Vì sao ông Tập không nên uống bia cùng ông Trump?

Theo dõi VGT trên

Các chuyên gia về giao tiếp đã đưa ra một số gợi ý giúp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tránh những tình huống khó xử trong cuộc gặp đầu tiên giữa họ vào tuần tới, khi ông chủ Nhà Trắng được xem là nhà lãnh đạo khó đoán.

Vì sao ông Tập không nên uống bia cùng ông Trump? - Hình 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trong cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình vào tuần tới, thay vì bia, trà sẽ là lựa chọn đồ uống tốt nhất để hai nhà lãnh đạo có thể xích lại gần nhau và thúc đẩy quan hệ ngoại giao song phương.

Trước đó, trong cuộc gặp với cựu Thủ tướng Anh David Cameron vào năm 2015, ông Tập đã nhanh chóng che lấp khoảng cách văn hóa giữa hai nước bằng cách uống bia cùng nhà lãnh đạo Anh. Tuy nhiên, trong cuộc gặp sắp tới với Tổng thống Trump, nhà lãnh đạo Trung Quốc được cho là nên dùng trà thay cho bia. Điều này xuất phát từ thực tế rằng ông Trump là người kiêng bia rượu từ sau khi anh trai ông qua đời ở tuổ.i 43 cách đây 36 năm vì chứng nghiệ.n rượu.

Theo Leow Chee Seng – giáo sư chuyên nghiên cứu về hành vi và giao tiếp phi ngôn từ thuộc Viện Hành vi Con người ở Malaysia, việc gặp gỡ những người không cùng chung một nền văn hóa có thể dẫn đến những rắc rối về ngoại giao đối với các nhà lãnh đạo thế giới.

Giáo sư Leow cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình nên tặng trà làm quà cho Tổng thống Trump và hai nhà lãnh đạo cũng nên hạn chế các hoạt động giao tiếp chung để tránh các tình huống sai sót, nhất là trong bối cảnh mọi “nhất cử nhất động” của hai nguyên thủ trong cuộc gặp này đều được giới quan sát theo dõi kỹ lưỡng.

“Việc quan sát cách hành xử của ông Tập và ông Trump trong các cuộc gặp của họ còn thú vị hơn nhiều so với các thỏa thuận chính trị”, Giáo sư truyền thông Qiao Mu thuộc Đại học Đối ngoại Bắc Kinh nhận định.

Vì sao ông Tập không nên uống bia cùng ông Trump? - Hình 2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình uống bia cùng cựu Thủ tướng Anh David Cameron trong cuộc gặp năm 2015 (Ảnh: EPA)

Tại Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình vốn được biết đến là một nhà lãnh đạo cứng rắn với những dấu ấn của ông trong chiến dịch chống tham nhũng và cải tổ lực lượng vũ trang quy mô lớn. Trong khi đó, ông Donald Trump cũng nổi tiếng là một tổng thống mạnh mẽ và không quá đặt nặng các nghi lễ ngoại giao trong các cuộc gặp của ông với các nhà lãnh đạo thế giới trước đây.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã từng nhận được cái bắt tay nồng ấm và thân mật của Tổng thống Trump trong chuyến thăm của ông tới Mỹ hồi tháng 2. Tuy nhiên cũng trong cuộc gặp với ông chủ Nhà Trắng , giới truyền thông cho rằng Thủ tướng Đức Angela Merkel dường như bị “ngó lơ” và ông Trump thậm chí còn “quên” bắt tay nhà lãnh đạo châu Âu.

Theo Giáo sư Leow, Chủ tịch Tập Cận Bình cần “tinh ý” quan sát Tổng thống Trump để tránh mắc phải các tình huống bất thường – điều có thể khiến nhà lãnh đạo Trung Quốc trở nên khó xử trong trường hợp ông chủ Nhà Trắng không đưa ra một động thái bắt tay phù hợp. Giáo sư Leow cho rằng cúi chào có thể là phương án tối ưu để giải quyết tình huống này.

