Vì sao ông Tập không gặp Kim Jong-un ở Bắc Kinh mà phải đi 500km?
Thành phố cảng Đại Liên là nơi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có cuộc gặp bất ngờ với ông Tập Cận Bình, bởi đây là nơi có bề dày lịch sử đối với cả hai nước.
Ông Kim đã chủ động gửi lời mời gặp ông Tập ở Đại Liên.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), việc thành phố cảng Đại Liên được lựa chọn làm nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Triều Tiên lần hai đóng vai trò biểu tượng quan trọng. Thành phố này thuộc tỉnh Liêu Ninh và nằm ở cực bắc Trung Quốc, cách Bắc Kinh khoảng 500km.
Các thành viên gia tộc họ Kim từng nhiều lần đến thăm thành phố này. Đây cũng là nơi đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của cả hai nước.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trước khi rời Đại Liên vào ngày 8.5, đã gửi lời cảm ơn đến ông Tập Cận Bình, vì đã đồng ý gặp ông Kim ở thành phố này, theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA.
“Đại Liên là nơi cố lãnh tụ Kim Nhật Thành và cố lãnh đạo Kim Jong-il từng đặt chân đến. Nơi này luôn có vị trí đặc biệt trong quan hệ Triều Tiên, Trung Quốc”, ông Kim nói, nhắc đến tên của ông nội và cha.
Tháp tùng ông Kim trong chuyến đi có cả đại diện các công ty, tập đoàn nhà nước Triều Tiên.
Cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành từng gặp Đặng Tiểu Bình ở Đại Liên năm 1983.
Boo Seung-chan, nhà nghiên cứu Triều Tiên tại Viện Yonsei ở Hàn Quốc nói, ông Kim và ông Tập đồng ý gặp nhau ở Đại Liên “để nâng tầm biểu tượng của cuộc gặp”.
Video đang HOT
Theo các nguồn tin, ông Kim đã ở lại tại nhà khách Bangchuidao, cũng là nơi cố lãnh tụ Kim Nhật Thành từng ở lại cách đây 30 năm.
Cố lãnh tụ Kim Nhật Thành đã ở lại nhà khách này trong cuộc gặp với Đặng Tiểu Bình vào tháng 9.1983.
Song Zhongping, chuyên gia quân sự Hong Kong, nói Đại Liên là nơi ông Kim muốn tìm kiếm cơ hội phát triển và cải cách kinh tế.
“Đại Liên chính là chìa khóa để thúc đấy hợp tác kinh tế Trung Quốc-Triều Tiên trong tương lai”, chuyên gia này nhận định.
Thành phố cảng Đại Liên cũng là chìa khóa phát triển kinh tế Triều Tiên-Trung Quốc.
Tuy nhiên, cơ hội đẩy mạnh hợp tác kinh tế vẫn còn phụ thuộc vào hội nghị thượng đỉnh giữa ông Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump, sắp diễn ra trong vài tuần tới.
Xét trên quan điểm của Bắc Kinh, mối quan hệ gắn kết giữa ông Tập và ông Kim khẳng định tương lai của Đông Á nằm ở người châu Á, chứ không phải thế lực bên ngoài, Gal Luft, chuyên gia của Viện Washington nói.
Hai cuộc gặp giữa ông Kim và ông Tập trong thời gian ngắn đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ đến Tổng thống Mỹ Donald Trump, rằng Bắc Kinh đóng vai trò không thể thiếu trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
“Với Trung Quốc ủng hộ đằng sau, ngay cả khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên thất bại, Washington có thể sẽ phải cân nhắc lại về kế hoạch sử dụng vũ lực”, chuyên gia Zhao Tong nói.
Theo Danviet
Vẻ đẹp của Đệ nhất phu nhân Triều Tiên khiến Kim Jong-un tự hào
Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju là nhân tố giới quan sát phương Tây đặc biệt chú ý, luôn tháp tùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong các chuyến đi thị sát.
