, không chắc Tập Cận Bình có thể thành công trong quan hệ hữu hảo với các nước Đông Nam Á. Mặc dù Bắc Kinh đã tăng mạnh đầu tư để "xây dưng kêt nôi", vẫn có nghi ngờ ở nhiều nước ASEAN về sự phụ thuộc Trung Quốc, cũng như nghi ngờ rằng hợp tác kinh tế đem lại lợi ích chủ yếu cho Trung Quốc. Sự hung hăng hơn của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cũng làm tăng lo ngại.
Theo báo cáo của CSIS, các lãnh đạo ASEAN nói chung có những nhận định sau về chính sách ngoại giao dưới thời Tập Cận Bình:
Ông Tập là chủ soái: ASEAN cho rằng Tập Cận Bình đã thâu tóm quyền lực nhanh và hiệu quả hơn mọi lãnh đạo khác từ thời Đặng Tiểu Bình.
Dân tộc chủ nghĩa: ASEAN tin rằng ông Tập đặt lợi ích của Trung Quốc, gồm cả vấn đề chủ quyền, lên cao hơn mọi tính toán. Mặc dù Bắc Kinh nhấn mạnh quan hệ "đại gia đình" với Asean, Trung Quốc cũng quyết tâm giành ưu thế trong tranh chấp Biển Đông.
Ông Tập là cơ hội: Một lập luận trong khối ASEAN là chính sách ngoại giao của Tập Cận Bình sẽ nhấn mạnh hợp tác, chứ không thách thức hay kiểm soát, láng giềng. Nhưng quan điểm này dường như bị bác bỏ qua các hành động như vụ giàn khoan Hải Dương 981 gây rạn nứt quan hệ với Việt Nam.
Ông Tập là đe dọa: Một lập luận ngược lại cho rằng Trung Quốc sẽ có chính sách ngoại giao hung hăng hơn, đặc biệt nếu Bắc Kinh cho rằng Washington yếu thế và bớt quan tâm.
Một nhận định khác từ báo cáo là ông Tập có vẻ muốn duy trì ấn tượng khủng hoảng để biện minh cho quyền lực to lớn của cá nhân, cũng như sự táo bạo và quy mô cải tổ mà ông xúc tiến ở trong nước.
Ông phải "tô vẽ một số lựa chọn khó khăn của đảng theo ngôn ngữ sống chết". Một ví dụ là sự nhấn mạnh vấn đề biển đảo. Mô tả của ông Tập đối với các thách thức trên biển tỏ ra cứng rắn hơn và mang tính chất chiến lược. Họp với Bộ Chính trị tháng Bảy năm ngoái, ông Tập nói "đại dương và biển ngày càng có vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ở các lĩnh vực chính trị, phát triển kinh tế, quân sự, và công nghệ".
Ông Tập cũng ngụ ý rằng mặc dù Trung Quốc đang có cơ hội phát triển, nước này cũng đối diện đe dọa gia tăng. Ông nhấn mạnh xây dưng tư tương quân đôi "phai biêt đanh trân, đanh thăng trân; mơ rông chi tiên thu, cai cach sang tao".
Báo cáo của CSIS nói cần xem xét hệ quả khi đối phó với một nhà lãnh đạo mà dường như nghĩ rằng rất cần duy trì "mức độ căng thẳng nhất định", cả trong và ngoài nước, để đạt được các mục tiêu chính sách của ông.
(Theo BBC
RFI: Tập Cận Bình thanh trừng Từ Tài Hậu, từng bước củng cố quyền lực Mới đây, Cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu đã chính thức bị thanh trừng khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, sự việc không ngừng thu hút sự chú ý của dư luận. Các chuyên gia Mỹ cho rằng, việc lãnh đạo Trung Quốc hiện thời Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch chống tham...