Ngoài ra, ông Tập cũng nên mỉm cười với những người xung quanh, chứ không chỉ cười riêng với ông Trump sau mỗi cuộc nói chuyện giữa hai người. Bên cạnh đó, ông Tập cũng nên giữ một khoảng cách nhỏ khi đi cạnh ông Trump để thể hiện sự độc lập của mình, Giáo sư Leow nói thêm.

Nhà Trắng ngày 30/3 xác nhận, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Mỹ và hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong hai ngày 6-7/4. Tổng thống Trump sẽ tiếp ông Tập tại khu nghỉ dưỡng của gia đình ở Mar-a-Laga, bang Florida. Thông cáo của Nhà Trắng cho biết, chương trình nghị sự sẽ bao gồm các vấn đề toàn cầu, khu vực và song phương mà hai bên cùng quan tâm, song không đưa ra chi tiết. Trong khi đó, bình luận về thông tin này, ông Trump cho biết đây sẽ là cuộc gặp vô cùng khó khăn.

Thành Đạt

Video đang HOT

Theo SCMP

Trung Quốc có đang bị "mắc kẹt" bởi Bắc Triều Tiên?

Triều Tiên là con bài có giá trị nhất trong tay Trung Quốc hiện nay khi đàm phán với Hoa Kỳ. Do đó điều Trung Nam Hải quan tâm là làm sao tối đa hóa lợi ích.

Giáo sư Hemant Adlakha chuyên nghiên cứu về Trung Quốc từ Đại học Jawaharlal Nehru, ngày 25/3 có bài viết đáng chú ý trên The Diplomat về cuộc tranh luận trong xã hội Trung Quốc xung quanh quan hệ giữa nước họ với Bắc Triều Tiên.

Đầu tháng này, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu than từ nước láng giềng Đông Bắc Á sau khi Bình Nhưỡng bắ.n 4 quả tên lửa Scud ra vùng biển Nhật Bản. Triều Tiên phản ứng bằng cách chỉ trích Bắc Kinh chạy theo Mỹ.

Đây không phải lần đầu tiên Bình Nhưỡng công khai chỉ trích Bắc Kinh, tuy nhiên đã có những bất ngờ khi một số chuyên gia, nhà bình luận thời sự nổi tiếng ở Trung Quốc đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải hãy bỏ rơi Triều Tiên.

Thời gian gần đây điều khiến dư luận Trung Quốc quan tâm và tranh luận không phải căng thẳng Trung - Nhật leo thang, cũng không phải bất ổn trong quan hệ Trung - Mỹ dưới thời Donald Trump khó đoán.

Trung Quốc có đang bị mắc kẹt bởi Bắc Triều Tiên? - Hình 1

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi một vụ phóng tên lửa, ảnh: nknews.org.

Họ tập trung vào nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cả trên truyền thông chính thức cũng như các diễn đàn mạng xã hội tại Trung Quốc. Hiện có những quan điểm đối nghịch nhau về quan hệ Trung - Triều trong dư luận nước này.

Quan điểm thứ nhất thuộc nhóm người vẫn "không nao núng" trong việc cho rằng, Bắc Kinh cần tiếp tục duy trì quan hệ đồng minh với Bình Nhưỡng vì vai trò phên dậu đặc biệt quan trọng của Triều Tiên với Trung Quốc.

Lý do thứ nhất giải thích cho quan điểm này là, duy trì quan hệ Trung - Triều mạnh mẽ giúp Bắc Kinh không bị cô lập bởi Mỹ - Nhật - Hàn trên bán đảo Triều Tiên.

Lý do thứ hai, có Triều Tiên bên cạnh thì Bắc Kinh yên tâm hơn để đối phó với xu thế chống Trung Quốc trên toàn thế giới.

Quan điểm thứ hai đòi Bắc Kinh hoàn toàn từ bỏ (bảo trợ) Bình Nhưỡng. Đây phần lớn là những người ủng hộ cải cách, theo đuổi thị trường tự do.