Lần xuất hiện trước công chúng gần đây nhất của Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju được cho là sinh năm 1989, xuất thân từ một gia đình quyền thế. Bà Ri cưới nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào năm 2009 và cả hai đã có 3 đứa con.
Lần đầu tiên bà Ri xuất hiện trước công chúng là vào năm 2012, trong một sự kiện âm nhạc. Kể từ đó, Đệ nhất phu nhân Triều Tiên thường xuất hiện trong các sự kiện đặc biệt cùng ông Kim Jong-un. Gu thời trang của bà Ri cũng trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi ở phương Tây.
Bà Ri xuất hiện nổi bật với chiếc túi xách đắt tiền hiệu Christian Dior.
Trong quá khứ, những Đệ nhất phu nhân Triều Tiên rất hiếm khi để lộ hình ảnh ra ngoài, nên sự xuất hiện của bà Ri trước công chúng rõ ràng là một tín hiệu đáng chú ý, theo SCMP.
Một số nhà quan sát cho rằng, đây là chiến lược của ông Kim, rằng xung quanh mình không chỉ có duy nhất chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân. Đệ nhất phu nhân Triều Tiên xuất hiện khá trẻ trung với trang phục hiện đại nhiều màu sắc, thay vì những bộ quần áo truyền thống.
Bà Ri thường tháp tùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong các chuyến thị sát.
Trang phục theo kiểu phương Tây mà bà Ri thường mặc nhanh chóng trở thành một trào lưu mới ở Triều Tiên. Những bộ trang phục lấy cảm hứng từ Đệ nhất phu nhân Triều Tiên luôn đắt hàng.
Theo SCMP, bà Ri là người đặc biệt ưa thích các nhãn hiệu thời trang đắt tiền của nước ngoài, như Red Valentino, Dior, Tiffany và Movado.
Trong buổi lễ ăn mừng vụ thử hạt nhân thành công hồi tháng 9, Đệ nhất phu nhân Triều Tiên mặc bộ váy màu xanh navy với thắt lưng để chứng minh vòng eo thon gọn.
Bà Ri xuất hiện nổi bật trong buổi lễ ăn mừng vụ thử hạt nhân thành công của Triều Tiên hồi tháng 9.
Trong chuyến thăm đến nhà máy cùng ông Kim, bà Ri lựa chọn bộ váy hoa hết sức tinh tế. Bà Ri thường có xu hướng trang điểm tự nhiên, không dùng quá nhiều son phấn.
Theo một nghiên cứu gần đây từ Trung tâm KDB ở Hàn Quốc, Triều Tiên đang dần chuyển từ mô hình kiểm soát xã hội sang việc chấp nhận cá nhân thể hiện cá tính riêng.
Bà Ri lần đầu xuất hiện trước công chúng vào năm 2012.
Nhà thiết kế Kim Myonghee ở Hàn Quốc nói: "Bà Ri xuất hiện không hề kém cạnh so với các Đệ nhất phu nhân và thành viên hoàng gia khác trên thế giới. Đây có thể là thông điệp mà ông Kim muốn gửi đến thế giới, rằng Triều Tiên luôn hướng đến sự thay đổi".
Nhưng dù sự xuất hiện của bà Ri có phải là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi về kinh tế, văn hóa ở Triều Tiên hay không, nhà lãnh đạo Kim Jong-un rõ ràng có thể tự hào về hiệu ứng mà Đệ nhất phu nhân Triều Tiên đem lại.
Theo Danviet
Nước giàu như Nhật Bản vẫn đứng đầu danh sách vay nợ nhiều nhất thế giới Một số quốc gia phát triển như Singapore, Bỉ và Nhật Bản vẫn nằm trong danh sách các nước vay nợ nhiều nhất. Vay nợ là một hoạt động và một phần của bất kỳ nền kinh tế đang hoạt động nào. Các chính phủ vay tiền để chi tiêu cho cơ sở hạ tầng như đường xá, bệnh viện và trường học...