Những người này tin rằng, chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng là cái cớ chủ yếu để Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (THAAD) tại Hàn Quốc, trong khi hệ thống này nhằm vào Trung Quốc chứ không phải Triều Tiên.

Do đó những người này muốn Trung Nam Hải cắt đứt quan hệ với Bình Nhưỡng kể cả về ngoại giao, chính trị và kinh tế.

Họ lập luận, quan hệ láng giềng, đồng chí môi hở răng lạnh thời Mao Trạch Đông đã qua lâu, Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều còn Triều Tiên vẫn thế.

Đại diện cho nhóm quan điểm bảo vệ quan hệ Trung - Triều là một cựu chiến binh, chủ blog rất có ảnh hưởng trên mạng xã hội Trung Quốc Zhang Zhikong. Ông viết:

"Về mặt lịch sử, Trung Quốc chúng ta chưa bao giờ bỏ qua tầm quan trọng của Triều Tiên.

Ngày nay khi dân tộc Trung Hoa phục hưng không có nghĩa là Trung Quốc phải từ bỏ bất kỳ khu vực nào nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của mình".

Gương mặt đại diện cho nhóm quan điểm thứ hai là nhà bình luận chính trị Trung Quốc khá có tiếng, nhà báo Triệu Linh Mẫn (người đã thắc mắc tại sao người Việt Nam thiện cảm với Nhật Bản và ác cảm với Trung Quốc).

Bà Mẫn bình luận: "Quyết định của Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc là một thảm họa đối với Trung Quốc. Đã đến lúc Bắc Kinh cần thay đổi suy nghĩ của mình".

Theo bà Mẫn, Bình Nhưỡng đã "bắ.t có.c" chương trình nghị sự trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Giáo sư Hemant Adlakha nhận xét, điều thú vị là Zhang Zhikong phản bác quan điểm của nhóm Triệu Linh Mẫn bằng lập luận:

"Những quan điểm như vậy là quyết liệt chống Trung Quốc, chống chủ nghĩa cộng sản.

Nhưng khi nói đến Bắc Triều Tiên họ lại giả vờ là mình cực kỳ yêu nước.

Và cũng giống như một người yêu nước thực sự, họ sẽ cắn bất cứ ai không đồng ý với họ, giống một con chó điên lao ra cắn tất cả mọi người".

Vấn đề Triều Tiên rõ ràng đang nằm trong tâm trí của các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải trước hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ tại Florida vào tháng Tư tới.

Tuy nhiên, có một sự thật là các nhà lãnh đạo mạnh mẽ của Trung Quốc như Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình đã từng khiến cả thế giới ngạc nhiên bởi các động thái chính trị và ngoại giao của họ.

Đồng thời cần lưu ý rằng, ông Tập Cận Bình hiện đang là nhà lãnh đạo mạnh nhất Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua.

Câu hỏi đang được dư luận Bắc Kinh đặt ra là, liệu ông Bình sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un?

Người viết cho rằng, Giáo sư Hemant Adlakha rất tinh tế khi nhắc lại chuyện Mao, Đặng từng khiến cả thế giới bất ngờ.

Có lẽ ông muốn nói đến những thay đổi chiến lược trong quan hệ đối ngoại Trung Quốc dưới thời 2 nhà lãnh đạo này.

Mao Trạch Đông nổi tiếng với cái bắt tay xuyên Thái Bình Dương với Richard Nixon tại Thượng Hải năm 1972. Cái bắt tay này đán.h dấu thời kỳ mới, Bắc Kinh liên kết với Washington chống lại Moscow (Liên Xô).

Bên cạnh đó cái bắt tay này còn một hệ lụy khác.

Đó năm 1974 Hạm đội 7 Mỹ làm ngơ cho hải quân Trung Quốc xâm lược nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, lúc đó đang do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát và thực thi chủ quyền theo tinh thần Hiệp định Geneva 1954 chờ ngày Tổng tuyển cử.

Trung Quốc, Hoa Kỳ đều là thành viên có đại diện tham dự Hội nghị Geneva. Hoa Kỳ là đồng minh của Việt Nam Cộng hòa thời điểm đó.

Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ từ 29 tháng Giêng đến mùng 4 tháng Hai năm 1979, thì ngày 17/2 họ Đặng xua hàng trăm ngàn quân Trung Quốc xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam và gây ra cuộc xung đột âm ỷ chục năm sau đó.

Cuộc xâm lược biên giới này gây ngạc nhiên cho phần còn lại của thế giới, vì một nước lớn phe xã hội chủ nghĩa cất quân xâm lược biên giới một nước khác cùng phe.

Bài học năm xưa được Giáo sư Hemant Adlakha khéo léo gợi lại một cách nhẹ nhàng với lưu ý, ông Tập Cận Bình đang là lãnh đạo mạnh nhất Trung Quốc suốt mấy chục năm qua.

Phải chăng ẩn ý Giáo sư Hemant Adlakh muốn nói rằng, Bình Nhưỡng rất có thể lại trở thành con cờ trên bàn cờ Trung - Mỹ trong hội nghị sắp tới?

Cá nhân người viết cho rằng, những tranh luận giữa Zhang Zhikong và Triệu Linh Mẫn chỉ phản ánh nhận thức của cá nhân họ về thời cuộc. Cả hai đều có những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tư tưởng Đại Hán khi nhìn nhận về quan hệ quốc tế, cho dù cách biểu hiện của họ trái ngược nhau.

Còn trên thực tế, vai trò Triều Tiên đối với Trung Quốc như thế nào, Trung Nam Hải đã có sự tính toán, sắp đặt.

Thực tế đã cho thấy, vấn đề bán đảo Triều Tiên là con bài có giá trị nhất trong tay Trung Quốc hiện nay khi đàm phán với Hoa Kỳ. Do đó điều Trung Nam Hải quan tâm là làm sao tối đa hóa lợi ích từ con bài đó, chứ không phải bỏ hay không bỏ.

Tài liệu tham khảo:

http://thediplomat.com/2017/03/chinas-north-korea-debate/

Hồng Thủy

Theo giaoduc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa
06:29:23 03/10/2024
Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia
08:26:57 02/10/2024
Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt
21:37:15 02/10/2024
Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên thiệ.t mạn.g
10:18:17 02/10/2024
Ukraine phản hồi đề xuất đổi lãnh thổ lấy hòa bình với Nga
14:18:31 02/10/2024
Israel tuyên bố cấm Tổng thư ký Liên hợp quốc nhập cảnh
06:39:57 03/10/2024
Mỹ: Thiệt hại do bão Helene gây ra 'vượt ngoài sức tưởng tượng'
20:03:50 02/10/2024
Nguyên nhân khiến Italy và Thụy Sĩ vẽ lại biên giới
18:32:59 02/10/2024

Tin đang nóng

Người mẫu tử nạn sau khi dự tiệc du thuyền của rapper đình đám
19:44:01 03/10/2024
KDL Đại Nam "quay xe", người dân chưng hửng bà Phương Hằng, sự thật mới vỡ lẽ
14:52:06 03/10/2024
Cô giáo trong clip thân mật với na.m sin.h lớp 10 ngay trong lớp mong được bao dung, lượng thứ
17:15:09 03/10/2024
HIEUTHUHAI đã bỏ theo dõi Negav?
15:32:14 03/10/2024
Quốc Thiên: "Không khí trong gia đình rất nặng nề vì phải gánh nợ cho tôi"
15:06:20 03/10/2024
Anh Quý đăng đàn kể xấu team Quang Linh, thắc mắc về tiề.n lương 9 tháng đi làm
17:16:45 03/10/2024
Cô gái đợi ròng rã 10 năm để mở được khóa iPhone quên mật khẩu: 20 triệu người hồi hộp cùng vì lý do quá đặc biệt
18:01:14 03/10/2024
Bà Phương Hằng vướng rắc rối vì nhạc chế, bị CĐM check VAR sao kê và cái kết
16:58:12 03/10/2024

Tin mới nhất

Cuộc cạnh tranh giữa Ấn Độ và Pakistan trên thị trường xuất khẩu gạo

17:40:41 03/10/2024
Theo các chuyên gia, động thái của Pakistan chịu tác động từ việc Ấn Độ gỡ bỏ mức giá xuất khẩu tối thiểu 950 USD/tấn đối với gạo Basmati vào tháng Chín.

Nghi vấn giáo sư gian lận nghiên cứu: Bệnh nhân ảnh hưởng thế nào?

17:40:26 03/10/2024
Những lùm xùm xung quanh các nghiên cứu của GS Masliah có thể ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực nghiên cứu bệnh Alzheimer và Parkinson, đ.e dọ.a làm lung lay niềm tin vào các kết quả nghiên cứu khoa học.

EU dự kiến nhận đủ sự ủng hộ để áp thuế xe điện Trung Quốc

17:38:06 03/10/2024
Theo các quy định của EU, EC có thể áp thuế trong 5 năm tới trừ khi đa số hợp pháp trong 15 quốc gia đại diện cho 65% tổng dân số EU bỏ phiếu chống lại kế hoạch này.

Hungary: EU có kế hoạch đưa cố vấn quân sự tới Ukraine

17:36:13 03/10/2024
Hungary cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về kế hoạch nhằm đưa cố vấn quân sự tới Ukraine, một bước đi mà Budapest phản đối vì cho rằng rất nguy hiểm.

Giành được 'món quà' Vuhledar, Nga có lợi thế ra sao trên đường kiểm soát Donbass?

17:20:19 03/10/2024
Vuhledar nằm gần tuyến đường sắt nối từ bán đảo Crimea đến vùng công nghiệp Donbas của Ukraine, vốn bao gồm cả tỉnh Donetsk và Luhansk, mà đến nay phần lớn đã do Moskva kiểm soát.

Ukraine mất pháo đài chiến lược, Nga kéo căng mặt trận Donbass

17:10:16 03/10/2024
Việc kiểm soát thị trấn Vuhledar ở miền Đông Ukraine sẽ mở đường cho lực lượng Nga tiến vào những khu vực khác.

WHO cảnh báo tình hình khẩn cấp về y tế ở Liban

17:07:49 03/10/2024
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, Thủ tướng Syria Muhammad Ghazi al-Jalali đã có cuộc gặp Đại sứ Iran tại nước này Hussein Akbari, thảo luận các cách thức hợp tác để hỗ trợ người tị nạn Liban.

Cháy lớn tại bệnh viện ở Đài Loan, ít nhất 8 người thiệ.t mạn.g

17:05:17 03/10/2024
Các binh sĩ đóng quân gần khu vực xảy ra hỏa hoạn đã được huy động để hỗ trợ các nhân viên y tế và lính cứu hỏa trong việc sơ tán bệnh nhân và dập tắt ngọn lửa.

Mexico quan ngại nguồn nước uống sau bão John

17:01:55 03/10/2024
Tuần trước, sau khi đổ bộ và tàn phá nhiều khu vực thuộc bang Guerrero (Mexico), bão John tiếp tục mạnh lên, trở thành bão cấp 3 trong thang 5 cấp của Mỹ, quay lại quần thảo Thái Bình Dương, đổ bộ lần nữa vào Mexico.

Bão Krathon đổ bộ phía Nam Đài Loan (Trung Quốc)

16:15:25 03/10/2024
Trưa 3/10, cơn bão Krathon đã đổ bộ vào thành phố cảng Cao Hùng ở phía Nam Đài Loan (Trung Quốc).

NATO khai trương văn phòng đổi mới khu vực Bắc Mỹ

16:09:38 03/10/2024
Theo Bộ Quốc phòng Canada, nước này sẽ cung cấp khoản đầu tư ban đầu 26,6 triệu CAD (19,7 triệu USD) trong vòng 6 năm để hỗ trợ quá trình thành lập, vận hành văn phòng trên.

Thủ tướng Đức hối thúc hoàn tất đàm phán về FTA giữa EU và Mercosur

16:07:28 03/10/2024
Các cuộc thảo luận kỹ thuật liên quan đến FTA đang tiến triển tốt, đại đa số các quốc gia thành viên EU đều ủng hộ hiệp định này về mặt chính trị".

Có thể bạn quan tâm

10 thực phẩm 'khắc chế' bệnh tăng huyết áp

Sức khỏe

20:55:55 03/10/2024
Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, đặc biệt là yến mạch, có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hỗ trợ giảm cân và giảm cholesterol.

Clip hot Diddy bị rao bán như bánh, bạn diễn địa vị khủng, chưa rõ giới tính

Sao âu mỹ

20:42:53 03/10/2024
Vụ án chấn động thế giới của Sean Diddy Combs tiếp tục có diễn biến mới. Clip nhạy cảm của nam rapper và 1 ngôi sao danh tiếng đã bị rao bán sau khi ông trùm vướng lao lý.

Tạm giữ 10.000 chai nước hoa nghi nhập lậu, có bán trên tài khoản TikToker Phan Thủy Tiên

Netizen

20:19:39 03/10/2024
Trong đó có nhiều sản phẩm bán trên tài khoản TikToker Phan Thủy Tiên vừa bị Thương mại điện tử, Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường (Công thương) phát hiện, tạm giữ.

Hút trộm dầu của phương tiện thi công cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Pháp luật

20:12:21 03/10/2024
Cơ quan công an đã bắt được nghi phạm hút trộm dầu của các phương tiện thi công để lại qua đêm trên công trường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

'Đi giữa trời rực rỡ' tập 47: Chải gặp chuyện, Như bị đán.h ghe.n

Phim việt

20:06:41 03/10/2024
Đi giữa trời rực rỡ tập 47: Như bị chính thất kéo đến tận khu trọ đán.h ghe.n; Chải gặp chuyện sốc tâm lý khiến ông Chiểu hốt hoảng.

Bình Thuận: Bắt đầu tháo dỡ 'biệt phủ' xây dựng không phép ở Tánh Linh

Tin nổi bật

20:04:02 03/10/2024
Chủ đầu tư căn biệt phủ xây dựng không phép ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) bắt đầu tự tháo dỡ sau khi báo chí phản ánh.

'Hand in Hand': Phim chữa lành mùa thu của điện ảnh Nhật

Phim châu á

20:01:02 03/10/2024
Khi bầu trời gặp biển cả, ở giữa là chúng ta (tựa gốc Hand in Hand ), bộ phim mới nhất của đạo diễn Michio Koshikawa mang đến một cảm giác như dòng nước chảy nhẹ, tưới mát tâm hồn người xem.

Lâm Vỹ Dạ lần đầu có động thái gây xôn xao sau khi bị Negav bình phẩm khiếm nhã

Sao việt

19:52:33 03/10/2024
Bất ngờ bị dính líu vào drama, Lâm Vỹ Dạ không đáp trả mà có động thái khá ẩn ý trên trang cá nhân. Động thái không biết vô tình hay cố ý của Lâm Vỹ Dạ khiến cư dân mạng được phen bàn tán.

Mỹ nhân U40 "cưa sừng" đóng học sinh quá đỉnh, netizen tấm tắc "nhan sắc này xứng đáng nổi tiếng hơn"

Hậu trường phim

18:56:11 03/10/2024
Từ một bộ phim bị các nhà đài ghẻ lạnh đến nỗi phải nằm kho hơn 2 năm, chẳng ai có thể ngờ rằng Black Out khi lên sóng lại trở thành hiện tượng của Hàn Quốc và được đón nhận nhiều đến vậy.

Câu hỏi lớn nhất lúc này: Negav có xuất hiện tại đêm concert 2 của Anh Trai Say Hi ko?

Nhạc việt

18:45:08 03/10/2024
Sau đêm concert đầu tiên vào ngày 28/9, Anh Trai Say Hi sẽ tiếp tục tổ chức đêm concert thứ 2 vào ngày 19/10, tại Vạn Phúc City - TP. Thủ Đức.